K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2021

Bạn cần ngay à.

27 tháng 10 2021

Tuy Truyện Kiều  dựa theo tiểu thuyết “Kim Vân Kiều Truyện” của Trung Quốc nhưng Nguyễn Du sáng tạo theo truyện thơ lục bát vô cùng độc đáo với cách diễn đạt mới mẻ.

- Về ngôn ngữ:

+ Viết theo văn học dân gian, có vận dụng kết hợp linh hoạt với các ca dao, thành ngữ, điển tích, điển cố vào trong Truyện Kiều.

+ Bộc lộ nội tâm nhân vật bằng cách vận dụng ngôn ngữ độc thoại

+ Thể hiện tính cách và hoàn cảnh nhân vật theo ngôn ngữ đối thoại

- Về cách tả người:

+ Với các nhân vật chính diện: Nguyễn Du đã sử dụng ngòi bút ước lệ, ẩn dụ tượng trưng và dùng cảnh để tả người.

+ Với các nhân vật phản diện: Nguyễn Du lại tả thực một cách hiện thực hoá nhất.

- Cách tả cảnh vật:

Chủ yếu sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sinh động, lựa chọn các hình ảnh, phong cảnh đặc trưng cho nền văn học trung đại.

25 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Bút pháp miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều?

31 tháng 8 2021

giúp mik lm bài này nhanh nha!!!

1 tháng 9 2021

BT1 :

-Ngôn ngữ gợi tả, sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, dùng điển cố....

-Thành công ở nghệ thuật ước lệ tượng trưng ( chị em thúy kiều) , tả cảnh ngụ tình ( kiều ở lầu ngưng bích )

-Trong thời văn học trung đại , Nguyễn Du đã bt sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm -> sự tiến bộ vượt bậc

-Sử dụng thể thơ lục bát đầy sáng tạo

-Lời thơ mang nhiều tầng nghĩa sâu sắc

15 tháng 7 2017

a. Mở bài.

Giới thiệu về nội dung- vị trí đoạn trích. Khái quát nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện độc đáo của tác giả.

b.Thân Bài.

* Giới thiệu: Màn kịch vấn danh.

- Trong lễ vấn danh Mã Giám Sinh xuất hiện là một sinh viên trường Quốc tử Giám đến hỏi Kiều làm vợ.

   + Giới thiệu: là người viễn khách – khách phương xa

   + Quê “Huyện lâm Thanh cũng gần. Họ tên không rõ ràng.

   + Tuổi ngoại tứ tuần.

   + Diện mạo: mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao → chải chuốt, trai lơ.

Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh. Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần → cộc lốc

   + Cử chỉ hành vi: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng → sỗ sàng, thô lỗ, kệch cỡm.

Tóm lại: Tác giả để nhân vật tự bộc lộ tính cách. Nhân vật Mã Giám Sinh đã phơi bày chân tướng – Một con buôn vô học.

* Màn mua bán. ( Dẫn chứng, Phân tích)

- Gặp Kiều: nhìn, ngắm, cân đo, xoay lên đặt xuống coi Kiều như một món hàng ngoài chợ, khi bằng lòng : mặc cả “cò kè” → bộc lộ rõ bản chất bỉ ổi, trắng trợn, ti tiện, bẩn thỉu

→ Hình thức là một lễ vấn danh nhưng thực chất lại là cuộc buôn thịt bán ng-ười, trắng trợn bỉ ổi. Từ việc mua bán đề cập tới một hiên thực: xã hội đồng tiền và một loại người xuất hiện ở đó đồng tiền có thế lực vạn năng nên việc mua bán con người dễ dàng như mua một món đồ ngoài chợ.

* Thúy Kiều với nỗi đau đầu đời.

- Tâm trạng đau khổ ê chề, nỗi đau khổ tột cùng nhưng vẫn không làm suy giảm vẻ trang đài của nàng.Thấy được sự cảm thông, lòng yêu thương sâu sắc của tác giả với số phận nhân vật của mình.( Dẫn chứng, Phân tich)

c. Kết bài.

