K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2020

Virus nCoV là gì?

Hay còn gọi là coronavirus, một loại virus đường hô hấp mới, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Đây là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Cùng với nCoV, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.

Thời gian ủ bệnh do virus nCoV là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh được hiểu là khoảng thời gian từ khi bị lây nhiễm virus cho tới khi khởi phát các triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh viêm phổi cấp ước tính trong khoảng 14 ngày. 

16 tháng 12 2022

Tham khảo:
Hải Dương là vùng đất sản sinh ra nhiều bậc đại khoa, tiến sĩ nho học đứng đầu trong cả nước. Trấn Hải Dương xưa có 637 tiến sĩ, 12 trạng nguyên. Sau chia tách địa giới hành chính, toàn tỉnh có 486 tiến sĩ, 11 trạng nguyên. Văn miếu Mao Điền không chỉ là nơi lưu danh những bậc hiền tài mà còn là địa chỉ giáo dục, khích lệ hậu thế noi gương học tập, tạo ra một mạch nguồn văn hóa không ngừng chảy. Văn miếu Mao Điền là một trung tâm đào tạo nhân tài, tôn vinh học vấn, tạo nguồn lực xây dựng đất nước và tồn tại cho đến ngày nay.
 

Văn miếu Mao Điền ngày nay thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng là một trong số ít văn miếu còn tồn tại ở Việt Nam. Nguyên được lập ra để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương xưa nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức khoa thi Hội.

 

Từ giữa thế kỷ 15, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, nhà Lê sơ đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có trường thi hương Mao Điền (huyện Cẩm Giàng) và Văn miếu Vĩnh Lại (huyện Đường An). Qua hơn 300 năm, đến năm 1801 dưới thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về Mao Điền cùng với Trường thi hương trấn Hải Dương và trở thành nơi đào tạo hàng nghìn cử nhân, tiến sỹ Nho học, đứng hàng đầu cả nước.

Nhìn từ xa, Văn miếu Mao Điền trông như một toà thành lớn, nổi bật giữa màu xanh của những ruộng lúa Xuân mới cấy. Qua cổng Tam quan đồ sộ là khoảng sân rộng dẫn lên cây cầu đá cong cong duyên dáng. Bên hồ nước xanh, cây gạo cổ thụ có tuổi đời hơn 200 năm vẫn đang trổ lộc non trong tiết Xuân ấm áp.  Sảnh chính của văn miếu với gian nhà giữa và gác chuông, gác trống hai bên, ở sân có cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ngoài có đài nghiên, tháp Bút, Nghi Môn, Thiên Quang Tinh, Khái Thánh thờ thân Phụ và thân Mẫu của Khổng Tử. Tiếp đến là gác Chuông, gác Trống đối xứng với nhau và nằm ở phía hai đầu hồi dãy nhà giải vũ. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng.

Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình uy nghi, bề thế và thâm trầm cổ kính với thời gian. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút chạm trổ hình rồng phượng áp sát vào nhau. Kiến trúc xây theo kiểu chữ Nhị, rộng 10 mẫu (3,6 ha), các hạng mục được quy hoạch đẹp mắt, cân đối, hài hòa từ trong ra ngoài.

Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng Đông và Tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Đông vu là nhà truyền thống còn Tây vu là nhà khách. Hai bên vách treo danh sách 637 vị tiến sĩ quê Hải Dương đỗ đạt trong các thời kỳ khoa cử Việt Nam.

 

Bài trí thờ tự tại di tích trước đây được sắp xếp theo mô hình của Văn miếu Quốc Tử giám Hà Nội. Ngoài Bái đường có 01 ban thờ công đồng để nho sinh xa, gần đến lễ bái. Ngoài việc thờ Khổng Tử như trước còn phối thờ thêm 08 vị Đại khoa người Việt, trong đó đúc tượng đồng 5 Danh nhân là: Đức Khổng Tử, Tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tượng được đặt trong khám gỗ sơn son, thếp vàng đẹp đẽ. Đồng thời lập bài vị cho 04 danh nhân còn lại là: Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh, Thần toán Việt Nam Vũ Hữu, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh, Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ.

Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long nên gọi là xứ Đông. Đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi Hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người Hải Dương đã tham dự và hiển đạt, như danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535).

Trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho đất nước. Tại miền Bắc Việt Nam, Văn miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác.

 

Trải qua thời gian, Văn Miếu Mao Điền bị tàn phá do chiến tranh và thiên tai, bị hư hại nhiều. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Từ năm 2002, chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn miếu. Năm 1993, Văn miếu Mao Điền được Nhà nước công nhận di tích và xếp hạng cấp quốc gia.

