K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 6 2020

Tham khảo:

Khu du lịch thác Đá Hàn Biên Hòa Đồng Nai

4 tháng 3 2021

giúp mk vs ạ

 

11 tháng 9 2016

 Tết Trung Thu (Hán Nôm: 中秋節) theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích. 
Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch. Nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Sau này người Trung Hoa tiếp nhận từ văn hóa Việt và tiếp đó phổ biến thành ngày lễ truyền thống của dân tộc Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. 
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm. 
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác. 
Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình". 
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị. 
* Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám. 
* Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm. 
Làm đồ chơi Trung Thu 
Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp, các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng... cho trẻ em trong gia đình. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh... Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước 
Múa lân 
Múa lân trong Tết Trung Thu 
Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 14 và 15. 
Bày cỗ 
Các em nhỏ ở Hà Nội đangbày cỗ trông trăng 

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[cần dẫn nguồn] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa. 
Bày cỗ 
Các em nhỏ ở Hà Nội đangbày cỗ trông trăng 

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[cần dẫn nguồn] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa. 
Hát trống quân 

Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.

 

11 tháng 9 2016

Mình cần 1 đề của Tuyên Quang,còn kiểu này mình có thể chép trên văn mẫu.Nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn

13 tháng 12 2021

Ngôi trường” hai tiếng gần gũi giản dị, thiêng liêng, chứa đựng bao kỉ niệm gắn bó về một thời áo trắng, hồn nhiên thơ ngây. Ngôi trường như là ngôi nhà thứ hai của em.

Thật tự hào khi ngôi trường em mang tên một anh hùng dân tộc lịch sử. Trường THPT Yên Định 1 được thành lập năm 1908. Sau hòa bình lập lại, trường được tách riêng vào năm 1956. Từ năm đó đến nay, có những thời kỳ gián đoạn do chiến tranh phá hoại, do nhiệm vụ chính trị, xã hội của đất nước, trường ổn định từ năm 1964 đến nay.

 

Ngôi trường nằm trên con đường quốc lộ với nhiều phương tiện xe cộ đi lại. Hai bên cổng trường là cây cối um tùm, cành lá xum xuê nên những bạn học sinh khi đến trường có thể nghỉ ngơi, nghỉ giải lao dưới bóng mát mà không sợ nắng. Cổng trường được sơn màu xanh, với bảng hiệu ghi tên trường, luôn mở rộng chào đón các bạn học sinh, đưa các bạn trở về với thế giới của những tri thức. Hai bên cánh cổng còn được lát gạch đỏ trông rất sang trọng. Bước vào sân trường được đổ bê tông phẳng lì, cây cối to, cao che bóng mát cho cả một khoảng trời trong sân trường. Vào mỗi giờ ra chơi, các bạn thường ra gốc cây tham gia những trò chơi, ngồi nghỉ giải lao, hóng mát sau những giờ học căng thẳng. Trên cành cây những chú chim ca hót líu lo tạo nên những bản nhạc không lời nghe thật vui tai. Ngôi trường với những dãy nhà cao to, khang trang, cao đẹp được sơn màu vàng. Mỗi khi có ánh nắng chiếu vào, ngôi trường càng trở nên lung linh, kì diệu hơn. Trường có rất cả 30 phòng học với những phòng học bộ môn như Vật lý, Hóa học,… với những máy móc, đồ thí nghiệm để học sinh được học tập khoa học. Các lớp học đều được lát nền đá hoa, mùa hè đi vào mát rượi. Mỗi phòng học rộng khoảng 40 mét vuông, được nhà trường trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học. Trong mỗi lớp học các bạn học sinh còn khéo léo trồng những cây xanh đem đến không khí trong lành, thoải mái, dễ chịu. Bên cạnh đó, nhà trường còn xây dựng nhà đa năng để học sinh tham gia những hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ.

