K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2020

Bạn tham khảo ạ!

Nhớ về mùa hạ, chúng ta không chỉ nhớ đến những chùm hoa phượng, những tiếng ve sầu kêu râm ran khắp các con đường làng mà còn nhớ về những buổi lễ tổng kết năm học. Buổi lễ ấy luôn gợi cho em nhiều cảm xúc.

Buổi tổng kết được diễn ra vào một buổi sáng cuối tháng 5 trong lành, mát mẻ. Những chú chim cất tiếng hót véo von trên các cành cây dọc đường chúng em đến trường. Dường như những chú chim đó cũng muốn góp bản hòa ca để chia sẻ niềm vui với chúng em khi chúng em được lên một lớp học mới.

Hôm ấy, em dậy từ rất sớm để chuẩn bị đến trường. Mặt trời bắt đầu nhô lên để tỏa ánh nắng khắp mọi nơi. Ở trường, tất cả học sinh đều mặc đồng phục quần đen, áo trắng, đeo khăn quàng đỏ và đội mũ ca lô. Đúng 7 giờ, bác bảo vệ đánh những tiếng trống Tùng! Tùng! Tùng! để thúc giục học sinh các khối lớp xuống sân trường tập trung, xếp hàng cho ngay ngắn. Dường như ai cũng ý thức được ý nghĩa của buổi lễ trang trọng này nên việc ổn định tổ chức diễn ra khá nhanh chóng. Đúng 7 giờ 15, buổi lễ bắt đầu. Tấm bảng màu đỏ có in dòng chữ "LỄ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2017 - 2018" màu trắng được treo ở chính giữa sân khấu, bên dưới là chiếc bàn để phần thưởng dành tặng cho các cá nhân có thành tích học tập tốt. Phía bên phải sân khấu là tượng Bác Hồ vĩ đại được đặt trang nghiêm, phía bên trái là bục phát biểu của thầy cô và các vị khách quý. Mở đầu chương trình là các tiết mục văn nghệ rất hay và đặc sắc được mọi người cổ vũ nhiệt tình. Sau đó, toàn trường tiến hành lễ chào cờ. Thầy cô, các vị đại biểu cùng toàn thể học sinh đứng nghiêm trang hướng về lá cờ Tổ quốc và hát vang bài Quốc ca. Giây phút ấy thật thiêng liêng làm sao!

Để tiếp tục chương trình, cô giáo Hiệu trưởng lên tổng kết kết quả học tập của cả trường trong năm học vừa qua. Cô đưa ra phương hướng nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. Các thầy cô và học sinh đều chú ý lắng nghe bài phát biểu của cô Hiệu trưởng. Tiếp đến là lời phát biểu của bác đại diện hội phụ huynh; sau cùng là bài phát biểu của học sinh cuối cấp. Chị Thanh Lan đã đại diện cho những anh chị lớp 5 lên trình bày cảm nhận, suy nghĩ khi phải rời xa mái trường tiểu học cùng với đó là lời hứa cố gắng học tập để không phụ lòng các thầy cô.

Phần cuối buổi lễ là phần trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích học tập xuất sắc. Thầy Tổng phụ trách Đội đọc đến lớp nào thì đại diện của các lớp lên nhận thưởng. Có lẽ đây là phần được các bạn học sinh mong chờ nhất nên mỗi khi lớp hoặc cá nhân nào lên nhận thưởng là các bạn nổ những tràng pháo tay chúc mừng rất giòn giã. Thật vinh dự cho em khi em cũng là một trong những bạn lên nhận phần thưởng. Các bạn lên nhận phần thưởng ai cũng vui tươi, phấn khởi bởi đó là sự cố gắng của bản thân trong suốt năm học vừa qua. Sau phần trao thưởng là lời tuyên bố bế mạc của thầy Tổng phụ trách, các bạn học sinh cầm ghế của mình trở về lớp để nhận giấy khen và nghe giáo viên chủ nhiệm dặn dò khi về nghỉ hè.

Nắng cũng đã gắt hơn, tiếng ve vẫn kêu râm ran nhưng chúng em lại có những cảm xúc vui buồn xen lẫn. Chúng em vui vì nghỉ hè sẽ được bố mẹ cho đi chơi hoặc về thăm quê nội, quê ngoại nhưng chúng em cũng có chút buồn vì không được đến lớp vui đùa cùng các bạn. Chúng em chào tạm biệt nhau để ra về mà trong lòng đầy lưu luyến.

Bạn hc tốt!

2 tháng 6 2018

Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tỉnh dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.

Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. 

Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ. Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang cua lớp học, rải rác một so nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.

Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng đẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất. ,

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Bài nói tham khảo

Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi nói chuyện hôm nay, tôi muốn trình bày về cách ứng xử của con người đối với tự nhiên được phản ánh trong tác phẩm văn học Kiến và người của nhà văn Trần Duy Phiên.