Tháng 2 âm lịch hàng năm, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu Mao Điền. Người Hải Dương ở khắp nơi lại tề tựu về dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước. Không khí lễ hội tưng bừng mà trang nghiêm. Truyền thống ấy còn giữ gìn tới ngày nay. Chẳng những người Mao Điền, Cẩm Giàng mà khắp vùng, khách thập phương hân hoan đón chờ ngày lễ.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cứ vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch hằng năm, quan tổng đốc cùng các quan lại, cử nhân, tiến sĩ… lại về Văn miếu Mao Điền làm lễ nêu cao cương thường, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, khuyến khích lớp trẻ học tập và rèn luyện nhân phẩm. Ngày nay, Văn miếu Mao Điền trở thành địa chỉ giáo dục quan trọng cho các thế hệ trẻ về lịch sử, văn hóa, truyền thống khoa bảng và được coi là nơi tôn vinh đạo học của tỉnh Đông. Sự ra đời, tồn tại của Văn miếu Mao Điền suốt hơn 2 thế kỷ qua chứng minh Hải Dương là vùng đất học, đất danh nhân, đất văn hiến.

Hiện nay, Văn miếu là địa chỉ “khuyến học, khuyến tài” giáo dục mọi thế hệ học sinh tỉnh Hải Dương và học sinh cả nước về phát huy tinh thần “tôn sư trọng đạo” và hiếu học của người tỉnh Đông. Những ngày đầu Xuân mới, nhiều gia đình đưa con em đến thăm Văn miếu Mao Điền để xin chữ đầu năm lấy may, thắp hương tưởng nhớ các bậc hiền tài được thờ tự tại Văn miếu và cầu mong các vị tiên hiền phù hộ cho mọi người bền gan vững chí phấn đấu, rèn đức, luyện tài góp phần xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh, phồn vinh.
Lược bớt đi để ngắn gọn hơn nhé!ha
 

3 tháng 2 2021

I. LẬP DÀN Ý

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề

B. Thân bài 

1. Giải thích

- Tự học là gì?

+ Đó là tinh thần tự giác học tập mà không bị ai đôn đốc, thúc giục.

+ Người có tinh thần tự học luôn là người chủ động, sáng tạo, là gương sáng của biết bao thế hệ.

2. Chứng minh

- Thực tế trong cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều tấm gương tự giác học tập.

+ Tiêu biểu như Bill Gates, trong quá trình học tập, ông luôn tự giác đọc sách, lắng nghe lời thầy cô giáo để rút ra những kinh nghiệm, bài học cho bản thân. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà ông đã trở thành tỉ phú thế giới.

+ Hay như nhà bác học Ê đi sơn, để phát minh ra đèn điện, ông đã nỗ lực, chăm chỉ tích lũy kiến thức của nhân loại. Hơn hết, ông còn mày mò, tìm hiểu thêm những điều thú vị ngoài sách vở chứ không phải lúc nào cũng cặm cụi vào những trang sách.

- Đặc biệt nhất là trong mùa dịch covid 19 hiện nay, có nhiều bạn có tinh thần tự học cao độ như học sinh trường Trung học Phổ Thông Thái Phiên. Tuy nhiên cạnh đó vẫn còn có những em lười học, ỷ lại, tranh thủ thời gian nghỉ dịch để chơi bời, tụ tập bạn bè.

3. Bình luận

- Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách toàn diện, hứng thú.

- Hơn thế nữa, nó còn giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

- Không những thế, nó còn giúp người học trở nên năng động, tự mày mò chứ không thụ động, ý lại hay trông chờ vào ai khác.

- Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, tự học là một vấn đề quan trọng bởi lẽ khi không có sự quản lí, điều tiết của giáo viên thì rất dễ hình thành ở học sinh tính lười biếng. Mỗi bạn học sinh không những phải nâng cao ý thức học tập của mình mà còn phải tích cực suy nghĩ, mày mò về những điều mình chưa học hoặc đã học.

4. Liên hệ bản thân

- Là học sinh, em luôn rèn luyện cho mình một tinh thần tự học cao độ. Bởi em nhận thức được tầm quan trọng của việc học và hiểu rằng "Học tập không là con đường duy nhất nhưng là con đường ngắn nhất đi đến thành công". 

- Chưa dừng lại ở đó, em còn tuyên truyền, phát huy ý thức học tập tốt này ở mỗi bạn học sinh. 

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của vấn đề nghị luận. 

II, Bài văn tham khảo

Bàn luận về phép học, Lê nin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi". Câu nói đó có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt là trong mùa covid 19 hiện nay. Hơn hết, học là quá trình tích lũy kiến thức sâu rộng, đòi hỏi người học phải có một tinh thần học tập tốt mà tiêu biểu là tính tự giác trong học tập. Chính vì vậy, tự học là một vấn đề quan trọng, đáng được lưu tâm.

