viết một đoạn văn nghị luần để trình bày luận điểm "Chúng ta không nên học vẹt và học tủ" sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ lại vừa có sức truyền cảm ( trong đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Muốn chiếm lĩnh được tri thức cần có phương pháp khoa học thay vì việc học tủ và học vẹt. Học vẹt là học chay, học không khoa học, tràng giang đại hải, học theo kiểu bắt chước một cách vô thức, không hiểu bản chất của vấn đề. Còn học tủ là lối học lỏi, chọn phần tiếp thu nhanh để học. Hai lối học tai hại này đều gây ra hậu họa khôn lường. Học tủ có thể bị "lệch tủ", "trật tủ" và khả năng bị điểm liệt, điểm yếu rất báo động. Học vẹt khiến cho học sinh rỗng kiến thức và làm mất đi lối tư duy phân tích, tổng hợp vấn đề. Cả hai cách học này đều khiến học trò bị mất phương hướng, và hoàn toàn trống rỗng khi học. Kiến thức thực sự, khả năng sáng tạo và phát triển trí tuệ sẽ không được bị triệt tiêu bởi hai phương pháp học tủ và học vẹt lệch lạc, phiến diện.
Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau
Gợi ý : - Về lí lẽ: Giải thích thế nào là học vẹt, học tủ ? Việc học vẹt học tủ dẫn đến hậu quả gì đối với mỗi người nói riêng và xã hội nói chung ?
- Về yếu tố biểu cảm: Cần bày tỏ tình cảm đáng tiếc cho lối học vô bổ, không có tác dụng mở mang trí tuệ, trau dồi kiến thức (nếu là học vẹt) và lối học cầu may (nếu là học tủ).
-Chúng ta không nên học vẹt và học tủ
+ Học "vẹt" là lối học thuộc mà không hiểu bản chất vấn
đề
+ Học "tủ" là lối học chỉ chú trọng và hiểu kiến thức trong
phạm vi nhất định
Người học không chủ động trong tình huống kiểm tra
+ Cả hai cách học trên đều không có hiệu quả.
Kiến thức không đọng lại
- Cần chống lối học vẹt, học tủ.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Học vẹt, học tủ là gì?.Nêu những dẫn chứng.Học vẹt là học làu làu không suy nghĩ.Học tũ là chỉ học một vài bài dựa trên may,rủi mà thành công . Một người khi cố học thuộc để lấy điểm miệng hay kiểm tra để lấy điểm cao nhưng rút cục học chẳng hiểu vấn đề gì. Còn học tủ, Học tũ là chỉ học một vài bài dựa trên may,rủi mà thành công.Một người khi kiểm tra mà không trúng "tủ"thì họ sẽ nhận được điểm kém.
- Tác hại của việc học tủ và học vẹt: Học vẹt,học tủ đem lại cho người đọc sự thiếu sót trong kiến thức ,sự nghèo nàn trong học vấn . Người hay học vẹt ,học tủ luôn thua sút các bạn. Sau này khi ra đời, họ sẽ không có kiến thức để góp phần xây dựng đời sống xã hội.
Học vẹt, học tủ đều là những cách học lệch lạc. Học vẹt làm chúng ta không nắm được nội dung học mà chỉ thuộc bài một cách máy móc, rập khuôn, như một con vẹt nói được nhưng chẳng hiểu gì cả. Còn học tủ thì sao? Là chỉ học những gì mình cho là cần thiết để nhằm mục đích vượt qua kì thi chứ không phải để nắm kiến thức. Đi thi không gặp được trúng bài mình học sẽ bị “tủ đè” lại ngay. Bởi vậy chúng ta không nên học vẹt, học tủ.
Học mà không hiểu gì,học chỉ mang tính đối phó,học một vài nội dung cho rằng sẽ thi sẽ kiểm tra,điều đó có thể nói là ''học vẹt''và ''học tủ''.Chúng ta phải biết rằng ;học như vậy không thu được kiến thức thật sự không rèn được sự sáng tạo ,trí thông minh ;kiến thức sẽ phiến diện lệch lạc; khi làm bài chúng ta cần suy luận nếu ''lệch tủ'' thì ta sẽ phải làm sao đây?Tất nhiên là sẽ không làm được bài,và sẽ nhận điểm kém , tệ hại hơn là không được lên lớp.Nếu như ai đã từng có một suy nghĩ như thế thì nên ngẫm lại đi vì "học tủ " và "học vẹt"thì không thể tiến nhanh và tiến xa để tới đích của mình được.
