K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL
22 tháng 5 2020

Kinh tế Thế kỉ XVI - XVIII

* Nông nghiệp:

- Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

- Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…

* Thủ công nghiệp:

- Cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.

- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội),…

* Thương nghiệp:

- Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.

- Xuất hiện thêm nhiều thành thị.

Kinh tế Nửa đầu thế kỉ XIX

* Nông nghiệp:

- Việc khai hoang được thực hiện và có hiệu quả.

- Việc sửa đắp đê gặp khó khăn.

=> Diện tích canh tác tăng nhưng ruộng bị bỏ hoang, nông dân bị cướp ruộng, phải sống lưu vong.

* Thủ công nghiệp:

- Theo đà phát triển của các thế kỉ trước, thủ công nghiệp nửa đầu thế kỉ XIX có điều kiện phát triển thêm.

* Thương nghiệp:

- Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

17 tháng 12 2019

Đáp án: C. Hầu hết các nước châu Á trở thành thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,…

Giải thích: Bài 7 SGK trang 21 Địa lí 8.

26 tháng 10 2021

Thanks

 

15 tháng 8 2023

Tham khảo
* Tình hình chính trị:

- Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị ở Ấn Độ.

- Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở quốc gia này.

- Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị, thực dân Anh đã: nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; đồng thời tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.

* Tình hình kinh tế:

- Thực dân Anh tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.

+ Trong nông nghiệp: chính quyền thực dân tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền.

+ Trong công nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh khai thác hầm mỏ, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, áp đặt nhiều thứ thuế,…

- Chính sách vơ vét, bóc lột của Anh đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, như:

+ Đời sống của nhân dân Ấn Độ kiệt quệ, cực khổ;

+ Nền kinh tế Ấn Độ tuy có sự chuyển biến nhất định, nhưng chỉ mang tính cục bộ, phát triển thiếu cân đối giữa các địa phương và giữa các ngành kinh tế,…

* Tình hình xã hội:

- Thực dân Anh thi hành chính sách "ngu dân", khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.

- Ách áp bức, thống trị của thực dân Anh đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

a) Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ

- Từ đầu thế kỉ XVII, chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu do sự tranh giành quyền lực giữa các chúa, các nước phương Tây chủ yếu làAnh - Pháp đua nhau xâm lược.

- Giữa thế kỉ XIX, Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.

Mục b

b) Chính sách cai trị của thực dân Anh

* Về kinh tế:

- Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.

- Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.

* Về chính trị - xã hội:

 

 

Nữ hoàng Victoria trở thành nữ hoàng Ấn Độ (1877)

- Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.

- Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

- Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.

* Về văn hóa - giáo dục: thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.

* Hậu quả:

- Kinh tế giảm sút, bần cùng.

- Đời sống nhân dân cực khổ.

 

Mục c

c) Mở rộng: Điểm giống cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX:

Đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị (chủ nghĩa thực dân cũ).

- Ở Việt Nam, thực dân Pháp chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì, sáp nhập vào Liên bang Đông Dương. Đứng đầu là một viên Toàn quyền là người Pháp. Đứng đầu mỗi tỉnh đều có một viên công sứ người Pháp thực hiện chức năng bảo hộ,...

=> Đây chính là chính sách trực trị, chia để trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Về cơ bản cũng giống với chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ

31 tháng 10 2023

Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI, kinh thành Thăng Long đã trải qua nhiều biến động về chính trị, kinh tế và văn hóa. Về mặt chính trị, Thăng Long đã trở thành trung tâm chính trị của Đại Việt và được chia thành nhiều phường tập trung theo ngành nghề sản xuất. Trong giai đoạn này, Thăng Long đã trở thành một trong những trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế hàng đầu ở Đông Nam Á. Về mặt kinh tế, Thăng Long phát triển mạnh mẽ nhờ trở thành trung tâm giao thương và công cụ chính sách của triều đình. Thương nghiệp và buôn bán tại các chợ diễn ra sôi động, thu hút sự giao thương với các nước láng giềng và các điểm đến xa hơn như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Về mặt văn hóa, Thăng Long đã chú trọng phát triển giáo dục, lập các trường học và tổ chức các kỳ thi Nho học để chọn ra những người tài giỏi làm quan. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI, Thăng Long đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng trong lịch sử của Việt Nam.

16 tháng 11 2018

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập không hoàn toàn làm cho kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên sự chuyển biến này chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng. Nhìn chung kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn, phát triển thiếu cân đối và bị lệ thuộc vào tư bản Pháp

Đáp án cần chọn là: B

29 tháng 9 2017

Đáp án: B

Giải thích: Mục…1….Trang…138...SGK Lịch sử 11 cơ bản

18 tháng 5 2017

Đáp án B

16 tháng 10 2017

Tham khảo nhé bạn

điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ cuối tk XIX đầu XX là:

-cuối thế kỉ xix kt mĩ phát triển chiếm vị trí hàng đầu thế giới

-nông nghiệp mĩ cũng trở thành vựa lúa và là nơi cung cấp thực phẩm cho cả Tây âu

-gđ này xuất hiện các công ti độc quyền mà có thế lực nhất là 2 tập đoàn Mooc-gân và Rốc-phe-lơ

-Về ngoại thương và xuất khẩu tư bản mĩ cug vươn lên bao trùm toàn bộ khu vực châu mĩ

Tick nếu bạn thấy đúng nhaleuleu

4 tháng 2 2023

- Kinh tế:

+ Chủ yếu dựa vào canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy hải sản.

+ Làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ.

+ Thương nghiệp không còn phát triển như thời kì Vương quốc Phù Nam.

- Xã hội:

+ Cư dân sống tập trung tại những vùng đất cao về phía Tây, tụ cư thành các xóm làng.

+ Người dân vẫn giữ nhiều truyền thống văn hóa từ thời Phù Nam. 

+ Tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

+ Hindu giáo, Phật giáo, tín ngưỡng dân gian,… tiếp tục được duy trì trong đời sống văn hóa của cư dân.

+ Đời sống vật chất và tinh thần phản ánh một nền văn hóa bình dân, sống ở vùng khí hậu nóng ẩm và môi trường sông nước.