K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới : Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào một chiếc áo phông lòe loẹt, trước ngực lằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của một bộ phim đang " ăn khách " [...]. Có bạn đòi mua bằng được quần bò đắt tiền để diện đến trường, nhưng đó lại là chiếc quần xé gấu và thủng gối [ ...]. Hôm qua, ở cổng trường, chút...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới : Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào một chiếc áo phông lòe loẹt, trước ngực lằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của một bộ phim đang " ăn khách " [...]. Có bạn đòi mua bằng được quần bò đắt tiền để diện đến trường, nhưng đó lại là chiếc quần xé gấu và thủng gối [ ...]. Hôm qua, ở cổng trường, chút nữa là tôi không nhận ra một bạn của lớp mình. Bên dưới mái tóc nhuộm một đường đỏ hoe, và bên trên đôi giày to cao quá khổ là chiếc áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình (mặc dù bạn vốn là người gầy nhỏ) và chiếc quần trắng ống rộng lùng thùng. Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế! ) Xác định phép lập luận được sử dụng trong đoạn văn. b) Nêu nhận xét về tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn. c) Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tác động tích cực của đồng phục trong nhà trường.

Các bạn ơi cíu mk vs

1
8 tháng 6 2020

a) phép lập luận chứng minh

b) yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn trên đã làm nổi bật lên vấn đề cần nghị luận . Đồng thời đóng giữ vai trò là dẫn chứng, luận điểm của đoạn văn

c)

Theo em , việc ăn mặc theo quy định của nhà trường là vô cùng đúng đắn và quản trọng . Nó giúp môi trường học tập trở nên ngay ngắn và không bị quá sặc sỡ như xã hội bên ngoài . Ko chỉ thế , việc mặc đồng phục còn giúp các bạn học sinh theo 1 khuôn khổ nhất định để sau này các bạn sẽ ko ăn chơi theo mốt . Việc mặc đúng đồng phục sẽ giúp mọi người đánh giá , nhận xét khách quan về bản thân mình . Vì vậy , chúng ta ko nên mặc đồ ko phù hợp với độ tuổi của mình . Đồng thời , hãy đưa mình vào khuôn khổ mặc đúng đồng phục.

26 tháng 5 2019

Chọn đáp án: D

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới :Cái áo của baTôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đó...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới :

Cái áo của ba

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đó chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba… Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là "chú bộ đội". Có bạn hỏi: "Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?" "Mẹ tớ may đấy!" - Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba.

Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.

PHẠM HẢI LÊ CHÂU

a) Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài.

b) Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn.

1
6 tháng 5 2018

a) - Mở bài: Tôi có một… màu cỏ úa.

- Thân bài: Chiếc áo sờn vai… quân phục cũ của ba.

- Kết bài: Mấy chục năm… cả gia đình tôi.

b) Các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn:

- Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non.

- Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục.

- Gọn gàng như một chú bộ đội.

- Chững chạc như một anh lính tí hon.

- Như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi.

- Như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba.

Đoạn văn nghị luận sau đây kết hợp phương thức biểu đạt nào?“Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra...
Đọc tiếp

Đoạn văn nghị luận sau đây kết hợp phương thức biểu đạt nào?

“Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.”

A. Nghị luận kết hợp biểu cảm

B. Nghị luận kết hợp tự sự và miêu tả

C. Nghị luận kết hợp thuyết minh

D. Nghị luận kết hợp miêu tả

1
30 tháng 1 2018

Đáp án B

ĐỀ BÀI: I.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Buổi sáng tôi mặc áo đi giày                  ra đứng ngoài đường Gió thổi những bông nứa trắng bên sông Mùi tóc khô còn thơm lúa mùa qua Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé Tôi yêu đất nước này như thế Mỗi buổi mai Bầy chim sẻ ngoài sân Gió mát...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI: I.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Buổi sáng tôi mặc áo đi giày                  ra đứng ngoài đường Gió thổi những bông nứa trắng bên sông Mùi tóc khô còn thơm lúa mùa qua Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé Tôi yêu đất nước này như thế Mỗi buổi mai Bầy chim sẻ ngoài sân Gió mát và trong Đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng Tôi vẫn sống      vẫn ăn         vẫn thở              như mọi người Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ Một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu Một vết bùn khô trên mặt đá Không có ai chia tay Cũng nhớ một tiếng còi tàu. Mẹ tôi thức khuya dậy sớm Năm nay ngoài năm mươi tuổi Chồng chết đã mười mấy năm Thuở tôi mới đọc được i tờ Mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần Nước sông gạo chợ Ngày hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi nợ Sống qua ngày nên phải nghiến răng Cũng không vui nên mẹ ít khi cười Những buổi trưa buổi tối Ngồi một mình hay khóc Vẫn thở dài mà không nói ra Thương con không cha Hẩm hiu côi cút Tôi yêu đất nước này xót xa Mẹ tôi nuôi tôi mười mấy năm không lấy chồng … Mẹ thương con nên cách trở sông đò Hàng gánh nặng phải qua cầu xuống dốc Đêm nào mẹ cũng khóc Đêm nào mẹ cũng khấn thầm Mong con khôn lớn cất mặt với đời Tôi yêu đất nước này khôn nguôi” Trích “Bài thơ của một người yêu nước mình”_ Trần Vàng Sao. 19/12/1967 Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Tình yêu của tác giả gắn liền với ký ức tuổi thơ như thế nào?(0.5 điểm) Câu 3. Trong những ký ức đó, hình ảnh nào thân thương nhất ? Vì sao ?(1 .0 điểm) Câu 4. Điều người Mẹ trong đoạn thơ mong ước nhất là gì ? Vì sao người Mẹ lại có mong ước đó ?(1.0 điểm)

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Tôi bước qua hàng ghế dài và ngồi ngay xuống trước bàn mình. Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lục đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Ngoài ra, lớp học có cái gì đó khác thường và trang...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tôi bước qua hàng ghế dài và ngồi ngay xuống trước bàn mình. Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lục đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Ngoài ra, lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là trông thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ như chúng tôi, cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và nhiều người khác nữa.