Vậy tự học là gì? Đó là tinh thần tự giác học tập mà không bị ai đôn đốc, thúc giục. Người có tinh thần tự học luôn là người chủ động, sáng tạo, là gương sáng của biết bao thế hệ.

Thực tế trong cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều tấm gương tự giác học tập. Tiêu biểu như Bill Gates, trong quá trình học tập, ông luôn tự giác đọc sách, lắng nghe lời thầy cô giáo để rút ra những kinh nghiệm, bài học cho bản thân. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà ông đã trở thành tỉ phú thế giới. Hay như nhà bác học Ê đi sơn, để phát minh ra đèn điện, ông đã nỗ lực, chăm chỉ tích lũy kiến thức của nhân loại. Hơn hết, ông còn mày mò, tìm hiểu thêm những điều thú vị ngoài sách vở chứ không phải lúc nào cũng cặm cụi vào những trang sách. Đặc biệt nhất là trong mùa dịch covid 19 hiện nay, có nhiều bạn có tinh thần tự học cao độ như học sinh trường Trung học Phổ Thông Thái Phiên. Tuy nhiên cạnh đó vẫn còn có những em lười học, ỷ lại, tranh thủ thời gian nghỉ dịch để chơi bời, tụ tập bạn bè.

Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách toàn diện, hứng thú. Hơn thế nữa, nó còn giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế, nó còn giúp người học trở nên năng động, tự mày mò chứ không thụ động, ý lại hay trông chờ vào ai khác. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, tự học là một vấn đề quan trọng bởi lẽ khi không có sự quản lí, điều tiết của giáo viên thì rất dễ hình thành ở học sinh tính lười biếng. Mỗi bạn học sinh không những phải nâng cao ý thức học tập của mình mà còn phải tích cực suy nghĩ, mày mò về những điều mình chưa học hoặc đã học.

Là học sinh, em luôn rèn luyện cho mình một tinh thần tự học cao độ trong bất kì một hoàn cảnh nào. Bởi em nhận thức được tầm quan trọng của việc học và hiểu rằng "Học tập không là con đường duy nhất nhưng là con đường ngắn nhất đi đến thành công". Chưa dừng lại ở đó, em còn tuyên truyền, phát huy ý thức học tập tốt này ở mỗi bạn học sinh. 

Thật vậy, tự học là con đường ngắn nhất giúp bạn chinh phục ước mơ. Hãy không ngừng rèn luyện và phê phán những kẻ lười nhác như con ốc sên

Dàn ý:

Mở bài:Trong mùa dịch bệnh này ý thức tự học là điều mà mỗi học sinh đều phải có để vượt qua thời kỳ khó khăn này.

Thân bài:Ta phái nêu ra ý nghĩa của tinh thần tự học,thế nào là tinh thần tự học ?

Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân để vượt qua giai đoạn khó khăn này.Trong lúc học tập ta cần:chăm chú nghe thầy cô giảng bài,biết vận dụng bài học vào đời sống,....Dù cho chúng ta đang ở giai đoạn khó khăn đến đâu thì vẫn cần phải học,học tập để làm giàu,đẹp đất nước.

Từ ý trên ta thấy tự học có ý nghĩa rất quan trọng.

- Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

- Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.

Đất nước ta đang rất khó khăn vì dịch bệnh nên chúng ta cần có ý thức tự học,tự giác,miệt mài để các kiến thức không bị lãng quên đến khi đi học lại có thể dễ dàng tiếp thu.

Kết bài:

- Đánh giá chung về tinh thần tự học. Cảm nghĩ của bản thân.

 

 

 

                                                   Bài làm

    Như các bạn cũng đã biết dịch bệnh giờ đây đã quay trở lại nên các bạn cũng nên có ý thức tự học để vượt qua thời kỳ khó khăn này.

    Các bạn biết rồi đấy tinh thần tự học là ý thức rèn luyện tích cực để thu nhận thêm kiến thức  và hình thành kỹ năng cho bản thân để vượt qua giai đoạn khó khăn này.Trong lúc học tập ta cần:chăm chú nghe thầy cô giảng bài,biết vận dụng bài học vào đời sống,....Dù cho chúng ta đang ở giai đoạn khó khăn đến đâu thì vẫn cần phải học,học tập để làm giàu,đẹp đất nước.Ta phải học mới thấy được ý nghĩa của việc học tập,khi học bài ta cần nắm được các khuyết điểm của bản thân để sửa chữa.Đến một lúc nào đó khi dịch bệnh qua đi ta lại đến lớp lúc đó ta có thể dễ dàng vẫn dụng các kiến thức đã ôn trước.

     Em cũng sẽ cố gắng,nỗ lực hơn thật nhiều để vượt qua giai đoạn này,mong sao các bạn học sinh sẽ có ý thức tự học và làm bài ở nhà để cùng với đất nước đi qua giai đoạn này.