K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 5 2020

chuyện 1 :

GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM

CHUYỆN 2

THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM

chuyện 3

NƯỚC NÓNG,NƯỚC NGUỘI

chuyện 4

ĐÔI DÉP BÁC HỒ

chuyện 5

BA CHIẾC BA LÔ

chuyện 6

HAI BÀN TAY

chuyện 7

BỎ THUỐC LÁ

chuyện 8

GIỮ LỜI HỨA

chuyện 9

BÁT CHÈ XẺ ĐÔI

chuyên 10

BÁC HỒ VỚI CHIẾN SĨ NGƯỜI DÂN TỘC

mình làm đầu nên đúng thì k [mik viết vội nên có vài lỗi nhỏ]

17 tháng 5 2020

Thank bạn nhiều!~

26 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Đức tính giản dị của Bác Hồ

13 tháng 5 2020

bài văn thứ nhất 1:

Đối với mỗi học sinh Việt Nam khi đến trường, 5 điều Bác Hồ dạy chính là những thứ mà các em được tiếp xúc rất sớm và là hành trang trên con đường học tập của các em. Sau đây, em xin kể về câu chuyện của em và thật hạnh phúc khi em đã làm theo 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy "Giữ gìn vệ sinh thật tốt".

Ngày hôm đó là ngày trực nhật của em và bạn cùng bàn. Tuy nhiên, vì bạn cùng bàn của em bị ốm nghỉ học nên em hoàn toàn phải làm công việc đó một mình. Sau giờ học, sau khi các bạn trong lớp ra về hết, em cảm thấy thực sự rất muốn về nhà. Trong đầu em lúc đó nghĩ là "Về nhà giờ này là được xem ti vi, ăn bánh ngọt. Bây giờ mà ở lại dọn dẹp thì thực sự mệt muốn chết. Với cả cũng đâu có ai giám sát mình đâu, về cũng chả ai biết". Em đã nghĩ như thế và ý định trốn trực nhật đã lóe lên trong đầu em. Tuy nhiên, em đột nhiên nhìn thấy tấm bảng 5 điều Bác Hồ dạy ở trên tường. Trên đó có dòng chữ "Giữ gìn vệ sinh thật tốt" và "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Em bỗng cảm thấy quá xấu hổ về chính mình, rằng tại sao mình lại ý thức kém, thiếu tự giác và không thật thà như thế. Dọn dẹp chính là để góp phần mình vào việc giữ gìn trường lớp xanh sạch đẹp. Nếu như việc nhỏ như này mà em còn không làm thì sao có thể làm được việc lớn đây? Chính vì vậy, em đã ở lại và hoàn thành xong công việc trực nhật của mình. Về đến nhà, em cảm thấy thật vui vì đã góp 1 phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp, cùng các bạn xây dựng nên 1 môi trường học tập trong lành.

Tóm lại, việc làm theo 5 điều Bác Hồ dạy chính là điều cần thiết ở mỗi học sinh. Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy không chỉ để trở thành những người tốt hơn mà còn trở thành những công dân có ích trong cộng đồng, đất nước.

Bài văn  2:

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

– Có chuyện chi đó cháu?

– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt.

Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

Bài văn 3:

Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò “tại sao lại thế?”, phải không nào? Tôi sẽ kể các bạn nghe.

Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chần thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:

– Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?

Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:

– À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.

Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt

Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà:

– Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!

Bà cụ mừng rỡ:

– Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.

Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng “dắt” nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi.

Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: “Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi”. Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:

– Cháu thật ngoan ngoãn, hiếu hạnh.

Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình:

– Hôm nay bạn Dương đã không hoàn thành nhiệm vụ trực nhật của mình lại còn đi học muộn.

Tôi liền đứng dậy, xin phép cô kể lại nguyên nhân đi học muộn để cô và các bạn nghe. Cô giáo và cả lớp hiểu ra mọi chuyện cô không phê bình tôi nữa mà còn biểu dương:

– Bạn Dương tuy đi học muộn nhưng đã làm được một việc tốt, thật đáng khen. Cô sẽ đề nghị nhà trường khen thưởng. Thôi, chúng ta tiếp tục bài học.

Tuy hơi mệt nhưng tôi cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt. Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt.

Bài văn 4:

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nói:

- Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán.

Linh sực nhớ ra và reo lên:

- A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không?

Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: "Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ?"Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ:

- Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này.

Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ

Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói:

- Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé!

Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói:

- Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé!

Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

Bài văn 5:

Chủ nhật tuần vừa rồi em được nghỉ học nên đã một mình đi ra nhà sách trên đường Cầu Giấy để tìm mua vài cuốn truyện, sách để đọc. Trên đường đi em đã làm được một việc tốt đó là giúp đỡ một bà cụ sang đường.

