K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: đọc đoạn thơ sau và thực hiên các yêu cầu                     Cỏ đứng run trong gió                     Mưa thấm lạnh chiều đông                     Cỏ không mang áo ấm                     Đứng run run bên đường                      Tội anh em nhà kiến                      Lạc mẹ hôm bão về                     Mồi không còn một miếng                     Một đàn không áo chea) Xác điịnh thể thơ được sử...
Đọc tiếp

Câu 1: đọc đoạn thơ sau và thực hiên các yêu cầu

                     Cỏ đứng run trong gió

                     Mưa thấm lạnh chiều đông

                     Cỏ không mang áo ấm

                     Đứng run run bên đường

 

                     Tội anh em nhà kiến

                      Lạc mẹ hôm bão về

                     Mồi không còn một miếng

                     Một đàn không áo che

a) Xác điịnh thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ

b) Ở khổ thứ nhất, tác giả đã nhắc đến mùa nào? Viết một câu đơn sử dụng phó từ nêu ấn tượng của em về mùa đó

c) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ

d) Nếu chứng kiến những người gặp hoàn cảnh đáng thương giống như kiến và cỏ, em sẽ làm gì để giúp đỡ họ?

giúp mk với mk đg cần gấp

aiiii nhanhh sẽ tick cho!!

1

a) Thể thơ 4 chữ
b) Tác giả nhắc đến mùa đông
c) Nhân hóa là: " Có không mang áo ấm" ;  "Cỏ đứng run trong gió".

d)Em sẽ mang áo ấm cũ của mình cho cỏ và tìm mẹ cho anh em nhà kiến

đọc đoạn thơ sau và thực hiên các yêu cầu                               Cỏ đứng run trong gió                               Mưa thấm lạnh chiều đông                               Cỏ không mang áo ấm                                Đứng run run bên đường                               Tội anh em nhà kiến                                Lạc mẹ hôm bão về\                               Mồi không còn một miếng                               Một đàn...
Đọc tiếp

đọc đoạn thơ sau và thực hiên các yêu cầu
                               Cỏ đứng run trong gió
                               Mưa thấm lạnh chiều đông
                               Cỏ không mang áo ấm
                                Đứng run run bên đường

                               Tội anh em nhà kiến
                                Lạc mẹ hôm bão về\
                               Mồi không còn một miếng
                               Một đàn không áo che
a) Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ
b) Ở khổ thơ thứ nhất, tác giả đã nhắc đến mùa nào? Viết một câu đơn có sử dụng phó từ nêu ấn tượng của em về mùa đó.
c) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ
d) Nếu chứng kến những người gặp hoàn cảnh đáng thương như kiến và cỏ, em sẽ làm gì để giúp đỡ họ?

2
25 tháng 4 2022

a) Thể thơ 5 chữ.

b)Mùa đông. Mùa đông là mùa rất lạnh.

c)Cỏ đứng run trong gió. Tác dụng: Từ "đứng run" đã biến cỏ thành con người. Ta hình dung cỏ như một con người đang đứng run trước thời tiết lạnh buốt mà không có áo ấm. Cỏ là hình ảnh ẩn dụ của những người gặp hoàn cảnh đáng thương bất hạnh phải chịu thiệt thòi trước thời tiết khắc nghiệt mà thiếu thốn về vật chất. Càng nhấn mạnh cái lạnh của mùa đông đến nỗi "cỏ" cũng phải run.

d) Nếu chứng kiến những người gặp hoàn cảnh đáng thương như kiến và cỏ, em sẽ ủng hộ cho những người gặp hoàn cảnh đáng thương để họ được sống như mọi người khác và kêu gọi, tuyên truyền từ thiện để họ có cái ăn, cái mặc, không còn thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần.

tick mik nha!

 

25 tháng 4 2022

a,Thể thơ:5 chữ

b,Tác giả nhắc đến mùa đông 

c,Chỉ: Cỏ không mang áo ấm
Đứng run run bên đường

TD:

+Làm câu văn thêm sinh động / hấp dẫn cho người đọc

+Miêu tả "cỏ" cũng biết "run run" "mang áo ấm" như con người

+Miêu tả hình ảnh "khổ thân" của "cỏ" vì "không mang áo ấm" trong thời tiết mùa động lạnh gắt

+Làm câu văn trở nên có sự gần gũi

d,

Em sẽ:

-giúp đỡ

-mở rộng tấm lòng để yêu thương họ

-quyên góp đồ ủng hộ những người khó khăn ở vùng bão lũ , vùng núi cao

-...

3 tháng 4 2021

Khung cảnh mùa xuân đã về và đem tới sự tươi mới cả làn không khí xuân tươi trẻ và khỏe khoắn. Của những mầm non vươn mình, của sự vật thiên nhiên thay đổi xung quanh ta. Mỗi khoảnh khắc của mùa xuân đẹp tuyệt vời biết mấy.