Tham khảo :
Có rất nhiều bạn đã tìm được cho mình phương pháp học rất khoa học.Nhưng không ít bạn vẫn thường xuyên học vẹt và học tủ.
Học vẹt là nhắc đi nhắc lại phần kiến thức cần nắm nhiều lần giống như con vẹt tập nói tiếng người.Học vẹt là lối học thuộc lòng một các vô thức. Người học không hề biết gì về bản chất của vấn đề. Chỉ cần người khác vặn hỏi mấy câu là ấp a ấp úng.Học vẹt khiến người học không phát triền được năng lực suy nghĩ.Học tủ là cách học mà người học tự ý chọn cho mình một phần kiến thức nhất định và chỉ tập trung cũng như đầu tư tâm sức vào đó.Nguyên nhân do lười,do sở thích,do thông tin sai lệch ảnh hưởng trước mỗi kì thi. Không ít bạn cũng rơi vào cảnh bị “tủ đè” thật là thảm.Đây là cách học đối phó vì nhiều người chưa xác định được mục đích đúng đắn của việc học. Chính vì vậy,chúng ta hãy dừng lại đi cách học vẹt và học tủ bạn nhé! Vì tương lai đích thực của mình đấy!
Trong số các vấn đề giáo dục được bàn thảo rộng rãi hiện nay, cách dạy là chuyện được nói đến nhiều nhất. Cách lên lớp, cách giảng bài, cách ra đề, cách chấm thi… khâu nào cũng có chuyện.
Nhiều ý kiến chê trách giáo viên về việc sử dụng các bài văn mẫu, hạn chế sáng tạo của học sinh, về cách giải thích một chiều, cách ra đề khuyến khích lối học tủ, học vẹt. Những chuyên đó đều có thật. Tuy nhiên, ở đây đổ hết lỗi cho giáo viên, cho những người trực tiếp đứng lớp là không thỏa đáng bởi vì cách dạy không chỉ phụ thuộc vào năng lực của thầy giáo mà còn vào nhiều yếu tố khác như cơ sở vật chất, qui mô lớp học, nội dung chương trình, sách giáo khoa, thi cử.
Chỉ nói riêng về chương trình thôi, hiện nay ai cũng thấy chương trình phổ thông đang lưu hành là khá nặng. Nặng theo cả hai mặt: nhiều và khó. Nhiều vì thời gian học trên lớp có hạn mà khối lượng kiến thức muốn đưa vào lại quá lớn, thầy cô giáo không tài nào chuyển tải hết, còn học sinh thì không đủ điều kiện để tiếp thu. Thử lấy một ví dụ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, khi dạy bài “Đêm nay Bác không ngủ”, chương trình đưa ra 4 kết quả cần đạt, trong đó yêu cầu thứ hai là "Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ" và yêu cầu thứ ba là "Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ và tác dụng của chúng". Thiết nghĩ đối với một em bé mới học lớp 6 có cần phải biết bản chất của khái niệm ẩn dụ với "4 kiểu ẩn dụ thường gặp là ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác" như sách giáo khoa yêu cầu học sinh phải ghi nhớ hay không? Đó là chưa kể bài thơ này chỉ được giảng trong có 1-2 tiết.
Đối với học sinh phổ thông, nhất là với các lớp học ở cấp dưới, dạy không chỉ để biết mà còn để cảm, để sống. Bản thân muốn biết cũng phải biết từ từ, biết ít một mới có thể tiêu hóa được. Cho nên giảm tải, cắt bớt nội dung chương trình là hết sức cần thiết. Có thế trẻ em mới đỡ học thêm, có thì giờ để chơi và tham gia nhiều hoạt động khác.
Bên cạnh chuyện cắt bớt nội dung chương trình cũng nên chú ý làm sao để kiến thức phù hợp với tâm sinh lý, trình độ phát triển của học sinh. Nhiều sách giáo khoa đưa ra những câu hỏi quá khó, học sinh không thể trả lời được. Chẳng hạn, trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 dành cho trẻ em mới 9 tuổi chúng ta bắt gặp những câu hỏi như sau:
Em hiểu câu thơ “Nhịp chân nghiêng, giấc ngủ em nghiêng” như thế nào? (bài học “Khúc hát ru của Nguyễn Khoa Điềm).
Em hiểu hình ảnh “lượn lờ đờ như trôi trong nắng" như thế nào? (bài "Những cánh bướm bên bờ sông" của Vũ Tú Nam).
Em hiểu câu thơ sau đây như thế nào? “Bút nghiêng, lất phất hạt mưa. Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn” (bài "Nghệ nhân Bát Tràng" của Hồ Minh Hà).