Việc đi trên đường ở Hà Nội rất phức tạp và nguy hiểm, nhất là khi muốn đi bộ cắt ngang qua đường mà không có vạch nhường đường cho người đi bộ. Khi em đang ngồi trên tầng hai của nhà sách, nhìn xuống đường phố đang nhộn nhịp xe cộ bỗng em thấy một cụ già cứ đứng trên vỉa hè, hết ngó phía trước lại ngó về phía sau, vẻ mặt chờ đợi và rất lo sợ. Em đoán là cụ già đó muốn sang phía bên kia đường nhưng nhìn dòng xe đang lao đi vun vút trên đường cụ sẽ không dám xin đường băng qua, cũng chẳng có ai chịu giúp cụ qua đường hay đi xe chậm lại để nhường cụ sang đường. Em thấy vậy liền từ trong nhà sách đi ra ngoài đường, đến gần chỗ cụ già em hỏi cụ: "Cụ muốn đi bộ sang bên kia đường đúng không ạ? Để cháu giúp cụ sang nhé!", cụ già liền mỉm cười và gật đầu cảm ơn, em liền cầm vào cánh tay cụ, dìu cụ đi, vừa đi vừa dùng tay vẫy các xe để xin nhường đường, chỉ một lúc 3m đã đưa cụ sang bên đường một cách an toàn. Cụ cảm ơn em rất nhiều và luôn miệng khen em là một đứa trẻ tốt bụng.

Dù chỉ là một việc nhỏ, một hành động giản dị bình thường nhưng em lại cảm thấy rất vui khi được giúp đỡ mọi người, em hy vọng các bạn nhỏ cũng sẽ như em, người nhỏ làm việc nhỏ, luôn tích cực làm việc tốt mọi lúc mọi nơi.

Học tốt

Mình viết mòn bàn phím đấy, mog bạn t i c k cho mình kkkkk.

13 tháng 5 2020

Bạn copy trên mạng hả ? Bạn : Lê Thị Khánh Linh ?

Tham khảo:

Bác Hồ là một trong những biểu tượng về lối sống giản dị mà thanh bạch. Lối sống giản dị được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc. Đối với việc ăn uống hết, món ăn toàn là: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… Vào những dịp lễ tết, có món gì ngon lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng. Những thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình. Ngay cả trong công việc hay trong quan hệ với mọi người, Bác cũng sống vô cùng giản dị. Xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Đối với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến… Cách sống giản dị của Bác khiến mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và tự hào. Mỗi người dân hãy cố gắng học tấm và làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

TL
10 tháng 7 2021

Bạn tham khảo nhé !

Bác Hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Ở con người Bác, chúng ta học tập được rất nhiều điều, đặc biệt là đức tính giản dị của Người. Sự giản dị của Bác không chỉ thể hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay cả khi đã là một vị chủ tịch nước, trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô….. là những đồ vật gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác chỉ ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, có vườn cây, ao cá để Bác có thể lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong các mối quan hệ với mọi người, Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam, rồi đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Dù trong cương vị là một vị Chủ tịch nước nhưng Bác không bao giờ thể hiện sự xa cách, mà rất gần gũi thân thiết. Trong lời nói và bài viết, Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính. Sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.​

3 tháng 3 2021

mik thấy bn nên viết = chính cảm xúc của bản thân , văn học là thứ quý giá nhất , đừng làm đục sự tưởng tượng trong con người bạn bằng cách đọc văn mẫu , bài văn hay nhất nằm trong chính trái tim của bn

12 tháng 5 2021

“Tháp Mười đẹp nhất hoa Sen

   Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Lòng tôn kính của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu được thể hiện qua nhiều câu thơ, bài hát ghi sâu vào lòng bao thế hệ người Việt Nam. Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Người là Cha, là Bác, là Anh/ Trái tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ”. 

Đất nước ta, dân tộc ta sinh ra Bác Hồ kính yêu. Non sông đất Việt có loài hoa Sen, một loài hoa bình dị, thanh cao, thuần khiết và mang trong đó phong thái tôn nghiêm và vĩ đại. Nhìn hoa Sen nở trong nắng ban mai, sắc hoa mang đến cho cuộc sống con người một sự nhẹ nhàng, thanh thoát, cùng với dáng vẻ khoan thai, bình yên. Hoa Sen ngời lên một vẻ đẹp bình dị mà tôn nghiêm, dịu dàng mà tôn kính. Mỗi khi nhìn hoa Sen nở, chúng ta như cảm nhận được ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống, nó thiêng liêng cao quý biết nhường nào. Nét trong sáng, cao đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời đã được ca ngợi và trở thánh chủ đề của nhiều câu tục ngữ, ca dao. Chúng ta không thể quên bài ca dao quen thuộc.