3 tháng 4 2021

Miêu tả khung cảnh mùa xuân đã về và đem tới sự tươi mới cả làn không khí xuân tươi trẻ và khỏe khoắn

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Gió thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy. Gió toả hơi mát của dòng suối ra khắp bờ cây. Gió đưa mùi thơm của hoa vườn tràn ra đồng cỏ. Bà mẹ ra hiên gọi con về ăn cơm, gió đưa tiếng gọi vang ra xa ngoài cánh đồng, đến tận tai em bé ngồi trên lưng trâu. Gió thổi bay phấp phới hai dải mũ bác thuỷ thủ, gió ngừng một chút để bác thuỷ thủ châm lửa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Gió thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy. Gió toả hơi mát của dòng suối ra khắp bờ cây. Gió đưa mùi thơm của hoa vườn tràn ra đồng cỏ. Bà mẹ ra hiên gọi con về ăn cơm, gió đưa tiếng gọi vang ra xa ngoài cánh đồng, đến tận tai em bé ngồi trên lưng trâu. Gió thổi bay phấp phới hai dải mũ bác thuỷ thủ, gió ngừng một chút để bác thuỷ thủ châm lửa vào điếu thuốc, rồi lại lồng lộn thổi tiếp. Bác thuỷ thủ kéo lá cờ lên đỉnh cột buồm, gió thổi lá cờ phần phật. Khắp mặt biển vang lên tiếng còi, tiếng chuông, tiếng xích nhổ neo, tiếng reo hò. Gió rộng lớn thổi khắp bầu trời mặt đất, nhưng vẫn không quên quay tít cái chong chóng nhỏ sặc sỡ trên tay em bé. Em bé vừa chạy vừa reo lên: “Gió! Gió! Gió mát quá!”

        “A, tên mình đây rồi! - Cô Gió thầm nghĩ - Mình đã tìm thấy tên rồi!”

Cô Gió cất tiếng chào ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyền lướt nhanh trên mặt biển. Cô lại cất tiếng hát:
Tôi là ngọn gió
                 Ở khắp mọi nơi
                 Công việc của tôi
                 Không bao giờ nghỉ…
Cô không có dáng hình, nhưng điều đó chẳng sao, hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác. Dù không trông thấy cô, người ta nhận ra cô ngay và gọi tên cô: Gió!
                                        (Trích “Cô gió mất tên” – Xuân Quỳnh)
 Câu 1: Xác định ngôi kể trong đoạn trích.
 Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau:
“Cô Gió cất tiếng chào ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyền lướt nhanh trên mặt biển.”
Câu 3: Tại sao dù không trông thấy cô Gió, người ta vẫn nhận ra cô ngay và gọi tên cô: “Gió” ?
Câu 4: Qua văn bản đọc hiểu, em hãy rút ra thông điệp cho bản thân. Lí giải.

2

Tham khảo:

Câu 1: Ngôi kể thứ 3

Câu 2:

Nhân hóa: Cô Gió

Liệt kê: ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyền

Tác dụng:

Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu văn

Nhấn mạnh về sự đa dạng, phong phú của thiên nhiên, của thế giới xung quanh và cho thấy được sứ mệnh, sự gắn bó của gió với mọi sự vật trong đời sống

Tình cảm nâng niu, trân trọng, yêu quý của tác giả dành cho gió, hình ảnh thiên nhiên khoáng đạt, tự do

Câu 3:

Vì hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác

Câu 4:

Bài học, thông điệp cho bản thân em sau khi đọc văn bản đó chính là việc nhận ra giá trị, ý nghĩa của bản thân mình. Dáng hình, giá trị của bản thân ta nằm phần nhiều, tồn tại mãi mãi ở điều ta làm cho người khác, đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho người xung quanh ta. Sự mất đi của một cái tên không có nghĩa là ta biến mất hay ta không có giá trị. Mà hơn cả, ta đã cống hiến, ta đã cho đi để tô điểm cuộc đời này. 

7 tháng 4 2022

Tham khảo

Câu 1:Ngôi kể trong đoạn trích là ngôi kể thứ 3

Câu 2:Biện pháp tu từ trong câu văn là nhân hóa và liệt kê:

Tác dụng:

 Làm cho câu văn nổi bật có sự phong phú, đa dạng của khung cảnh thiên nhiên qua con mắt của tác giả.

Thể hiện được tình cảm yêu quý của tác giả đối với cảnh vật đất trời nơi đây. 

Câu 3:

Vì hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác

Câu 4:

Em rút ra được thông điệp cho bản thân là:

 Dáng hình, giá trị của bản thân ta nằm phần nhiều, tồn tại mãi mãi ở điều ta làm cho người khác, đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho người xung quanh ta.

