Viết văn nghị luận về tác hại của việc có thai sớm ở tuổi học sinh lớp 8
Mn ơi giúp mình với , mai phải nộp rr ồi <3
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.
Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:
“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”
Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.
Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.
Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.
Tham khảo :
Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.
Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:
“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”
Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.
Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.
Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.
trong cuộc sống , có những lúc chúng ta phải đương đầu với những khó khăn , thử thách, những lúc đó chúng ta phải có lập trường và chính kiến vững vàng.Nếu chúng ta ko có lập trường hay chính kiến của riêng mình thì sẽ có những con người,những tác động lôi kéo chúng ta sang những con đường sai trái . Niếu chúng ta ko giữ vững được lập trường thì cũng ko khác gì một chiếc xe ko có người lái , ko biết sẽ gây ra những hậu quả gì về sau. Nên khi là một con người chín chắn bạn phải có lập trường và chính kiến của riêng mình
Em viết theo các ý này nhé:
Nêu lên câu chủ đề (VD: Vấn đề học sinh tụ tập trong thời buổi dịch bệnh là vấn đề hết sức lo ngại hiện nay...)
Khái niệm tụ tập là gì?
Tác hại của việc tụ tập trong thời buổi dịch bệnh?
Dẫn chứng?
Biện pháp khắc phục?
Liên hệ bản thân em?
Kết luận.
Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ. Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Vì sao lại như thế? Do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.
Tham khảo
Để có thể vững bước trên con đường đời, hành trang thiết yếu nhất mà mỗi người chúng ta đều phải có đó là tri thức. "Tri thức là sức mạnh" Chỉ có tri thức mới giúp chúng ta vượt qua tất cả những điều trong cuộc sống mà bước tới thành công của chính mình. Bởi vì thế mà ông cha ta đã có câu "Dao có mài mới sắc, người có học mới nên" chính là muốn nhắc nhở con cháu đời sau phải đẩy mạnh và đầu tư nhiều hơn cho việc học của bản thân. Ấy vậy mà, hiện nay thái độ của học sinh đối với việc học lại thiếu nghiêm túc. Nhiều học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện bản thân. Cụ thể học sinh thường hay lơ là, chán nản việc học, chỉ mải mê vào những thú vui vô bổ. Đây là điều đáng lo ngại vì nó không những ảnh hưởng tới chính bản thân học sinh mà nó còn ảnh hưởng đến gia đình, trường lớp và xã hội sau này..
Vậy hiện tượng lười học ở học sinh là gì? Hiện tượng này là một trong những vấn đề bức thiết mà không có học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, cố gắng, phấn đấu, Những người học sinh lười học thường là những học sinh tham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Đến lớp thường không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây, làm việc riêng gây mất trật tự lớp. Cá nhân học sinh lười nhát chưa nhận thức được vai trò của tri thức, chưa xác định cho mình mục đích học tập tốt đẹp để phấn đấu. Chỉ biết lơ là việc học, ăn chơi, lãng phí thời gian vô bổ, đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của mình
Nguyên nhân của hiện trạng học sinh có ý thức học tập lơ là hiện nay? Nguyên nhân đầu tiên phải do chính bản thân người học sinh không làm chủ được bản thân, ham chơi dễ bị bạn bè rủ rê. Bản thân không quan tâm tới tương lai mà chỉ quan tâm đến những thú vui trước mắt, không xác định rõ mục đích học tập của bản thân, không xác định được tương lai sẽ đi về
đâu. Do sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Cuộc sống thay đổi khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời trang sáo rỗng. Họ lấy sự giá trị tầm thường và lối sống vật chất thực dụng làm mục đích sống cho hiện tại. Việc học vì thế trở nên nhàm chán, vô nghĩa, sa đà vào các mạng xã hội, game.. khiến học sinh lơ là việc
học tập. Đặc biệt là tâm lý xã hội về học tập, những bất công trong xã hội khiến cho học sinh mất niềm tin vào học tập để thành công. Một phần do chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn khô khan. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động, học sinh thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động. Trường học thiếu trang thiết bị hỗ trợ học tập khiến học sinh nhàm chán. Cũng có thể vì tác động từ phía gia đình như cha mẹ quá nuông chiều con cái quá mức khiến chúng cứ nghĩ dù thế nào cũng sẽ luôn có cha mẹ che chở vì vậy việc học là không cần thiết. Cũng có thể là cha mẹ bất hòa khiến con cái có những suy nghĩ tiêu cực, hay là cha mẹ quá áp đặt con cái phải luôn làm theo ý mình không quan tâm đến suy nghĩ của chúng khiến chúng trở nên chán nản. Và vấn đề hỗ trợ tâm lý cho học sinh còn nhiều bất cập. Nhiều khi học sinh vi phạm cần tư vấn tâm lý, hỗ trợ tinh thần nhưng không có ai giúp đỡ. Sự khủng hoảng tâm lý lứa tuổi dậy thì khiến những học sinh bất mãn không còn tha thiết đối học tập nữa. Ngoài ra, gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho học sinh. Sự lơ là này khiến học sinh mất định hướng, thiếu niềm tin, không còn động lực để học tập tốt. Học sinh xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích. Mỗi ngày đến lớp không còn là niềm vui và hứng thú.
