Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã từng nói: “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim.
Đó là con rắn độc nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim.” theo em, nhà văn muốn
gửi tới chúng ta thông điệp gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sống trên đời không ai là hoàn hảo cả,con người ta có rất nhiều thiếu sót có người được cái này nhưng mất cái kia.Bạn hiểu thế nào về câu"đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim bạn"?Đôi khi trong cuộc sống hằng ngày giữa con người và con người với nhau sẽ nảy sinh ra sự ghen tị,sự ghen tị có thể bộc phát bất kì lúc nào chúng ta ko thể kiềm chế được,nó chi phối tâm trí chúng ta làm cho chúng ta thấy rằng tệ còn họ thì giỏi.Những người tự ti khác hoàn toàn với những người tự tin bởi vì người tự ti luôn chán ghét bản thân mình và đánh giá cao người khác.Tại sao chúng ta lại đi ghen tị với người khác mà ko tự hoàn thiện bản thân mình?Trong cuộc sống không gì là không thể cả.Chúng ta phải tin tưởng rằng sẽ có ngày ta hơn họ và hãy đánh bay"con rắn" ấy ra khỏi tâm trí chúng ta.Sự ghen tị gặm mòn trái tim con người dễ dàng thay đổi nhân cách của chúng ta nếu chúng ta bị nó chi phối nhiều lần nó làm cho con người ta nhạt nhẽo,tầm thường và hơn nữa là ích kỉ,độc ác.La-bu-ry có câu nói rằng:"giữa lòng ghen tị và sự thi đua có 1 khoảng cách xa như giữa tật xấu và đức hạnh" trong văn bản bức tranh của em gái tôi người anh đã ghen tị với chính người em gái của mình thật nhỏ nhen làm sao điều đó cho tôi bài học rằng để mọi người ghen tị với bản thân mình hẳn người đó đã nỗ lực và cố gắng nhiều lắm.Hãy như họ nhé!
Ghen tị là 1 thói xấu.Nếu thấy người khác có được sự thành công thì đừng ghen tị mà hãy nhớ người ta phải phấn đấu và nỗ lực không ngừng trong thời gian dài.Và nhà văn muốn gửi đến cho chúng ta thông điệp là phải phấn đấu ko ngừng để có dc sự thành công
Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu 2 ý kiến trên khái quát được ý nghĩa của cả 2 câu nói không nên để cho lòng ghen tị tồn tại dù chỉ là trong suy nghĩ mỗi người.
Thân bài:
- Nêu khái niệm về ghen tị và những biểu hiện của lòng ghen tị.
- Phân biệt giữa ghen tị và thi đua: giữa ghen tị và thi đua có một khoảng xa cách như giữa xấu xa và đức hạnh.
- Tác hại của lòng ghen tị:đừng để cho con rắn ghen tỵ luồn vào trong tim.
- Từ đó nhắc nhở mọi người ý thức sống đúng đắn.
Kết bài:
-Khẳng định lại giữa ghen tỵ và thi đua là một khoảng cách và giá trị lời khuyên của Et-môn-đô–đơ.
-Nêu ý thức của mình trong việc trau dồi đạo đức.
Tham khỏa :3
Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự tì khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt Đềphát triển.Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti Đềhoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân Đềsống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm Đềđi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
Gợi ý:
-Trước hết khẳng định câu nói trên nói về thói ghen tị của con người và nó đã được thể hiện qua người anh trai trong văn bản:" bức tranh của em gái tôi"
-Biểu hiện của anh trai:
+Khi thấy em gái tự chế màu vẽ, người anh tỏ ý xem thường và đặt cho em gái biệt danh là Mèo.
+Người anh có tâm trạng không vui khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện.
+Từ đó, người anh cảm thấy không thề nào chơi thân với em gái được nữa
=> Đây chính là sự ghen tị nó ảnh hưởng rất nhiều đến nhân cách của anh trai . Dẫu cx có phần đúng vì anh trai vẫn còn là trẻ con . Lúc trước, khinh thường em vì hay nghịch ngợm mà h lại phát hiện ra em có tài năng hội họa , cảm thấy mình thua kém nên ghen tị là điều khó tránh khỏi. Nhưng nó đã ảnh hưởng xấu đến người anh khiến người anh trở nên nhỏ nhen hành xử 1 cách vô trách nhiệm, thờ ơ trước tình cảm của người em dành cho mình
=> Thói xấu này cần phải loại bỏ bởi vì nó để lại những hậu quẩ khôn lường. Nó như những con virut vậy khi đã ngấm sâu vào rồi thì khó mà chữa được.