                           “Trong đầm gì đẹp bằng Sen
                            Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
                            Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh                          
                            Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Búp Sen như một quả tim hồng mang đầy nhiệt huyết, biết quan tâm, yêu thương và chia sẽ với muôn loài hoa lá cỏ cây của thiên nhiên. Con người yêu quý hoa Sen, bởi hoa Sen biểu tượng của sự đức hạnh, từ bi, trí tuệ, màu của hoa thể hiện phẩm chất thánh thiện của tấm lòng yêu thương, độ lượng khoan dung, nhân ái và cao thượng… Đó là lý do để dân tộc Việt Nam dùng hình tượng hoa Sen lồng trong hình phật và hình của Bác. Người đã mang về cho đất nước ta, dân tộc ta một mùa xuân vĩnh hằng. Một dân tộc từ chỗ nô lệ, cuộc sống lầm than, chết đói hơn hai triệu người năm 1945, nay đã thành một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, phồn vinh. Các thế hệ con cháu đã thực hiện theo lời ước nguyện của Bác đưa đất nước Việt Nam sánh vai với các nước cường quốc năm châu và có uy tín cao trên trường quốc tế.
Bác Hồ của chúng ta đã sinh ra và lớn lên từ Làng Sen trong những năm đen tối của người dân mất nước, Bác ra đi tìm đường cứu nước cũng xuất phát từ chính cái Làng Sen nhỏ bé ấy, để hôm nay dân tộc Việt Nam ta “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa…” tắm mình trong những mùa xuân đổi mới của đất nước. 
Toàn Đảng, toàn dân ta luôn thể hiện lòng tôn kính và biết ơn sâu sắc với vị cha già kính yêu của dân tộc. Dân tộc ta luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trọn cả cuộc đời. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức lối sống của Bác là ta đang khẳng định với các dân tộc trên thế giới rằng: Chúng ta là công dân của đất nước Việt Nam – là con cháu của Bác Hồ Chí Minh.
Bác được ví như những gì đẹp nhất, cao quý nhất trên đời. Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết về Bác với một tình yêu sâu sắc: “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”.
Bác gắn bó với chúng ta cũng như hoa Sen gắn bó với cuộc sống con người. Hoa Sen làm đẹp cho đời bằng sắc hương cao quý của nó thì Bác lại mang cho đời những gì tươi đẹp nhất bằng những tư tưởng, hành động cao quý của mình. Bác vẫn đời đời sống mãi, đậm đà như hương sắc của hoa Sen trong lòng người dân Việt Nam.
 
Một mùa xuân mới lại về, mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân dân tộc tràn ngập sắc hoa và niềm vui hân hoan chào đón. Nhưng, chúng ta không bao giờ quên được công lao trời biển của Bác Hồ kính yêu. Bác của chúng ta nay đã đi xa, nhưng những hình ảnh của Bác mãi đậm nét trong trí nhớ của mỗi thế hệ người dân Việt Nam. Mỗi khi Tết đến xuân về, với những bài thơ chúc Tết của Bác giữa thời khắc giao thừa thiêng liêng trân trọng nhất, Bác đi chúc Tết những gia đình người nghèo khó ở Hà Nội, tình cảm đó của Bác đã làm ấm lên mùa xuân trong lòng mỗi người con đất Vi

12 tháng 5 2021

                                           “Tháp Mười đẹp nhất bông Sen

                                       Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Lòng tôn kính của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu được thể hiện qua nhiều câu thơ, bài hát ghi sâu vào lòng bao thế hệ người Việt Nam. Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Người là Cha, là Bác, là Anh/ Trái tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ”. 

Đất nước ta, dân tộc ta sinh ra Bác Hồ kính yêu. Non sông đất Việt có loài hoa Sen, một loài hoa bình dị, thanh cao, thuần khiết và mang trong đó phong thái tôn nghiêm và vĩ đại. Nhìn hoa Sen nở trong nắng ban mai, sắc hoa mang đến cho cuộc sống con người một sự nhẹ nhàng, thanh thoát, cùng với dáng vẻ khoan thai, bình yên. Hoa Sen ngời lên một vẻ đẹp bình dị mà tôn nghiêm, dịu dàng mà tôn kính. Mỗi khi nhìn hoa Sen nở, chúng ta như cảm nhận được ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống, nó thiêng liêng cao quý biết nhường nào. Nét trong sáng, cao đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời đã được ca ngợi và trở thánh chủ đề của nhiều câu tục ngữ, ca dao. Chúng ta không thể quên bài ca dao quen thuộc.