Có lẽ nhiều người nghĩ rằng lười học là chuyện mà bất cứ học sinh nào cũng sẽ một -hai lần mắc phải và đó là chuyện bình thường nhưng nếu như học sinh ấy không tự nhận thức được mối nguy hiểm của việc lười học mà cứ lao đầu vào các cuộc chơi vô bổ thì đó là một vấn đề đáng lo ngại. Việc lười học đem lại rất nhiều tác hại đối với bản thân người lười học cùng gia đình, nhà trường và xã hội. Đối với bản thân học sinh sẽ ngày càng chán nản việc học tập, chỉ thích thú đối với những trò chơi mới lạ, không xác định được phương hướng cho tương lai của mình, lao vào các tệ nạn xã hội biến bản thân trở thành những con người vô tổ chức, vô kỷ luật. Còn với gia đình, ông bà, cha mệ sẽ buồn phiền, mất niềm tin vào con cái, thường xuyên gắt gỏng, đẫn đến việc gia đình bất hòa ngày một trầm trọng hơn. Đối với nhà trường, sẽ ảnh hưởng đến mức độ uy tín của nhà trường đối với những phụ huynh đang muốn cho con học ở ngôi trường đó. Và như chúng ta đã biết học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì xã hội sẽ bị thiếu đi nguồn lao động chất lượng. Học sinh học tủ học vẹt học đối phó.. tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực thật sự và kinh nghiệm làm việc gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Áp lực nguồn lao động ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.
Vì vậy mỗi học sinh cần phải nhận biết rõ tầm quan trọng của việc học đối với bản thân mình, phải có trách nhiệm hơn với bản thân, có ý thức học tập và biết xác định rõ ràng tương lai phía trước muốn đi về đâu. Gia đình cần phải quan tâm con cái mình hơn, không đặt quá cao nhu cầu của bản thân lên trước để con cái có thể tự do phát triển ước mơ, tư duy của bản thân. Trường học cần phải có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động lực học tập và tiến bộ. Đặc biệt là lập phòng tâm lý để hỗ trợ kịp thời khi các em có dấu hiệu bỏ bê, lơ là trong học tập hay cảm thấy bị áp lực điểm số. Giáo viên cần tích cực tìm hiểu nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương quan tâm chia sẽ với các em nhiều hơn. Lấy tình yêu thương và khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Đối với xã hội và gia đình cần quan tâm đến việc học và tâm lý của con em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò các em có sự thay đổi tâm sinh lý mãnh liệt của cuộc đời. Các em dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh những hành động bồng bột và sai lầm. Xã hội thì phải tuyên truyền sự quang trọng của học tập, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động kết hợp vui chơi, thay đổi phương pháp học phù hợp với mức độ học sinh, không đặt quá về vấn đề học tập vì như vậy dễ khiến học sinh cảm thấy bị áp lực điểm số mà dần chán nản việc học hơn.
Vì là thế hệ tương lại của đất nước, mỗi học sinh đều phải chăm chỉ học tập, không nên lười nhát, thụ động. Mấy ai thành công mà không bỏ công học tập, học đi đôi với hành, tích lũy kiến thức, rèn luyện nhân phẩm, tránh lối học tủ, học đối phó.. sau mọi nỗ lực đấy sẽ là hành trang quý giá nhất khi ta bước vào đời. Để có thể giúp đỡ xã hội trở nên văn minh hơn và giúp cho bản thân có một tương lai tươi sáng, trở thành người có ích, góp phần xây dựng quê hương đất nước.
???❓❓❓❓❓