Truyện ngắn Kiến và người là câu chuyện đơn giản kể về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên. Cốt truyện của “Kiến và người” hoàn toàn là tưởng tượng nhưng vẫn dựa trên thực tế. Bởi vì tàn phá rừng và thay đổi môi trường sống của các sinh vật, các sinh vật ấy lại bắt đầu tấn công con người để bảo vệ cuộc sống của chính chúng. Nếu không chiến đấu, chúng sẽ chết. Hiện tượng kiến bò lên khỏi mặt đất và kiến vỡ tổ chui ra có thể dễ dàng quan sát thấy trong đời sống hàng ngày. Nhưng lũ kiến lại hành quân thành đàn và tấn công đến tận giường. Cả bốn người trong gia đình đều chiến đấu chống lại lũ kiến nhưng không thể thắng được. Đây là một câu chuyện hoàn toàn hư cấu và tưởng tượng. Cốt truyện chứa đựng cả yếu tố thực và ảo nên rất hấp dẫn người đọc.

 

Câu chuyện cho ta nhận thức sâu sắc về mối quan hệ bền chắc, không thể tách rời của thiên nhiên và con người. Thiên nhiên tạo ra loài người, loài người sinh sống và quyết định số phận của thiên nhiên. Chân lí ấy đã tồn tại đời đời kiếp kiếp, chứng minh tính song hành và tương trợ lẫn nhau thiên nhiên và con người. Các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, khí hậu, ánh sáng, cảnh quan… Cơm ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, quần áo mặc đều là sản phẩm từ thiên nhiên thông qua quá trình lao động của chính con người đó chính là những gì tồn tại ở môi trường tự nhiên.

Có thể thấy con người tác động vào môi trường tự nhiên cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tác động tích cực của con người vào môi trường tự nhiên được thể hiện qua việc tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Con người còn biết lựa chọn cho mình không gian sống thích hợp nhất, từ chỗ lệ thuộc bị động đến cải tạo chinh phục tự nhiên. Sự tác động của con người tăng theo sự gia tăng quy mô dân số và theo hình thái kinh tế (Từ nền nông nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp truyền thống và nền nông nghiệp công nghiệp hóa). Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của con người vào môi trường tự nhiên khiến cho môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, lúc đó con người sẽ luôn phải sống trong cảnh lo âu về thiên tai, dịch bệnh... Do vậy, môi trường tự nhiên phải được bảo vệ một cách tốt nhất, phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao tỷ lệ sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, làm cho hệ sinh thái được tái sinh thường xuyên.

Như chúng ta đã biết tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi và đầy bức xúc do chính việc sinh hoạt và  sản xuất của con người gây ra, nó đang trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các thế hệ sau này của thế  giới. Những năm gần đây, chúng ta luôn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra và do công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người làm ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thử thách lớn lao. Đó cũng chính là những kết quả tất yếu của sự thiếu ý thức tôn trọng tự nhiên và sự lúng túng trong việc tìm ra một lời giải cho bài toán phát triển bền vững. Có điều là, nếu những hành vi của con người phù hợp với quy luật của tự nhiên thì tự nhiên sẽ là người bạn tốt, đầy thiện chí, ngược lại những hành vi trái với quy luật tự nhiên thì sức trả thù của tự nhiên sẽ lớn hơn bất cứ lực lượng xã hội nào. Thực tế đã chứng minh, không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra cái chết cho con người do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, bệnh trầm cảm, bệnh mất ngủ và gây nhiều hậu quả khác.

Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Chính vì thế chúng ta phải biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để thiên nhiên trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.

Trên đây là phần thuyết trình của tôi về cách ứng xử của con người đối với tự nhiên được phản ánh trong tác phẩm văn học Kiến và người của nhà văn Trần Duy Phiên. Rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài trình bày được hoàn thiện hơn.

10 tháng 4 2022

Tham khảo:

https://toploigiai.vn/hoi-dap/cho-bai-tho-sau-em-co-nghe-tieng-xuan-ve-go-cua-mang-nong-nan-theo-gio-don-mua-sang-tieng

10 tháng 4 2022

ko  mo duoc ban oi

22 tháng 5 2018

Hôm nay là một buổi sáng đẹp trời, em đến trường sớm hơn mọi ngày để chào cờ. Hàng chữ “Trường tiểu học Cát Linh” đỏ thắm nổi bật trên nền màu trắng. Trong sân trường các bác lao công đang lúi húi quét sân. Lác đác vài bạn trực nhật đang mở cửa lớp. Làn gió nhẹ thổi qua làm em khoan khoái, dễ chịu khi bước vào hàng hiên lớp học thẳng tắp. Dãy bàn học ngăn nắp, trật tự. Các lớp kê bàn ghế cùng một kiểu, kể cả bảng đen nhưng em vẫn thấy lớp em thân thương hơn. Từng chỗ ngồi gợi lên từng bộ mặt thân quen. Đây là chỗ bạn Trinh, kia là chỗ bạn Thu.

