K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                                                                             Cảm thụ văn học                                                                   Trong bài Vàm Cỏ Đông, nhà thơ Hoàng Vũ có viết:                                                                                     Đây con sông như dòng sữa mẹ                                                                                     Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây     ...
Đọc tiếp

                                                                                             Cảm thụ văn học
                                                                   Trong bài Vàm Cỏ Đông, nhà thơ Hoàng Vũ có viết:

                                                                                     Đây con sông như dòng sữa mẹ
                                                                                     Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
                                                                                     Và ăm ắp như lòng người mẹ
                                                                                     Chở tình thương trang trải đêm ngày

                                                   Hãy nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương.
 

0
19 tháng 8 2017

Khổ thơ em thích nhất:

    "Đây con sông như dòng sữa mẹ

    Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây

    Và ăm ắp như lòng người mẹ

    Chở tình thương trang trải đêm ngày

8 tháng 1 2019

theo mình biết thì không phải đâu

8 tháng 1 2019

Sông Vàm Cỏ là một dòng sông ở Nam Bộ, Việt Nam, thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Sông này có khoảng 10 phụ lưu trong đó hai chi lưu trực tiếp tạo nên dòng sông là sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây đều bắt nguồn từ Prey Veng (Campuchia) rồi hợp lưu tại ngã ba Bần Quỳ[1] (Tân Trụ). Sông Vàm Cỏ chảy theo hình chữ W từ tây sang đông và đổ nước vào sông Soài Rạp, cách cửa Soài Rạp khoảng 12 km. Tính từ chỗ ngã ba Vàm Cỏ Đông - Vàm Cỏ Tây đến ngã ba sông Soài Rạp, Vàm Cỏ dài 35,5 km. Sông Vàm Cỏ chảy trong địa phận tỉnh Long An (huyện Châu Thành ở hữu ngạn, huyện Cần Đước ở tả ngạn), đồng thời tạo thành ranh giới tự nhiên và ranh giới hành chính giữa hai tỉnh Long An (huyện Cần Đước ở tả ngạn) và Tiền Giang (thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông ở hữu ngạn).

Sông Vàm Cỏ tuy ngắn nhưng có đến 3 tên gọi. Ngoài tên gọi Vàm Cỏ ra, đoạn gần ngã ba Bần Quỳ còn gọi là sông Xá Hương[1], đoạn giáp với sông Soài Rạp gọi là Vàm Bao Ngược.

Tham khao nhé bạn

1 tháng 8 2019

Điệp cấu trúc 

15 tháng 12 2017

Dòng Vàm cỏ Đông có nhiều nét đẹp :

Bốn mùa soi từng mảnh mây trời

Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy

Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi

25 tháng 8 2021

Tham khảo nhé:

Bằng biện pháp so sánh, tác giả Hoàng Vũ đã bộc lộ được vẻ đẹp đáng quý của con sông quê hương. Con sông có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người: nó hàng ngàyhiền hòa, cần mẫn đưa nước vào đồng ruộng để tưới tắm cho ruộng lúa, vườn cây thêm tốt tươi như người mẹ hiền mang dòng sữa nóng đến cho chúng ta. Bởi vậy ta càng yêu quý và trân trọng dòng sông quê hương hơn

12 tháng 6 2022

có cả nhân hóa nhé

 

6 tháng 5 2022

Ngày 10/12/1861 nghĩa quân do Nguyễn Trung Trực chỉ huy làm nên một chiến công lừng lẫy, đánh một trận mưu trí và táo bạo, đốt cháy chiến hạm Hy Vọng ( Espérence ) của thực dân Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông ( hay còn gọi là sông Nhật Tảo ), diệt toàn bộ quân địch trên tàu gồm 17 lính Pháp và 20 tên Việt gian.

6 tháng 5 2022

Ngày 10/12/1861 nghĩa quân do Nguyễn Trung Trực chỉ huy làm nên một chiến công lừng lẫy, đánh một trận mưu trí và táo bạo, đốt cháy chiến hạm Hy Vọng ( Espérence ) của thực dân Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông ( hay còn gọi là sông Nhật Tảo ), diệt toàn bộ quân địch trên tàu gồm 17 lính Pháp và 20 tên Việt gian.                                                     

 

29 tháng 10 2022

Cuộc sống ở làng quê, ở đồi xóm là một cuộc sống mà không ít người mong muốn. Và còn kì diệu hơn nữa khi cuộc sống ấy gắn liền với một dòng sông êm đềm, dịu dàng, mát lành – một dòng sông của sự tươi trẻ, của sức sống

