Đề bài: nêu cảm nghĩ chung về ca dao, tục ngữ hải phòng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
CA DAO VỀ ĐẤT ĐỒ SƠN
1. Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm nghề
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu
2. Gái lấy chồng Đồ Sơn- Bát Vạn
Trai lấy vợ sang huyện Hoa Phong
3. Sấm động biển Đồ sơn
Vác nồi rang thóc
Sấm động bên sóc
đổ thóc ra phơi
4. Chín con theo mẹ ròng ròng.
Còn một con út nẩy lòng bất nhân
(Địa hình Đồ Sơn ví như một con Rồng đang chầu về viên ngọc là Hòn Dấu. Sách cổ gọi núi Đồ Sơn là Cửu Long- chín rồng với câu ca trên. Con út ở đây là núi Độc đứng riêng hẳn ra ở đầu bán đảo. Thực ra có tới 15 điểm cao từ 25m đến 129m trong dãy núi này cao nhất là Đồn cao. Trên đỉnh núi còn những dãy tường thành dấu vết đồn luỹ của Phạm Đình Trọng một tướng Chúa Trịnh đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu thế kỷ 18)
CA DAO VỀ ĐẤT THUỶ NGUYÊN
1. Nhất cao là núi U Bò
Nhất đông chợ Giá nhất to sông Rừng
2. Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan
3. Ai về thăm xóm Lò Nồi
Mà xem cái bát sáng ngời nước men
4. My Sơn bắc ngật văn chương bút
Triều thủy nam hồi phú quí nguyên
Dịch nghĩa:
"Núi My Sơn phía bắc tạo thế văn chương
Ngọn triều phía nam đem lại nguồn giàu có"
Bạn triển khai các ý như:
-Hay,giàu, vô vàn
- Tác dụng của các câu tục ngữ ở HP
-Nêu 1 số vd về vài câu tục ngữ hay và ý nghĩa
- Chúng ta cần phải làm j để bảo tồn và phát huy các câu tục đó?
Kho tàng nghệ thuật về ca dao,tục ngữ ở Việt Nam vô cùng có giá trị mang tính nghệ thuật cao,và các câu ca dao ,tục ngữ được lưu truyền ở Hải Phòng cho tới tận bây giờ đã góp phần tô điểm thêm cái nghệ thuật truyền thống tốt đẹp ấy.Có một số câu tục ngữ tiêu biểu như:
Hải Phòng có bến Sáu Kho Có sông Tam Bạc, có lò Xi măng.
Mỗi câu ca dao,tục ngữ đều có một ý nghĩa riêng làm nổi bật lên nét phong phú của vùng đất này.Có nhiều câu tục ngữ khuyên người ta chăm chỉ,nỗ lực và nhiều ý nghĩa tốt đẹp khác nữa đang ẩn sâu trong các câu ca dao,tục ngữ ấy.Đã trải qua rất nhiều thời gian nhưng các câu tục ngữ vẫn được lưu hành và sử dụng rộng rãi điều đó cho thấy sức ảnh hưởng của nó rất cao đối với các thế hệ sau này.Mong rằng dân tộc chúng ta sẽ cố gắng ,giữ gìn để các thế hệ sau này thấy được kho tàng kiến thức muôn màu của ông cha ta.
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu ca dao hoặc tục ngữ của Hải Dương mà em thích.
Giúp mik với ah
Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.
Tham khảo;
Hải Phòng có bến Sáu KhoCó sông Tam Bạc, có lò Xi măngĐứng trên đỉnh núi ta thề
Không giết được giặc, không về Núi VoiThuốc lào Vĩnh Bảo
Chồng hút, vợ say
Thằng con châm đóm
Lăn quay ra giườngDù ai buôn đâu, bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm nghề
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâuSấm động biển Đồ sơn
Vác nồi rang thóc
Sấm động bên sóc
đổ thóc ra phơiNhất cao là núi U Bò
Nhất đông chợ Giá, nhất to sông Rừng
Chín con theo mẹ ròng ròng.