- Bằng ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật, đoạn trích khắc hoạ chân tướng Mã Giám sinh - Tên buôn thịt bán người giả dối đểu cáng, trơ trẽn qua nghệ thuật miêu tả nhân vật phản diện đặc sắc của tác giả. Đó cũng là tiếng nói cảm thông chia sẻ - Tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du với cuộc đời, với con người trong xã hội xưa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Bài phân tích, đánh giá Truyện Kiều

     Phạm Quỳnh đã từng khẳng định: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Từ trước đến nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du được đánh giá là kiệt tác văn chương của dân tộc. Thật vậy, để làm nên giá trị đó là những đóng góp, sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Du về cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

     Trước tiên, dù sáng tác dựa trên cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm tài nhân) song Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới với những sáng tạo về giá trị nội dung. Truyện Kiều mang giá trị hiện thực phản ánh bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam bất công, tàn bạo và xã hội kim tiền chà đạp lên quyền sống con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đó là lời tố cáo các thế lực đen tối như sai nha, quan xử kiện, … ích kỉ, tham lam, coi rẻ sinh mạng, phẩm giá con người. Tác phẩm còn cho thấy những tác động tiêu cực của đồng tiền: đó là những lời ngon ngọt “Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”, là những lần lừa gạt Thúy Kiều vào lầu xanh của Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh,… Tất cả chung quy lại cũng vì đồng tiền làm tha hóa nhân cách của con người.

     Không chỉ dừng lại ở giá trị hiện thực rộng lớn, tác phẩm còn mang những giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Truyện Kiều là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa chà đạp con người như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh,… Tác phẩm còn thể hiện tiếng nói thương cảm, xót xa của Nguyễn Du trước số phận bi kịch của con người: “Tiếc thay một đóa trà mi/ Con ong đã tỏ đường đi lối về”, để rồi sau này ông thốt lên: Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Thúy Kiều là người con gái tài sắc nhưng số phận lại vô cùng éo le, lấy chữ hiếu làm đầu để rồi sau bao nhiêu trắc trở, nàng lại cô đơn vò võ một mình. Càng xót xa bao nhiêu, nhà thơ lại càng khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người: khát vọng về quyền sống, quyền tự do, công lý, khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Mối tình Kim Kiều vượt lên trên lễ giáo phong kiến cùng thái độ chủ động của người con gái khi yêu: “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” thể hiện khát vọng tình yêu của con người cùng hình ảnh người anh hùng Từ Hải ẩn chứa ước mơ của tác giả về một xã hội công bằng,… Bởi những giá trị hiện thực và nhân đạo cao cả đó, Mộng Liên Đường chủ nhân đã từng ca ngợi Nguyễn Du là người “có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.

     Không chỉ có những đặc sắc về nội dung mà Truyện Kiều còn mang những nét sáng tạo vô cùng độc đáo về nghệ thuật. Tác phẩm là sự kết tinh các thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Về thể loại, tác phẩm được viết dưới hình thức một truyện thơ Nôm với thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc. Về ngôn ngữ, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm có vận dụng kết hợp linh hoạt với các ca dao, thành ngữ quen thuộc. Nghệ thuật trong Truyện Kiều đã có bước phát triển vượt bậc: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí nhân vật. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhà thơ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ độc thoại để miêu tả nội tâm và ngôn ngữ đối thoại để thể hiện tính cách, hoàn cảnh nhân vật. Với các nhân vật chính diện, Nguyễn Du sử dụng ngòi bút ước lệ, ẩn dụ tượng trưng quen thuộc trong thơ trung đại; với các nhân vật phản diện, nhà thơ thường sử dụng ngôn từ bình dân tả thực. Bên cạnh đó, ông còn có những đặc sắc nghệ thuật khi tả cảnh với bút pháp tả cảnh ngụ tình sinh động, giúp nhân vật thể hiện cảm xúc, tâm trạng của mình một cách gián tiếp. Tất cả đã làm nên một “Truyện Kiều” với những sáng tạo mới mẻ về hình thức thể hiện.

     Với những đóng góp to lớn cả về nội dung và nghệ thuật, Truyện Kiều xứng đáng được coi là kiệt tác văn học của dân tộc. Thời gian cứ thế trôi và những gì là thơ, là văn, là tuyệt tác thì luôn còn mãi. Và “Truyện Kiều” cũng vậy…

6 tháng 6 2019

Câu thơ trên được trích từ văn bản Chị em Thúy Kiều. Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của phần gặp gỡ và đính ước.

b, Cụm từ “mai cốt cách, tuyết tinh thần”:

    - Mai cốt cách: cốt cách thanh tao, mảnh dẻ như cây mai.

    - Tuyết tinh thần: tinh thần trong trắng, khôi nguyên như tuyết.

Câu thơ sử dụng biện pháp ước lệ tượng trưng để nói tới sự duyên dáng, thanh cao, trong trắng của chị em Thúy Kiều. Vẻ đẹp đạt mức hoàn hảo của hai chị em.