Bàn cô giáo gợi trong em khuôn mặt dịu hiền của cô trong lúc giảng bài. Bác bảng đen quen thuộc, nghiêm trang, chững chạc trên tường. Một lát nữa đay, cô giáo của chúng em sẽ ghi lên đó bài giảng bổ ích. Dãy nhà trên kia là phòng Ban Giám Hiệu. Bóng thầy Hiệu trưởng thấp thoáng trong văn phòng. Nắng đã lên. Một vài tia nắng đầu tiên bắt đầu rọi xuống mặt sân gợi lên cảm giác ấm áp. Bác sân trường ngày nào cũng mặc một chiếc áo kẻ hình ô vuông bằng xi măng mặt sân gợi lên cảm giác ấm cúng. Sân tuy rộng nhưng rất ấm áp vì có bốn dãy lớp bao quanh. Đứng sừng sững ở khoảng sẫn giữa trường là cột cờ cao vút. Sân trường có nhiều cây to nhưng em thích nhất cây phượng. Mùa hè cây ra hoa đỏ rực. Kia là khu vườn trường xinh xắn. Nơi đây chúng em thường lao động và thỉnh thoảng có những tiết học ngoài trời. Bức tường màu vàng phai nhạt theo ngày tháng nhưng vẫn kiên trì bảo vệ trường em. Gần đến giờ chào cờ sân trường đông dần và náo nhiệt hơn.

Em rất yêu mến ngôi trường em đang học. Nơi đây đã chứng kiến bao kỉ niệm êm đềm trong sáng của chúng em.

k mk nha

22 tháng 5 2018

I. Mở bài: Giới thiệu cảnh trường trước buổi học

– Cổng trường rộng mơ.

– Tên trường màu trắng trong khung nền xanh.

II. Thân bài: Tả quang cảnh trường

– Cổng trường đông đúc phụ huynh đưa con em mình đến trường.

– Người đeo lại chiếc cặp cho em, người nhét vội gói xôi, ổ bánh mì vào cặp cho con, em của mình.

– Cảnh vật khoáng đãng, cây cối mát rượi.

– Từng nhóm học sinh tụm năm, tụm ba trò chuyện, truy bài.

– Một số bạn ra ghế đá ngồi ăn sáng, đọc truyện.

– Khu vực căng tin khá đông đúc.

– Vài thầy cô tụ tập ở phòng giáo viên trò chuyện, xem trước bài dạy, đọc báo.

– Từ phòng Đoàn Đội, những bản nhạc Thiếu nhi được phát ra thật vui tai.

– Không khí sân trường ngày càng nhộn nhịp, ồn ào hẳn lên.

– Chim chóc, ong bướm trong tán cây ríu rít, quây quần quanh những khóm hoa tươi thắm dưới ánh nắng mai.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ

– Trường em thật đẹp và vui.

– Buổi sáng trong lành, thoải mái chuẩn bị buổi học mới.

16 tháng 9 2023

Cho đi mà không cần nhận lại

11h trưa, trước cổng nhà số 26 Hàng Trống, chị Nguyễn Phương Bảo Ngọc (32 tuổi) lựa từng xuất thực phẩm gồm gạo, mì gói trao cho chú công an và bạn trẻ mặc áo xanh thanh niên.

Nhiều năm gắn bó với hoạt động từ thiện, nhưng chưa lần nào chị thấy cuộc sống bà con lao động nghèo lại khốn khó như lúc này. Suốt 2 năm trời chiến đấu với dịch bệnh, cuộc sống của họ càng kiệt quệ hơn

Để đảm bảo giãn cách, các phường đều chủ động đến tận địa chỉ các nhà hảo tâm để nhận lương thực thực phẩm và chuyển đến tận tay cho bà con tại địa phương mình

Chị mua khoảng 2 - 3 tấn gạo, dự định phát 1.500 suất ở Hàng Trống, chỉ trong 2 ngày đã phát sạch trơn. Trên mạng xã hội chia sẻ, người nọ truyền tai người kia, người kéo đến xin nhận quà ngày một đông.

Lo sợ không đảm bảo giãn cách, chị Ngọc quyết định chuyển đổi cách thức, kết hợp với chính quyền địa phương để phát nhu yếu phẩm đến cho bà con nghèo tại địa phương đó. Mỗi ngày điện thoại, Facebook có rất nhiều trường hợp lao động tự do gọi đến xin giúp đỡ, với các trường hợp này chị Ngọc cho biết có thể phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương đó xác minh hoàn cảnh cụ thể.