Em hãy cho biết: Ngành công nghiệp nhẹ có nhiệm vụ sản xuất ra những sản phẩm gì? Ngành công nghiệp nặng có nhiệm vụ sản xuất ra những sản phẩm gì?
Trong cuốn Tiếng Việt lớp 5 cũng có những câu hỏi người lớn trả lời cũng khó chứ đừng nói các em bé 10 tuổi: Em thấy tre có những nét nào giống phẩm chất của dân tộc Việt Nam? (bài học “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy)
Bài này thuộc thể loại gì? Trọng tâm miêu tả của tác giả nhằm vào những hoạt động nào? (bài học trích trong "Vỡ bờ" của Nguyễn Đình Thi).
Nếu dạy khó quá, học sinh không tiếp thu được thì các em sẽ chán học, học không hứng thú. Trong trường hợp không thích học mà lại phải làm bài, phải thi thì các em sẽ dễ chọn cách học vẹt, học thuộc mặt dù không biết nó là gì, hễ thầy giáo khen hay thì cũng khen hay, thầy chê cứ xem là dở. Tình trạng này nếu kéo dài, lâu dần sẽ làm mòn khả năng suy nghĩ độc lập của học sinh. Rồi từ nhà trường các em sẽ bước ra xã hội, từ đứa trẻ các em sẽ trở thành người lớn. Từ lối học biến thành lối nghĩ, lối làm. Nếu không kịp sửa chữa lối học vẹt trong nhà trường sẽ có nguy cơ biến thành căn bệnh trong xã hội. Căn bệnh này hẳn cũng đang là một thách thức đối với xã hội chúng ta.
a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)
b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh
- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”
+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca
+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ
a) Bạn tham khảo :
1. Mở đoạn:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2. Thân đoạn
a. Giải thích
+ Học tủ là gì?
+ Học vẹt là gì?
b. Thực trạng
Tình trạng học tủ xuất hiện tại các trường học
c. Nguyên nhân
+ Do ý thức tự giác học và rèn luyện trong một quá trình dài chưa có
+ Học sinh bị ép học quá nhiều kiến thức, quá nhiều môn học cùng lúc, không thể tiêu hóa nổi nên đến kì thi phải lựa chọn cách học tủ, học vẹt để giải quyết vấn đề điểm số
+ Hệ thống giáo dục thiếu thực tế, đặt nặng kiến thức sách vở, học sinh đọc thuộc lòng nhưng không hiểu bản chất vấn đề
d. Hậu quả
+ Học sinh hổng kiến thức
+ Điểm số cao nhưng thực chất học sinh không hiểu bài giảng
e. Giải pháp
+ Thay đổi phương pháp giảng dạy, truyền đạt tới học sinh
+ Tạo điều kiện phát triển thực tế
+ Học sinh cần có ý thức học tập
3. Kết đoạn
Kết luận vấn đề
Sau đây là đoạn văn của mình, bạn tham khảo và viết thêm theo ý của bản thân nha
Trong các tác phẩm em học, em ấn tượng nhất với nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long. Anh làm vật lý địa cầu khiêm khí tượng thủy văn "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất". Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai nghìn mét, quanh năm suốt tháng giữa cái lặng lẽ mênh mông của của cây, mây núi. Em ấn tượng với những phẩm chất tốt đẹp của người thanh niên ấy. Anh vô cùng mến khách (vui mừng, cảm động khi có khách đến thăm) và chu đáo, biết quan tâm đến mọi người (hái hoa tặng khách, chuẩn bị trứng luộc cho khách ăn trưa trên xe,...) kể cả người mới gặp lần đầu. Ở một mình nhưng anh luôn gọn gàng ngăn nắp ( căn phòng làm việc của anh sắp đặt rất gọn gàng đâu vào đấy). Dù ở một mình nhưng anh luôn biết tạo niềm vui trong cuộc sống cho bản thân bằng cách trồng rau, nuôi gà. Đặc biệt anh rất say mê công việc và tinh thần trách nhiệm cao rất nghiêm túc, đúng giờ. Anh rất vui khi được sống cống hiến góp phần phát hiện ra đám mây khô giúp không quân ta bắn rơi máy bay Mĩ. Dù lập được chiến công lớn nhưng anh vẫn rất khiêm tốn khi nói về bản thân cho rằng có rất nhiều người xứng đáng hơn trước ý định vẽ lại bức chân dung của anh từ ông họa sĩ. Hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “SaPa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”.
Google thẳng tiền
hỏi từ điển Google