K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2021

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc: “Bất học bất tri lý” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lý. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

2 tháng 11 2021

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc: “Bất học bất tri lý” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lý. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

26 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Hiện nay , bộ môn Văn học vẫn giữ vị trí khá quan trọng trong các phân môn ở nhà trường phổ thông. Học Văn giúp cho chúng ta hiểu sâu hơn về cuộc sống, về tình người; hơn nữa học Văn còn giúp ta có cách diễn đạt, thể hiện tình cảm sâu sắc, hàm súc hơn thông qua các hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, không ít các học sinh vẫn không thích học Văn, thậm chí sợ học Văn bởi chưa thấy được cái hay, cái đẹp của môn Văn. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về bộ môn này để thấy được lợi ích của việc học Văn đem lại, để có cách nhìn toan diện hơn về môn Văn.

Ngữ văn không chỉ mở mang cho người học nhiều kiến thức về xã hội mà còn giúp cho chúng ta cải thiện được khả năng giao tiếp hàng ngày.

 

Bởi các tác phẩm văn học luôn mang hơi thở của xã hội đương thời, nó phản chiếu hiện thực cuộc sống qua lăng kính của người nghệ sĩ. Và để truyền tải tinh tế được các cung bậc cảm xúc của lòng người, các tác giả cần có vốn từ vựng rất phòng phú, lựa chọn ngôn từ thật xác đáng. Vì vậy, học Văn cũng đồng nghĩa với việc ta đã tiếp cận được kho tàng ngôn ngữ rất giàu có. Khi chú ý học hỏi, chúng ta có thể tăng cường được vốn từ ngữ để sử dụng hàng ngày.

Và dần dần, khi giao tiếp hay khi viết, chúng ta sẽ sử dụng các từ mới, từ hay như một phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, cuộc sống hàng ngày cũng chính là nơi chúng ta có thể trải nghiệm lại nhưng kiến thức đã học, tích lũy và làm dồi dào thêm vốn từ của bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp của mỗi người

1 tháng 2 2018

Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình

1 tháng 2 2018

Dể Mèn phiêu lưu ký là một truyện đồng thoại đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Trong đó con Dế Mèn được hình tượng hoá thành nhân vật chính. Đọc truyện này, đặc biệt là các đoạn trích Tôi sống độc lập từ bé và Một sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời đã khiến em hết sức thú vị.

Dế Mèn ở đây ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay. 

7 tháng 1

Trải qua câu chuyện "Mắt Sói", tôi cảm nhận được sự sâu sắc và ý nghĩa của việc học trong cuộc sống. Câu chuyện không chỉ là một sự kết hợp của trí tưởng tượng phong phú mà còn mang đến cho tôi những bài học quý báu.

Mắt Sói, với sự tò mò và lòng học hỏi không ngừng, đã khám phá thế giới xung quanh mình. Điều này thúc đẩy tôi nên hướng sự chú ý của mình vào việc khám phá, học hỏi và phát triển bản thân. Qua cuộc phiêu lưu của Mắt Sói, tôi nhận ra rằng học không chỉ xuất phát từ sách vở, mà còn từ trải nghiệm và giao tiếp với thế giới xung quanh.

Câu chuyện cũng nhấn mạnh giá trị của sự đoàn kết và tương tác xã hội. Mắt Sói không chỉ một mình khám phá, mà còn học hỏi từ những con vật khác nhau, từ sự đa dạng của môi trường. Điều này khuyến khích tôi tìm kiếm sự giao tiếp, chia sẻ ý kiến và học hỏi từ những người xung quanh, từ mọi tình huống cuộc sống.

Cuối cùng, câu chuyện "Mắt Sói" là nguồn động viên mạnh mẽ để không bao giờ ngừng học. Sự tò mò và lòng học hỏi của Mắt Sói đã giúp tôi hiểu rằng hành trình của học vẫn tiếp tục, không có điểm dừng. Học hỏi là một chặng đường liên tục, nơi tâm hồn chúng ta luôn mở cửa để chào đón kiến thức mới và trải nghiệm mới.

Tóm lại, thông qua câu chuyện "Mắt Sói", tôi nhận thức rõ hơn về giá trị của học hỏi, sự quan trọng của sự đoàn kết và sự không ngừng phát triển bản thân. Đó là một hành trình không chỉ mang lại kiến thức mà còn là nguồn động viên lớn để sống một cuộc sống có ý nghĩa và sâu sắc.