K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 5 2020

Dàn bài gợi ý:

a) Mở bài

- Giới thiệu về cái bàn học ở lớp em. Đó là cái bàn học ở lớp của em năm nào? Bàn liền ghế hay bàn và ghế rời nhau?

b) Thân bài

- Tả hình dáng cái bàn em ngồi học ở lớp:

+ Chiều dài của bàn là bao nhiêu? (khoảng 40 cm).

+ Chiều ngang của bàn là bao nhiêu? (khoảng 35 cm).

+ Chiều cao của bàn, của ghế? (bàn cao khoảng 65 cm, ghế cao khoảng 40 cm).

+ Màu sắc của bàn: Bàn có màu nâu nhạt, quét một lớp sơn bóng.

- Công dụng của bàn: giúp em học tập.

c) Kết bài

- Tình cảm của em đối với bàn: Bàn như người bạn thân thiết của em. Em luôn lau bàn sạch sẽ và không dùng dao khắc vào bàn. Sau khi học xong, trước lúc ra về, em thường gấp bàn lại cẩn thận.

1 tháng 6 2020

Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.

Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.

Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.

Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".

7 tháng 5 2018

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.

   Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

   Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

   Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.

7 tháng 5 2018

chuyên lạ CTV mà cũng lên hỏi chỉ được cái mã thôi à

29 tháng 12 2021

Năm tháng cứ trôi và không ai có thể níu kéo được thời gian, chính thời gian là thước đo tốt nhất của tình cảm bạn bè, trong suốt thời gian học tập, có Đỗ Hà là người bạn thân nhất của em, bạn ấy năm nào  ngồi cũng học với em từ những năm tiểu học tới bây giờ. 

Mình lại bài mình vừa làm xong à nhé. Đợi chút

29 tháng 8 2018

Đề bài: Tả cái bàn học của em

Bài làm

   Trong ngôi nhà thân yêu của mình, nơi thân thuộc nhất với mỗi bạn học sinh chắc có lẽ chính là góc học tập. Góc học tập của em rất đẹp và thỏa mái nhờ chiếc bàn học được đặt cạnh cửa sổ mà bố đã sắm cho em từ ngày em bước vào lớp một. Chiếc bàn đã đồng hành cùng em qua bao năm tháng học trò.

   Chiếc bàn học của em mới xinh xắn làm sao! Chiếc bàn được đóng bằng gỗ xoan. Những bác thợ mộc đã khéo léo bào cho bàn láng mịn và phủ một lớp sơn xanh da trời mát dịu. Vì chiếc bàn gắn liền với giá sách nên trông nó khác cồng kềnh và to lớn so với chiếc bàn bình thường.

   Mặt bàn hình chữ chữ nhật, rộng khoảng một mét vuông, phẳng phiu, nhẵn bóng để em ngồi viết, ngồi đọc. Mặt bàn in hình một thảm cỏ xanh, chậu hoa cúc trắng nhụy xanh nho nhỏ xếp nối tiếp nhau. Những chú bướm trắng bay lượn trên khóm cúc. Phía trên là bầu trời với nhiều vệt sáng óng ánh của những giọt sương mai và những nốt nhạc biết nhảy múa giữa không trung. Nối liền với mặt bàn là giá sách ba ngăn. Ngăn trên cùng em đặt những quyển truyện tranh, truyện cổ tích và những cuốn sổ nhỏ. Ngăn giữa chia đôi, một bên em đặt chú lợn đất Pi, một ngăn em để một khung ảnh gia đình. Ngăn dưới em để sách giáo khoa và vở viết. Hằng ngày, em đều sắp xếp rất cẩn thận để giá sách của mình lúc nào cũng gọn gang ngăn nắp. Em còn dán thời khóa biểu của mình lên giá sách để việc chuẩn bị học tập của mình được thuận lợi hơn. Một phần rất quan trọng của bàn học chính là chân đỡ phía dưới. Chiếc bàn không có bốn chân như chiếc bàn ở lớp học mà chân đỡ của nó là ba tấm gỗ kéo từ mặt bàn xuống. Ở phía em ngồi không có chân đỡ, chỉ có một chiếc ngăn kéo. Em đựng lọ mực, hộp bút chì màu và những đồ dùng học tập khác ở đó. Đi liền với cái bàn là một chiếc ghế tựa cùng màu. Sau mỗi giờ ăn tối hay cuối tuần, em thường ngồi vào bàn để học bài. Vì bàn học nằm ngay cạnh cửa sổ nên vào những ngày nắng nóng, gió luôn nhẹ nhàng đem tới sự mát lành.

   Thời gian qua đi, sự gắn bó giữa em và chiếc bàn ngày càng khăng khít, thân thuộc. Ở góc học tập này, em đã học được bao bài học bổ ích, lí thú để chuẩn bị hành trang cho những tháng ngày tương lai.

14 tháng 3 2020

Đó là một chiếc đồng hồ hàng nội, loại lên dây, đã cũ. Ba em mua nó trong một lần đi chợ tỉnh cách đây hơn ba năm. Cả đồng hồ là một hình hộp chữ nhật rộng độ hai mươi phân và cao độ mười phân.

Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa màu xám. Mép ngoài được mạ nhôm trước đây bóng lộn giờ đã bị trầy xước đôi chỗ. Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ. Trên đó, bên trái là hàn thử biểu, bên phải là phần chính hình bầu dục gồm một vòng mười hai con số từ số 1 đến số 12 trong đó số 6 được thay bằng ô chỉ ngày. Trên mặt đồng hồ có ba chiếc kim dài ngắn di chuyển nhanh chậm khác nhau. Đầu đỏ mảnh mai là kim giây quay liên tục. To và ngắn hơn là kim phút lâu lâu mới nhích tới một chút.

Kim giờ thoáng nhìn tưởng như bất động nhưng thật ra vẫn thầm lặng đếm thời gian, quay chậm chạp. Mặt sau đồng hồ có ba chiếc núm: núm để lên dây, núm điều chỉnh giờ và núm hẹn báo thức.

Ngồi đó, đồng hồ cần mẫn làm việc. Tiếng “tíc tắc”, “tíc tắc” hàng ngày đều đặn vang lên sớm tối. Trong nhà, ai cần đến là có nó ngay. Sáng ra mới năm giờ, nó đã lên tiếng reng reng một hồi lâu gọi mọi người tỉnh giấc. Chưa có lần nào đồng hồ bê trễ công việc nếu như mỗi ngày ta đừng quên một lần lên dây cho nó.

Chiếc đồng hồ làm công việc nhắc nhở ai nấy học tập, làm việc, sinh hoạt đúng giờ, trách chi cả nhà chẳng quý trọng và gìn giữ nó cẩn thận cho được.

14 tháng 3 2020

mb: Cùng một công việc đếm thời gian, nhưng nếu tấm lịch lặng thầm thì đồn hồ lại luôn  miệng -tak;-tak đều đặn...Chiếc đồng hồ để bàn nhà em cũng vậy

28 tháng 10 2018

ta có:

475=45.15=(45)15=102415

560=54.15=(54)15=62515

ta thấy :1024>625 cho nên 102415>62515

vậy 475>560

23 tháng 12 2018

Thanks bạn nhiều <>

Bài làm

Bé Nga là con của chị em, Từ ngày có bé Nga cả nhà em vui hẳn lên. Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.

Bé có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Hai má căng mịn, ai thấy cũng muốn hôn. Đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn. Khi bé Nga tập bước đi từng bước nghiêng ngả, thấy cả nhà em reo lên thì thích lắm, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng sữa vừa nhú. Nghe tiếng cười và lời động viên của mẹ “giỏi... giỏi”, bé bước nhanh hơn làm cho thân hình lắc lư như con lật đật. Bé Nga thường mặc chiếc áo đầm màu hồng, mang tất màu hồng. Tóc của bé được cột bang chiếc nơ màu hồng nên mọi người thường gọi bé là bé “hồng”. Mỗi lần thấy mẹ đi đâu về là bé gọi “mẹ... mẹ...” nghe không rõ. Nhiều lúc bé nói ngọng làm cả nhà ai cũng cười, bé thích xem phim hoạt hình và ca nhạc. Mỗi lần thấy chương trình ca nhạc của thiếu nhi trên ti vi, bé cùng xoè tay múa theo. Có người nói: “Tuổi thơ là tuổi thần tiên”. Đúng vậy, từ việc nói, đi, ăn, chơi của bé đều thể hiện nét ngây thơ . Bé Nga thích chơi búp bê, có lúc ôm cả búp bê lên giường ngủ. Bé lười ăn và còn bú mẹ, nhưng bé ngủ rất nhanh. Mỗi lần bé ngủ, khuôn mặt hiền như vầng trăng của bé trông thật đáng yêu. Mỗi buổi trưa hay tối, mẹ em nằm ôm vào lòng hát ru bé ngủ, bé ngủ nhanh lắm. Giấc ngủ thật ngon lành.

Bé Nga là niềm vui của gia đình em, ai cũng cưng bé. Riêng em, em mong bé chóng lớn để cùng em đi học, cùng em xem phim hoạt hình.

# Học tốt #

28 tháng 2 2018

Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.

Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.

Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.

Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".

28 tháng 2 2018

Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.

Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.

Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.

Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".

Gọi cạnh của HLP là a 

ta thấy : a x a x 6 - a x a x 4 = 50 cm2

     hay : a x a x 2 = 50cm2 

Suy ra a x a = 50 : 2 = 25 

Vì 25 = 5x 5 nên a = 5 hay cạnh của hình lập phương là 5 cm 

1 tháng 7 2020

Stp là 6 mặt Sxq là 4 mặt.Vậy hiệu là 2 mặt.Lấy 50 chia 2 đc 25.Vì 25 =5 nhân 5 nên cạnh là 5cm

28 tháng 9 2016

Bài 1: Lấy 2 lần nước bằng can 5 lít (tổng cộng 10 lít)

Bây giờ rót ra can 3lít 3 lần (lấy ra 9 lít)

Vậy còn lại: 10 - 9 = 1 lít.

Bài 2:  Lấy 3 lần nước bằng can 7 lít (tổng cộng 21 lít)

Bầy giờ rót ra can 5 lít 4 lần (tổng cộng 20 lít)

Vậy còn lại: 1 lít.

Bài 3: Với chiếc đinh nhỏ ta dùng bình chia độ.

+ Đổ nước vào bình chia độ (mức nước là a)

+ Bỏ đinh vào, nước dâng lên (mức nước là a')

Khi đó Vđinh = a' - a

28 tháng 9 2016

Cảm ơn bạn nhé ^^