Còn một con út nẩy lòng bất nhân
Đầu Mè, đuôi Úc
Giữa khúc Nụ Đăng (Tiên Lãng)My Sơn bắc ngật văn chương bút
Triều thủy nam hồi phú quí nguyên
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tanCá rô đầm Sét
Nước mắm Vạn Vân
Cam Đồng Dụ
Cau Văn Ú
Vú Đồ SơnAi về thăm xóm Lò Nồi
Mà xem cái bát sáng ngời nước men Đứng trên đỉnh núi ta thề
Không giết hết giặc, không về núi Voi Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Tiên Lãng với anh thì về
Tiên Lãng sông nước bốn bề
Có nghề trồng thuốc, có nghề chiếu gon Giếng Tiên Đôi vừa lành vừa mát
Đường Tiên Đôi gạch lát đễ đi
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng Để anh mua gạch
Bát Tràng về xây Xây dọc rồi lại xây ngang Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân. Rạch Miễu văng nối hai đầu Bến Tre một nửa, nửa cầu Tiền Giang Ai về sông nước Hậu Giang Ghé thăm xứ sở bạt ngàn sản nông. Ai về tới thẳng Năm Căn Ghé ăn bánh gỏi Sóc Trăng, Bãi Xàu Mắm nêm, chuối chát, khế, rau, Tôm càng Đại Ngãi cặp vào khó quên! Bến Tre dừa ngọt sông dài, Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh. Kẹo Mõ Cày vừa thơm vừa béo, Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan. Anh đây muốn hỏi thiệt nàng, Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng? Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy, Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng. Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang, Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa? Cần Thơ gạo trắng nước trong, Ai về xứ Bạc thong dong cuộc đời.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Trong văn học dân gian Việt Nam, ca dao là thể loại văn học chiếm số lượng lớn nhất, ca dao Việt Nam có sự đa dạng về đề tài, giàu có về nội dung, thể hiện được các khía cạnh của cuộc sống. Đó là những lời tâm sự, giãi bày đầy chân thành của con người trong xã hội xưa. Ngoài ca dao về tình yêu đôi lứa, về lao động sản xuất thì ca dao về tình cảm gia đình cũng chiếm một số lượng khá lớn, thể hiện được tình cảm sâu nặng của tình máu mủ ruột rà trong gia đình, cùng với đó là sự nhận thức về công lao dưỡng dục, sinh thành của bậc cha mẹ.
Ca dao nói về tình cảm gia đình vô cùng phong phú và đa dạng, đó là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, là sự biết ơn, kính trọng của con cái với cha mẹ hay sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của anh em ruột thịt. Những câu ca dao viết về tình cảm gia đình đều vô cùng cảm động, thể hiện chân thực đời sống tình cảm của những con người trong một gia đình. Trước hết, ta có thể kể đến công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái qua bài ca dao sau:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Bài ca dao là lời nhắc nhở về công lao sinh thành trời bể của bậc cha mẹ, đó là công lao to lớn không thể đong đếm, là tình cảm chân thành, thiêng liêng nhất của các đấng sinh thành ấy dành cho những người con yêu dấu của mình. Công cha vĩ đại, cao lớn như ngọn Thái Sơn, không thể lường hết được độ cao của ngọn núi ấy cũng như không thể đo được tình cảm của cha dành cho con. Nghĩa mẹ dạt dào, mênh mông tựa nước trong nguồn chảy ra, đó là thứ tình cảm cao quý, chân thành, trong sáng, tự nhiên nhất.
Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lựa chọn hình ảnh núi Thái Sơn để nói về tình cha, nước trong nguồn để nói về mẹ. Những sự so sánh này đều nhằm một dụng ý nghệ thuật nhất định, tình cảm của cha luôn thầm lặng như đá núi, tuy to lớn không có giới hạn cuối cùng nhưng đó là thứ tình cảm lặng lẽ mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn. Tình cảm của mẹ thì khác, dạt dào sâu sắc, luôn vỗ về, động viên, bên cạnh các con mỗi khi có những khó khăn, bởi vậy mà tình mẹ thường dễ dàng nhận biết hơn, hay nói cách khác, tình mẹ dạt dào như nước, tình cha thâm trầm, sâu sắc như đá núi.
Từ sự nhận thức về công lao sinh thành của cha mẹ, tác giả dân gian cũng nhắc nhở đến những người con, phải biết thương yêu, kính trọng cha mẹ, có ý thức đáp đền, phụng dưỡng cha mẹ để báo ơn công lao trời bể ấy, làm được như vậy mới xứng đạo làm con.
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
Nếu như ở bài ca dao trên nói về tình cảm sâu nặng của cha mẹ và nhắc nhở ý thức báo hiếu ở người con thì trong hai câu ca dao này lại thể hiện được tấm lòng của một người con lấy chồng xa xứ hướng về bố mẹ. Câu ca dao gợi ra hình ảnh của một người con gái lấy chồng xa quê, không thể thường xuyên trở về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nên chỉ có thể trông về quê mẹ bằng cái nhìn đầy đau đớn, xót xa. Khung cảnh chiều tà trong ca dao luôn gợi nhắc những nỗi buồn, khung cảnh ấy xuất hiện trong câu ca dao này thể hiện được sự bất lực trong đau đớn của người con khi không thể trở về cũng như tình cảm sâu sắc dành cho cha mẹ.
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”
Hai câu ca dao vừa thể hiện được tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, vừa nhấn mạnh những hi sinh thầm lặng của các bậc sinh thành ấy để nuôi dưỡng những đứa con thành người. Cha là trụ cột của gia đình, bởi vậy mà bao gánh nặng gia đình, gánh nặng cuộc sống đều đặt lên đôi vai cha, nỗi khổ ấy là vì con cái, vì những người con mà cha không tiếc hi sinh thân mình, lao động hi sinh thầm lặng chỉ mong các con khôn lớn. Mẹ lại là người phụ nữ đối xử tốt nhất với mình, mẹ là người luôn ở bên quan tâm đến các con, bênh vực, chở che và tin tưởng các con không điều kiện.
Như vậy, thông qua các bài ca dao về tình cảm gia đình ta hiểu sâu sắc được tấm lòng rộng lớn, bao la của cha mẹ đối với con cái, từ đó nâng cao được ý thức trách nhiệm đối với cha mẹ, bài ca dao cũng là lời nhắc nhở đối với mỗi con người, phải sống sao cho tròn chữ hiếu, phải yêu thương, kính trọng và có ý thức đáp đền công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Trả lời :
Từ thời thơ bé, tôi đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, tôi đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".
Tôi cứ thường tự hỏi: Ai là người đầu tiên đã sáng tác ra bài ca dao lục bát này? Bài ca dao đã ra đời mấy trăm năm về trước?
Ý nghĩa của câu ca dao thật giản dị, dễ hiểu: công cha vô cùng to lớn, to lớn "như núi Thái Sơn"; nghĩa mẹ vô cùng sâu nặng 'bao la "như nước trong nguồn chảy ra".
Người sáng tác ra bài ca dao này phải là một người con giàu lòng hiếu thảo với mẹ cha, đã từng mang ơn sâu nghĩa nặng của mẹ cha, người đã sinh ra mình.
~ HT ~
Đời ông cho chí đời cha
Có một đống cát, xe ra xe vào.
Hải Phòng là vùng có nhiều biển, cho nên từ xưa đến nay, nghề làm muối nơi đây rất phát triển. Từ đời này qua đời khác. Khi đặt chân đến đây, ta cảm nhận một luồng gió mát pha vào là hơi muối mặn mà tượng trưng cho con người Hải Phòng chân tình mà chăm chỉ, chịu khó.