Dựa vào đoạn văn trên kết hợp với cảm nhận của riêng em, viết đoạn văn (7 đến 10 dòng) miêu tả hình ảnh người thầy giáo trong buổi học này.

2

Bạn tham khảo :

Thầy ấy khá nghiêm khắc . giống như những giáo viên . Nhưng lại có một tấm long bao dung . Yêu các em . Và yêu tổ quốc .Truyền dạy cho các em các bài học bổ ích . Nhưng hôm nay thầy ấy lại trở thành một người khác .   Ngày hôm đó câu ấy gặp bao nhiêu là chuyện bất ngờ đã xãy ra với cậu ấy .Hôm nay thầy ấy rất dễ dãi với cậu ấy . Cậu ấy đã đến muộn nhưng thầy không la máng hay trách móc .Trên người thầy  ấy còn vận y phục . Chỉ khi những ngày diệp lễ thầy mới mang .Thầy giáo mặc trên mình một chiếc áo rất trang trọng . Đó là chiếc áo rơ -đanh -gốt màu xanh lục ,diềm lá sen gấp nếp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu . Như coi rằng đây chính là ngày buổi học cuối cùng . Coi trọng buổi học đấy . Khoảnh khắc cuối buổi như là khoảnh khắc chia tay rất nhiều cảm súc .  Nhưng khoảnh khắc bất ngờ nhất đó chính là khi thầy thông báo đây chính là buổi học cuối cùng . 

17 tháng 2 2021

https://www.google.com/search?q=D%E1%BB%B1a+v%C3%A0o+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+tr%C3%AAn+k%E1%BA%BFt+h%E1%BB%A3p+v%E1%BB%9Bi+c%E1%BA%A3m+nh%E1%BA%ADn+c%E1%BB%A7a+ri%C3%AAng+em%2C+vi%E1%BA%BFt+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+(7+%C4%91%E1%BA%BFn+10+d%C3%B2ng)+mi%C3%AAu+t%E1%BA%A3+h%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+th%E1%BA%A7y+gi%C3%A1o+trong+bu%E1%BB%95i+h%E1%BB%8Dc+n%C3%A0y.&oq=D%E1%BB%B1a+v%C3%A0o+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+tr%C3%AAn+k%E1%BA%BFt+h%E1%BB%A3p+v%E1%BB%9Bi+c%E1%BA%A3m+nh%E1%BA%ADn+c%E1%BB%A7a+ri%C3%AAng+em%2C+vi%E1%BA%BFt+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+(7+%C4%91%E1%BA%BFn+10+d%C3%B2ng)+mi%C3%AAu+t%E1%BA%A3+h%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+th%E1%BA%A7y+gi%C3%A1o+trong+bu%E1%BB%95i+h%E1%BB%8Dc+n%C3%A0y.&aqs=chrome..69i57&sourceid=chrome&ie=UTF-8

Đọc các đoạn thơ, đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:Chị tre chải tóc bên aoNàng mây áo trắng ghé vào soi gươngBác nồi đồng hát bùng boongBà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.                              (Trần Đăng Khoa) Chẳng đâu bằng chính nhà emCó đàn chim sẻ bên thềm líu loCó nàng gà mái hoa mơCục ta, cục tác khi vừa đẻ xongCó bà chuối mật lưng ongCó ông ngô bắp râu hồng như tơ.                        (Đoàn Thị Lam...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn thơ, đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

Chị tre chải tóc bên ao

Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương

Bác nồi đồng hát bùng boong

Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.

                              (Trần Đăng Khoa)

 

Chẳng đâu bằng chính nhà em

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo

Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong

Có bà chuối mật lưng ong

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ.

                        (Đoàn Thị Lam Luyến)

 

Vườn cây đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.

                                                                                                                  Theo Nguyễn Kiên

a. Mỗi sự vật in đậm được gọi bằng gì?

b. Cách gọi ấy có tác dụng gì?

1
15 tháng 10 2023

a.

Chị tre, nàng mây, bác nồi đồng, bà chổi.

Nàng gà mái, bà chuối mật, ông ngô bắp

Thím chích chòe, chú khướu, anh chào mào, bác cu gáy

b. Cách gọi ấy làm cho câu thơ, câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Dòng sông mới điệu làm sao,Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.Trưa về trời rộng bao la,Áo xanh sông mặc như là mới may.Trời chiều thơ thẩn áng mây,Cài lên màu áo hây hây ráng vàng.Rèm thêu trước ngực vầng trăng,Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên.                                                                (Trích Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo)1. Xác định thể thơ được...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Dòng sông mới điệu làm sao,

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.

Trưa về trời rộng bao la,

Áo xanh sông mặc như là mới may.

Trời chiều thơ thẩn áng mây,

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng.

Rèm thêu trước ngực vầng trăng,

Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên.

                                                                (Trích Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo)

1. Xác định thể thơ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.

2. Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ và cho biết chúng thuộc loại từ láy nào?

3. Theo em, đoạn thơ có thể hiện tính mạch lạc không? Vì sao?

4. Gọi tên và chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng trong bốn câu thơ đầu.

5. Em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của dòng sông qua đoạn thơ trên? 

6. Qua đoạn thơ, em đọc được những tình cảm nào của tác giả với dòng sông quê hương

1
5 tháng 10 2021

giúp mình với mình cần nạp gấp