Có thể lấy dẫn chứng từ truyện Tấm Cám. Vì lòng ghen tị mà làm biết bao nhiêu việc, gây nên bao nhiêu tội ác.
Nhưng ko phải là ko có biện pháp nha. Người anh đã được cảm hóa từ chính vẻ đẹp đến tâm hồn của người em gái. Dẫu bị anh ghét bỏ đấy nhưng cô em gái ấy lại ko hề ghét lại anh của mình thậm chí bức tranh đạt giải của mình cũng vẽ về người anh đấy. Từ đó ta biết rằng , cần phải có tình cảm, sự kì công, thời giann lâu dài để xóa đi hết những vết nứt trong tâm hồn của mọi người không chỉ là những người có lòng ghen tị mà còn ở nhiều nhiều nhiều vấn đề khác
Đây là văn biểu cảm nên chú ý phải dàu chất bc nha :)
Có lẽ mình hơi xa đề 1 tí :D nhưng tự làm :D
* Mở bài: Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu vấn đề nghị luận
* Thân bài:
- Nêu khái niệm lòng ghen tị: là sự ghen ghét, đố kị với người khác khi thấy họ hơn mình, họ có cái mà mình muốn. Ghen tị là sự kết hợp của nỗi sợ và giận dữ ở trong lòng. Nó có thể giày vò con người với những giận dữ, thù ghét
- Nêu biểu hiện người có lòng ghen tị
+ Ghen ghét với tất cả những ai hơn mình (về ngoại hình: trí tuệ, tài năng, sự may mắn…) nên họ luôn khổ sở, dằn vặt vì chung quanh luôn có vô số người hơn họ ở các phương diện
+ Luôn muốn hơn người khác bằng cách kéo họ xuống cho thấp hơn mình nên sẽ nảy sinh những ý nghĩ tiêu cực, ý đồ đen tối, tìm cách ngăn cản hoặc hãm hại người khác.
- Tác hại của lòng ghen tị: Như tác giả Ét – môn - đô đơ A đô a – mi – xi đã nói “Đó là con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại con tim”.
+ Tự hành hạ làm khổ mình, làm khổ những người xung quanh tự dằn vặt mình, trách móc số phận, hiền khích người khác, không thể sống hạnh phúc thanh thản nên không thể có niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống.
+ Làm tâm hồn con người trở lên tối tăm, từ đó không làm chủ được thái độ, hành vi cảm xúc của mình….dễ bị mọi người cô lập, ghét bỏ
- Làm thế nào để hạn chế lòng ghen tị?
+ Hãy tự ý thức được giá trị của mình, nhận ra giá trị của người khác một cách công bằng, khách quan
+ Luôn bằng lòng, hạnh phúc với những gì mình có. Hãy tôn trọng người khác để người khác tôn trọng chính mình
+ Tự nỗ lực phấn đấu, cố gắng vươn lên bằng thực lực của mình, luôn đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu
* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề
Cha mẹ là những người cho chúng ta cuộc sống này. Trải qua bao tháng năm cuộc đời, mẹ không quản ngại mọi gian khó để nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vì vậy, hãy suy ngẫm thật kĩ trước khi nói điều gì, không được nói những lời lẽ vô lễ, thiếu tôn trọng cha mẹ. Những lời nói vô tình của chúng ta sẽ khiến mẹ buồn và tổn thương rất nhiều. Cần hiếu thảo, kính trọng và biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Luôn ngoan ngoãn, nghe lời và yêu thương, quan tâm, chăm sóc cha mẹ. Hãy trân trọng những giây phút cha mẹ còn ở bên cạnh mình bởi cuộc đời này rất ngắn. Đừng để nước mắt mẹ cha phải rơi vì những phút giây vô tâm của mình bạn nhé!
Em tham khảo:
Trong văn bản "Mẹ tôi", mẹ của En-ri-cô là người mà "cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô. Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, hình ảnh người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Đó là một người mẹ có tấm lòng bao dung, cao cả vô bờ.