Được học tập dưới mái trường, chúng em luôn cảm nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô bạn bè. Đội ngũ giáo viên với chuyên môn cao, có kinh nghiệm cao trong nghề. Đặc biệt các giáo viên luôn tâm huyết với nghề, luôn yêu thương học sinh. Truyền thống ấy còn được viết lên bằng những cái tên ưu tú, những nhà giáo, những thế hệ học trò. Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giám đốc sở giáo dục đào tạo, vụ trưởng, phó giáo sư tiến sĩ…Học sinh có truyền thống chăm ngoan, học giỏi, luôn không ngừng tu dưỡng đạo đức. Ở đây ta bắt gặp những tình thầy trò thật đẹp. Chúng em luôn tôn trọng những thầy cô giáo, những người đã tiếp thêm cho chúng em sức mạnh và niềm tin, như những người lái đò chèo lái cho bao thế hệ học sinh sang sông một cách an toàn. Mai này bài giảng của thầy cô giúp chúng em trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức cho học sinh nhiều buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp như tiếng anh, hội chợ,… giúp học sinh phát triển năng lực toàn diện trở nên năng động hơn. Những hoạt động ngoại giờ của nhà trường giúp học sinh có thêm những phút giây thoải mái cũng như những kinh nghiệm thực tế quý báu. Trường có bề dày lịch sử cao về truyền thống học tập, với tỉ lệ đỗ vào các trường cấp ba đứng đầu Tỉnh, cùng với học sinh giỏi chiếm tỉ lệ cao.

Ngôi trường gắn bó biết bao nhiêu kỉ niệm, ngôi trường gắn bó biết bao kỉ niệm về tuổi học trò về thời áo trắng, chắp cánh cho biết bao thế hệ học sinh bay cao, bay xa. Dù có đi đâu xa thì ngôi trường vẫn luôn in đậm trong tâm trí bao thế hệ học sinh: “ Thời gian trôi qua nhanh chỉ còn lại những kỉ niệm”.

15 tháng 3 2022

tham khảo 

Nằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Ở độ cao 710m từ trên Vồ Bò Hong nhìn xuống chùa Phật Lớn (thuộc ấp An Bình, xã An Hảo), núi Cấm uy nghi, hùng vĩ mọc lên giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đứng trên đỉnh Cấm Sơn, du khách ta có cảm giác một lòng chảo lớn bao quanh bởi các ngọn núi trập trùng thuộc Thiên Cấm Sơn như: Võ Đầu, Vồ Bò Hong, Vồ Thiên Tuế… Chính vì độ cao và địa hình như vậy, nên từ lâu Núi Cấm được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, thu hút khách du lịch, hành hương nơi đây sẽ đến với những huyền thoại, truyền thuyết đầy vẻ kỳ thú, bí ẩn.

Về tên của ngọn núi, truyền thuyết dân gian kể lại rằng: Trước kia Núi Cấm rất hiểm trở, lại nhiều thú dữ, không ai dám tới, trừ những nhân vật siêu hình được thêu dệt một cách huyền bí, ngự trị trên thiên đình. Vì thế, một quy định bất thành văn của những người dân quanh vùng tự cấm mình không được xâm phạm đến khu vực núi thiêng đó. Một truyền thuyết khác kể lại rằng, ngày xưa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh phải chạy lên núi trốn nên truyền lệnh không cho bất cứ ai lên núi và từ đó núi có tên là Núi Cấm.

Dưới chân núi về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, diện tích khoảng 100ha có các dịch vụ giải trí đa dạng, nhà hàng Kaolin nơi phục vụ các món ăn đặc sản vùng Bảy Núi. Từ Lâm Viên theo lối mòn lên núi, du khách có thể dừng bước chân lãng du đầm mình trong dòng suối Thanh Long mát rượi, một con suối thiên nhiên, thơ mộng, vừa để nghỉ dưỡng sức khoẻ. Tiếp tục cuộc hành trình lên đến ngã ba, du khách đã bước vào khu “Cao nguyên Núi Cấm”. Rẽ phải khoảng chừng 1km là đến Vồ Thiên Tuế, tiếp theo trở về ngược hướng trái theo đường dốc lên chùa Phật Lớn, trên đường đi du khách ghé thăm Động Thuỷ Liêm, qua Ô Cát thăm Vồ Bạch Tượng (một tảng đá lớn có hình con voi trắng đứng uy nghi bên sườn núi). Tiếp đến là chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Hong – đỉnh cao nhất của Núi Cấm và cũng là đỉnh cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, vào ngày thời tiết không mưa, nắng đẹp bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn ra tận vùng biển Hà Tiên.

Giữa mênh mông, bạt ngàn màu xanh cây trái của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cấm Sơn hiện hữu, sừng sững đem đến cho du khách một cảm nhận mới, một khúc lãng du êm dịu giữa đồng bằng.

16 tháng 5 2022

5.907 km²

16 tháng 5 2022

5.907 km²