"Kho lương" của chị chứa được hơn 45 tấn gạo, hàng ngàn thùng mì. Chị cho biết các phường sẽ chủ động đưa xe đến nhận gạo, mì tại Hàng Trống và trao tận tay cho bà con để vừa đảm bảo giãn cách, vừa đúng người đúng đối tượng.

Bản thân chị và những người tham gia hỗ trợ phân chia lương thực thực phẩm cứ cách 2 - 3 ngày đi xét nghiệm COVID-19 một lần để đảm bảo an toàn cho mình cũng như những người xung quanh.

"Mong muốn những hoàn cảnh khó khăn vượt qua được đại dịch, đó là niềm vui nhất. Cho đi mà không cần nhận lại, chỉ muốn san sẻ giúp đỡ mọi người, chỉ mong bà con biết rằng trong khó khăn vẫn có người sẵn sàng đưa tay ra", chị Ngọc tâm niệm.

31 tháng 7 2018

Đáp án C

15 tháng 6 2021

C nhá bạn

15 tháng 9 2023

- Hồ Xuân Hương là một hiện tượng hiếm hoi “nhà thơ nữ viết về phụ nữ”, người manh nha cho việc đòi nữ quyền.

- Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được phản ánh qua thơ Hồ Xuân Hương, tiêu biểu phải kể đến bài thơ “Bánh trôi nước”.

- Hồ Xuân Hương sinh ra vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, hiện nay lai lịch của bà vẫn còn là một điều bí ẩn.

- Nức tiếng là người có tài, thông minh, xinh đẹp lại giỏi thơ Nôm. Thế nhưng cuộc đời của Hồ Xuân Hương năm lần bảy lượt đều gắn với phận “làm lẽ” nhưng không được hưởng hạnh phúc

- Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, sáng tác bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. “Bánh trôi nước” là bài thơ tiêu biểu viết về vẻ đẹp và số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội xưa khi không được quyết định cuộc sống của chính bản thân mình đồng thời là tiếng nói đòi bình đẳng cho người phụ nữ

-         “Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

“Bánh trôi nước” được viết bằng chữ Nôm, theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tức là bài thơ gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ. Thể thơ này có nguồn gốc từ thơ Đường ở Trung Quốc, tuân theo những niêm luật chặt chẽ.

- Thể thất ngôn tứ tuyệt súc tích, ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, mang nhiều tầng ý nghĩa đã làm nên giá trị quý báu của “Bánh trôi nước” về cả mặt nội dung và nghệ thuật.

- Về nội dung, bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa: tả thực chiếc bánh trôi nước, ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ. Câu đầu miêu tả chiếc bánh trôi với hình dáng thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn”, qua đó ca ngợi vẻ đẹp trong trắng, dịu dàng, điềm đạm của người phụ nữ. Nhưng “bảy nổi ba chìm” cũng là số phận lênh đênh, lận đận.Câu thơ thứ ba, hình dáng của chiếc bánh đẹp hay xấu, tròn hay méo đều phụ thuộc vào bàn tay người nhào nặn. Mượn hình ảnh ấy, Hồ Xuân Hương thể hiện niềm thương cảm cho số phận vô định của nữ nhi thời bấy giờ : phải phó mặc cuộc đời mình vào tay người đàn ông, hạnh phúc hay khổ đau đều do người chồng quyết định. Qua đó, bà khẳng định vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất truyền thống cao quý của phụ nữ Việt Nam.

- Về giá trị hiện thực, “Bánh trôi nước” đã thành công phản ánh, đả kích chế độ phụ quyền và tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đối xử bất công với người phụ nữ.

- Về mặt nghệ thuật, Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh chiếc bánh trôi gần gũi với đời thường để ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ, nhận thấy qua các từ ngữ đặc tả chiếc bánh (“trắng”, “tròn”, “bảy nổi ba chìm”, “rắn nát”, “lòng son”), thành ngữ “bảy nổi ba chìm” để thể hiện số phận long đong của người con gái, điệp từ “vừa” để nhấn mạnh vẻ đẹp của họ. Ngôn ngữ trong bài thơ giản dị, đậm chất dân gian (“mặc dầu”), mở đầu bằng hai từ “Thân em” giống với cách mở đầu quen thuộc của ca dao than thân. Giọng thơ nhịp nhàng cũng là yếu tố làm nên giá trị của “Bánh trôi nước”

- Qua đó, “Bánh trôi nước” thể hiện tài quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của bà. Bên cạnh đó, điểm mới của bài thơ này so với các sáng tác đương thời là lời bênh vực, tiếng nói đấu tranh của chính một nhà thơ nữ như Hồ Xuân Hương, đại diện cho phụ nữ - những con người thấp cổ bé họng, không được tôn trọng trong chế độ phong kiến.