 

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:                   Thu về khi lá còn non          Gió hiu hiu lạnh làm con nhớ nhiều                   Dáng mẹ gầy gò thân yêu          Áo nâu trăm mảnh sớm chiều gian nan                 ..................................................                   Đời như chiếc bóng thu vàng          Chợ khuya quang gánh nhịp nhàng mẹ rao                   Vang xa từng tiếng ngọt ngào          Dứt câu nghe lệ...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
                  Thu về khi lá còn non
         Gió hiu hiu lạnh làm con nhớ nhiều
                  Dáng mẹ gầy gò thân yêu
         Áo nâu trăm mảnh sớm chiều gian nan
                ..................................................
                  Đời như chiếc bóng thu vàng
         Chợ khuya quang gánh nhịp nhàng mẹ rao
                  Vang xa từng tiếng ngọt ngào
         Dứt câu nghe lệ dâng trào...ai hay.
(Theo Võ Anh Tài - Chiếc bóng thu vàng)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Người mẹ trong đoạn thơ được tác giả miêu tả với những hình ảnh nào? Qua đó em cảm nhận người mẹ trong đoạn thơ là người như thế nào?
Câu 3: Đặt một câu có sử dụng phương châm lịch sự bày tỏ tình cảm của em đối với mẹ.

1

Câu 1: 

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ : Lục bát. 

Câu 2: 

Người mẹ trong bài thơ trên được miêu tả qua những hình ảnh: dáng gầy gò, áo nâu trăm mảnh, chợ khuya quang gánh, tiếng ngọt ngào, lệ dâng trào. 

Qua đó em cảm nhận được người mẹ trong bài thơ là người phụ nữ lam lũ, vất vả, đức hi sinh cao đẹp và giàu tình yêu thương con. 

Câu 3: 

Đặt câu: Thưa mẹ, con mãi khắc ghi công việc sinh thành và dưỡng dục của mẹ 

Bài 1: Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:          “...Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?Con bé bịu xịu nói:- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.- Sao không bảo u mày may...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          “...Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

Con bé bịu xịu nói:

- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.

- Sao không bảo u mày may cho?

   Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

   Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”...

                                                                     (Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?

Câu 2: Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận điều gì ở nhân vật?

Câu 3: Tại sao khi chị Lan về lấy áo cho Hiên, Sơn lại thấy lòng ấm áp, vui

Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 5: Từ đoạn trích trên em rút ra cho mình những bài học cuộc sống nào?
Mn bít câu nào trả lời câu đó ko cần trả lời hết đâu ạ , em cảm ơn

0
HẦN I. ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:    MÙA THU (1) Gió mùa thu đẹp thêm rằmmẹ ru con gió ru trăng sáng ngờiru con, mẹ hát ầu ơiru trăng gió hát bằng lời cỏ cây(2) Bồng bồng cái ngủ trên taynghe trong gió có gì say lạ lùngnghe như cây lúa đơm bôngchừng như trái bưởi vàng đung đưa cành(3) Thì ra giòng sữa ngực mìnhqua môi con trẻ cất thành men sayhiu hiu cái ngủ trên taygiấc mơ có cánh nhẹ...
Đọc tiếp

HẦN I. ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

    MÙA THU

 (1) Gió mùa thu đẹp thêm rằm
mẹ ru con gió ru trăng sáng ngời
ru con, mẹ hát ầu ơi
ru trăng gió hát bằng lời cỏ cây

(2) Bồng bồng cái ngủ trên tay
nghe trong gió có gì say lạ lùng
nghe như cây lúa đơm bông
chừng như trái bưởi vàng đung đưa cành

(3) Thì ra giòng sữa ngực mình
qua môi con trẻ cất thành men say
hiu hiu cái ngủ trên tay
giấc mơ có cánh nhẹ bay lên trời

(4) Ru con, mẹ hát ... trăng ơi
con ru cho mẹ bằng hơi thở mình.

(Nguồn: Thơ Nguyễn Duy – Quê nhà ở phía ngôi sao, NXB Thanh Hóa – 2012

Câu 1 (1.0 điểm): Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào? Nêu nội dung bài thơ.

Câu 2(1.0 điểm):  Nêu cách gieo vần ở khổ thơ thứ nhất và cách ngắn nhịp ở khổ thứ 2.

Câu 3 (1.0 điểm). Tìm 1 biện pháp tu từ so sánh ở khổ 2 và cho biết tác dụng  của biện pháp đó với việc thể hiện nội dung bài thơ.

Câu 4 (1.0 điểm). Nội dung của bài thơ khơi gợi ở em tình cảm gì đối với mẹ của mình?

II/ LÀM VĂN : (6 ĐIỂM)

Kể lại một trải nghiệm của  em với người thân trong gia đình.

 

............................................Hết.........................................

 

 

0
13 tháng 4 2019

Viết đoạn văn từ 7 - 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

HS nêu cảm nhận về đoạn thơ đó, về cơ bản phải nêu được những nét sau:

   - Vẻ đẹp của sự giao mùa, của tâm hồn con người giao cảm với thiên nhiên và mang đầy dự cảm, thể hiện sự chiêm nghiệm và suy tư của nhà thơ.

   - Những tia nắng hạ vẫn còn, cơn mưa ồ ạt cũng vơi dần đi. Nắng – mưa là hai hình ảnh tương phản chuyển giao của đất trời trước thời khắc giao mùa.

   - Hai dòng thơ cuối vừa mang nét nghĩa tả thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ :

      + Ý nghĩa tả thực: sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.

      + Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm - những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi - người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.