K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Biện pháp tu từ: so sánh ( như )

Tác dụng : Phép so sánh đã cho thấy được cái tình nghĩa thủy chung của chung của con người với mặt trăng và với những kỉ niệm thời thơ ấu đẹp đẽ vẫn luôn khắc khoải trong tâm thức, rưng rưng đọng thành những dòng lệ.

b) Biện phép tu từ: Hoán dụ ( trái tìm )

*Thật ra, từ "trái tim" có thể nêu là phép ẩn dụ cũng không sai em nhé.

Tác dụng: Trái tim ở đây nằm bên trái, giống như người chiến sĩ ngồi trong xe bên trái tay lái vậy, chỉ cần người chiến sĩ với sự mãnh liệt và tình thần yêu nước sẽ luôn thẳng tiến trên con đường giải phóng dân tộc. Trái tim là vật để chỉ toàn thể cả đội ngũ chiến sĩ lái xe không kính, một phép hoán dụ tinh tế mà mang cả hiện thực lẫn nhân văn.

 

 Hình ảnh " một trái tim" được sử dụng với tư cách phép tu từ hoán dụ.Ý nghĩa của hình ảnh thơ trên là biểu hiện của tình yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người linh lái xe Trường Sơn. Chính sức mạnh ấy đã giúp người lính vượt qua bao gian khó, thiếu thốn để tiến về miền Nam giải phóng đất nước. Hình ảnh thơ trong câu kết là hình ảnh đẹp nhất, tỏa sáng cả bài thơ góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm.

27 tháng 2 2018

Hình ảnh " một trái tim" được sử dụng với tư cách phép tu từ hoán dụ.Ý nghĩa của hình ảnh thơ trên là biểu hiện của tình yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người linh lái xe Trường Sơn. Chính sức mạnh ấy đã giúp người lính vượt qua bao gian khó, thiếu thốn để tiến về miền Nam giải phóng đất nước. Hình ảnh thơ trong câu kết là hình ảnh đẹp nhất, tỏa sáng cả bài thơ góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm.

chuc ban hok tot

10 tháng 3 2016

- Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bão? Nhà thơ đã lí giải: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
+ Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”.
+ “Trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật tu từ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim của họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất nước bị chia cắt thành hai miền.
+ Trái tim ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹ cha, như vợ như chồng… Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mỹ bạo tàn.
=> Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực,chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi.
=> Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng.
=> Có thể coi câu thơ cuối là câu thơ hay nhất của bài thơ. Nó là nhãn tự, là con mắt thơ, bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chống Mỹ:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai” ( Tố Hữu ).

2 tháng 3 2017

hai câu thơ này nói về tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
-Giọng thơ mộc mạc như lời nói bình thường, hình ảnh, ngôn ngữ thơ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc, nó hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn mưa bom bão đạn.
-Những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích, đó là những chiến sĩ kiên cường, vượt lên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến. Phía trước ấy là miền nam thân yêu, sức mạnh để chiếc xe ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính, một trái tim nồng nàn tình yêu nước và sôi trào tính chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-Nghệ thuât: hoán dụ “trái tim”, điệp ngữ “không có”, kết cấu câu “vẫn”, “chỉ cần”, “có” → làm cho
giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng.
-Hình ảnh “trái tim” là nhãn tự của bài thơ, thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí thống nhất đất nước, trái tim gan góc kiên cường, giàu bản lĩnh, chứa chan tình yêu thương → Trái tim cần lái
→ Tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đồng chí ở miền Nam đã khích lệ, động viên người chiến sĩ luôn lạc quan, bình tĩnh, cầm chắc tay lái để đưa đoàn xe mau tới đích.
-Vẫn cách nói bình thản, ngang tàng nhưng câu thơ đỗi lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý
nghĩa như một lời tâm huyết.
→ Ý chí quyết tâm chiến đấu và khí phách anh hùng của người chiến sĩ không có bom đạn nào của kẻ thù có thể làm lay chuyển được.

Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” có cách diễn tả tình cảm của con người một cách gián tiếp, kín đáo qua các sự vật trong những mô típ rất quen thuộc về làng quê của ca dao : “giếng nước gốc đa”. Câu thơ có biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa. Những biện pháp này đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người bộ đội. Nó làm cho lời thơ vừa có sắc thái dân gian, vừa hiện đại.Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn.

24 tháng 1 2021

Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: giếng nước “nhớ”

+ Hoán dụ: Dùng bộ phận để gọi cái cụ thể "giếng nước", "gốc đa" để nói về quê hương, người thân của những người lính.

Tác dụng:  Góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người lính. Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương đối với những người lính ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 12 2018

Đoạn thơ sử dụng phép điệp ngữ, liệt kê, đối lập và hoán dụ.

Điệp ngữ "không có" cùng với hàng loạt các từ "kính, đèn, mui xe, thùng xe" cho thấy sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và sự tàn phá nghiêm trọng của chiến tranh đối với chiếc xe.

Phép đối lập giữa cái "không có" và cái "có". Đó là sự đối lập giữa sự thiếu thốn về vật chất với sự kiên cường, dũng cảm về tinh thần của những người lính trẻ trong kháng chiến chống Mĩ.

Phép hoán dụ qua hình ảnh "trái tim" nhằm chỉ những người lính. Phép tu từ này nhấn mạnh tình yêu nước, sức mạnh và ý chí kiên cường của những người lính trẻ. Chỉ cần còn nuôi dưỡng tình yêu, ngọn lửa khát vọng và một trái tim ấm nóng nhịp đập thì cuộc kháng chiến dù khó khăn thiếu thốn, nhiều gian nan thử thách tới đâu cũng có thể vượt qua.

=> Sự kết hợp các biện pháp tu từ trên cũng là những hình ảnh đẹp kết thúc bài thơ, từ đó mở ra biết bao niềm hứng khởi, niềm tin, niềm lạc quan về chiến thắng tất yếu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.

7 tháng 12 2021

k ko bt lm

19 tháng 8 2019

a. So sánh Bác Hồ là Cha, là Bác, là Anh - là những người thân thương máu mủ ruột rà, khẳng định tình cảm thiêng liêng gắn bó giữa lãnh tụ với nhân dân.

b. So sánh mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày cho thấy những nhọc nhằn, vất vả của người nông dân.

c. Hoán dụ "trái tim" chỉ người chiến sĩ lái xe, khẳng định tinh thần vượt khó, trải qua tất cả mọi thiếu thốn để vững lái vì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

29 tháng 12 2020

Thể thơ: bảy chữ kết hợp với tám chữ

Phương thức biểu đạt: miêu tả

Nội dung khổ thơ: miêu tả sự thiếu thốn về vật chất và hoàn nhưng lạc quan về tinh thần thái độ của những người lính.

Biện pháp tu từ: liệt kê, điệp từ "không"; cụm từ ẩn dụ/hoán dụ "một trái tim"

+) Tác dụng (giá trị biện pháp tu từ): thể hiện sự đối lập giữa những khó khăn về vật chất và hoàn cảnh mà những người lính đang gặp phải với sự lạc quan và hi vọng về miền Nam, vì chiến đấu và ước mơ cách mạng để giải phóng cho đất nước.

Thi tốt!