                           “Trong đầm gì đẹp bằng Sen
                            Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
                            Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh                          
                            Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Búp Sen như một quả tim hồng mang đầy nhiệt huyết, biết quan tâm, yêu thương và chia sẽ với muôn loài hoa lá cỏ cây của thiên nhiên. Con người yêu quý hoa Sen, bởi hoa Sen biểu tượng của sự đức hạnh, từ bi, trí tuệ, màu của hoa thể hiện phẩm chất thánh thiện của tấm lòng yêu thương, độ lượng khoan dung, nhân ái và cao thượng… Đó là lý do để dân tộc Việt Nam dùng hình tượng hoa Sen lồng trong hình phật và hình của Bác. Người đã mang về cho đất nước ta, dân tộc ta một mùa xuân vĩnh hằng. Một dân tộc từ chỗ nô lệ, cuộc sống lầm than, chết đói hơn hai triệu người năm 1945, nay đã thành một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, phồn vinh. Các thế hệ con cháu đã thực hiện theo lời ước nguyện của Bác đưa đất nước Việt Nam sánh vai với các nước cường quốc năm châu và có uy tín cao trên trường quốc tế.
Bác Hồ của chúng ta đã sinh ra và lớn lên từ Làng Sen trong những năm đen tối của người dân mất nước, Bác ra đi tìm đường cứu nước cũng xuất phát từ chính cái Làng Sen nhỏ bé ấy, để hôm nay dân tộc Việt Nam ta “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa…” tắm mình trong những mùa xuân đổi mới của đất nước. 
Toàn Đảng, toàn dân ta luôn thể hiện lòng tôn kính và biết ơn sâu sắc với vị cha già kính yêu của dân tộc. Dân tộc ta luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trọn cả cuộc đời. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức lối sống của Bác là ta đang khẳng định với các dân tộc trên thế giới rằng: Chúng ta là công dân của đất nước Việt Nam – là con cháu của Bác Hồ Chí Minh.
Bác được ví như những gì đẹp nhất, cao quý nhất trên đời. Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết về Bác với một tình yêu sâu sắc: “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”.
Bác gắn bó với chúng ta cũng như hoa Sen gắn bó với cuộc sống con người. Hoa Sen làm đẹp cho đời bằng sắc hương cao quý của nó thì Bác lại mang cho đời những gì tươi đẹp nhất bằng những tư tưởng, hành động cao quý của mình. Bác vẫn đời đời sống mãi, đậm đà như hương sắc của hoa Sen trong lòng người dân Việt Nam.
 
Một mùa xuân mới lại về, mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân dân tộc tràn ngập sắc hoa và niềm vui hân hoan chào đón. Nhưng, chúng ta không bao giờ quên được công lao trời biển của Bác Hồ kính yêu. Bác của chúng ta nay đã đi xa, nhưng những hình ảnh của Bác mãi đậm nét trong trí nhớ của mỗi thế hệ người dân Việt Nam. Mỗi khi Tết đến xuân về, với những bài thơ chúc Tết của Bác giữa thời khắc giao thừa thiêng liêng trân trọng nhất, Bác đi chúc Tết những gia đình người nghèo khó ở Hà Nội, tình cảm đó của Bác đã làm ấm lên mùa xuân trong lòng mỗi người con đất Việt. 
 

7 tháng 12 2021

Tham khảo nha                                                      

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương

Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương …

7 tháng 12 2021

Cảm ơn

4 tháng 2 2020

THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. 

Bác bảo: 

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. 

Bác hỏi: 

- Chú đến muộn mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý: 

- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.

Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.

Bài học kinh nghiệm

Quỹ thời gian của con người là có hạn. Người ta có thể làm lại một cái nhà, một con đường,… nhưng không thể lấy lại được một tích tắc thời gian đã mất đi. Chính vì lẽ đó mà thời gian còn quý hơn vàng, bạc. Tiết kiệm thời gian là tiết kiệm thông minh và văn minh nhất.

Mỗi người đều có thể tiết kiệm được thời gian của mình. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó chúng ta cần phải làm việc phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết; làm việc ngăn nắp, gọn gàng; thầy cô chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, lên lớp đúng giờ, sử dụng hiệu quả giờ học; cán bộ cần chuẩn bị nội dung tốt trước khi tiến hành tổ chức hội họp, tiếp dân,... Đó chính là tiết kiệm thời gian của mình và của mọi người.

4 tháng 2 2020

Cho mình hỏi bạn Bình minh ( Hội con 🐄 ) bài của bạn tên gì vậy

11 tháng 12 2021

em tán thành 

vì Kỉ luật tạo nên sự đoàn kết, thống nhất, đảm bảo dân chủ được thực hiện một cách tốt nhất.

Có tinh thần, trách nhiệm trong học tập và công việc, luôn có ý thức vì tập thể.

11 tháng 12 2021

"Có tinh thần, trách nhiệm trong học tập và công việc, luôn có ý thức vì tập thể." cái này là của câu b hả bạn