.Quê tôi, nơi đã chứng kiến cả tuổi thơ của tôi, cũng có một dòng sông xanh mát. Liệu còn điều gì sung sướng hơn khi trên một miền quê xa xăm, hẻo lánh lại có một dòng sông chảy qua, dòng sông đã từng cho tôi một tuổi thơ thật tuyệt vời.   Tôi yêu dòng sông quê hương tôi như yêu chính gia đình tôi, như chính tình yêu mà tôi dành cho nơi xóm làng quen thuộc. Cứ mỗi khi nhớ đến dòng sông ấy, kí ức về tuổi thơ lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như một chuyện mới xảy ra, dường như chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi. Tôi nhớ, trong kỷ niệm của tôi, con sông đặc biệt ấy uốn mình quanh làng xóm, rồi chập vào một nhánh sông khác, đổ ra biển. Chẳng thể nào quên được cái cảm giác ấy, một sự choáng ngợp, một sự ngạc nhiên đã ập đến trong tôi vào lần đầu tiên nhìn thấy nó. Con sông quê tôi chỉ rộng chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó chẳng thể nào bao quát hết được, vẫn tiếp tục chảy ở phía đường chân trời. Chẳng hiểu tại sao dường như con sông đã in trong kí ức tôi một thông điệp kì lạ – bất cứ khi nào tôi nhớ tới dòng sông, lại nhớ tới quê hương, xóm làng. Tôi còn nhớ những lần tập bơi bên bờ sông, còn nhớ lần đầu tiên được vùng vẫy trong làn nước đỏ au đó, một cảm giác mát lành, sung sướng dịu ngọt đã ập đến với tôi một cách ngẫu nhiên, khiến tôi cảm thấy như được đến với một nơi tràn ngập những sự vui vẻ. Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ tới những lần đi chăng lưới đánh cá trên sông cùng bố. Con sông quê tôi thật lạ kì, nước sông đỏ au vì phù sa nhưng cũng một phần đỏ vì màu hồng của cá diếc, cá chép. Những bầy cá đông nhung nhúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi nắng đổ lên sông, mặt nước lại ánh lên như được dát bạc. Rồi những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông tôi yêu quý. Những kỷ niệm vê dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Đó là những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà cát vàng như bám đầy chân tay, hay những lần tôi tức giận, làn nước mát mẻ ấy lại vỗ vê tôi, xoa dịu những giận hờn trong tôi, cho tôi được sống trong sự dịu dàng, ngọt ngào của tuổi thơ, sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái vị mặn mặn, ngòn ngọt của nước sông quê tôi, chẳng thể quên được bầy cá chép, cá diếc đông đúc ấy. Tôi sẽ chẳng thể nào có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quý ấy.

trong đoạn thơ của nhà thơ Hoài Vũ, dòng sông quê hương hiện lên thật đẹp và quý giá qua những hình ảnh và cảm xúc sâu lắng. Dòng sông được so sánh với "dòng sữa mẹ," một hình ảnh đầy ắp sự yêu thương và chăm sóc. Sự so sánh này không chỉ nhấn mạnh vai trò quan trọng của dòng sông trong việc nuôi dưỡng cây cối, mà còn gợi lên hình ảnh của sự trìu mến và ấm áp từ người mẹ. Nước sông “xanh ruộng lúa, vườn cây” cho thấy sự phong phú và sức sống mãnh liệt mà dòng sông mang lại cho đất đai. Sự tươi tốt của đồng ruộng và vườn cây nhờ vào nguồn nước từ sông chứng tỏ sự cần thiết của nó trong cuộc sống nông nghiệp. Hình ảnh “ăm ắp như lòng người mẹ” tiếp tục nhấn mạnh sự bao la và đầy đặn của tình yêu thương mà dòng sông trao tặng cho quê hương. Dòng sông không chỉ chở nặng phù sa mà còn mang theo sự quan tâm và lo lắng của mẹ đối với con cái, như “chở tỉnh thương trang trải đêm ngày.” Vẻ đẹp của dòng sông chính là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và tình cảm con người, vừa nuôi dưỡng, vừa biểu lộ tình cảm sâu sắc. Dòng sông quê hương không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn là biểu tượng của sự ấm áp và yêu thương, đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây.

2 tháng 3 2016

* Sông Sài Gòn:

- Bắt nguồn từ Sroc BuTen (Bình Phước), đoạn thượng và trung lưu chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam; đoạn hạ lưu chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam; đến Tân Thuận (TP Hồ Chí Minh) hợp với sông Đồng Nai, đổ ra biển.

- Chiều dài của sông qua tỉnh ta là 135km.

- Những phụ lưu chính của sông là: Suối Ngô ( Suối Bà Chiêm), suối Sanh đôi.

* Sông Vàm Cỏ Đông:

- Bắt nguồn tử Thôn Suông (CampuChia) chày theo hướng Tây Bắc-Đông Nam đến Long An hợp với sông Vàm CỏTây đổ ra biển.

- Độ dài của sông qua tỉnh ta là: 151km.

- Các phụ lưu chính là: Rạch Bến Đá, rạch Tây Ninh, rạch Trảng Bàng.