Làm một bài thuyết trình về bức tranh dân gian Chợ quê.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chợ Tết ở quê chính là đặc sản của mỗi vùng quê mỗi dịp tết đến xuân về, đây chính là phong tục tập quán trao đổi hàng hóa,mua bán hình thành từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam. Được về lại thăm chợ quê thanh bình của làng, em thực sự cảm thấy choáng ngợp vui thích khi được hòa mình vào dòng người náo nức, đón 1 cái Tết đoàn viên. Chợ Tết quê em thường bắt đầu từ ngày 22 Tết hàng năm, nhưng có những năm thì tầm đến ngày 24 thì chợ mới bán do hàng hóa bị chậm. Do nhu cầu tiêu dùng lớn nên chợ thường mở từ 5h sáng đến 9h tối mới ngớt khách. Chợ ở quê thì chủ yếu bán những nông phẩm, đồ tiêu dùng mộc mạc, giản dị chứ không như siêu thị trên thành phố vì nhu cầu của người nông thôn cũng khá dung dị. Với những người nông thôn, họ ưa thích những đồ tươi ngon, giá cả hợp lý hơn là đồ đóng gói sẵn. Em đã thức dậy rất sớm với mẹ và đi chợ quê sắm sửa đồ Tết vào ngày 25. Mới sáng sớm nhưng chợ đã đông nghịt dòng người. Những sạp bán rau tươi rói, những sạp bán thịt của nhà đã bày chật kín đường. Chợ quê vô cùng bình dị, những lồng trứng, lồng gà,... được bày bán khắp nơi. Tiếng nói cười náo nhiệt nhưng ấm áp, tràn ngập không khí Tết vô cùng. Em đã cùng mẹ mua hoa thắp hương, mua thực phẩm làm cơm, mua cả 1 cành đào đặt bàn thờ nữa. Hai mẹ con phải đi đến trưa mới xách được đống đồ về được đến nhà. Thực phẩm của chợ thì sạch sẽ và tươi ngon nên đảm bảo lắm. Tóm lại, chợ quê là phong tục đẹp của làng quê Việt Nam, em rất thích đi chợ quê để được sắm sửa đón Tết sang.
Bức tranh trên vẽ về một trong những truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc Việt Nam. Bức tranh vẽ cảnh một gia đình đến nhà ông bà để chúc Tết. Vẻ mặt của mọi người ai ai cũng vui vẻ, háo hức. Thằng bé thì hớn hở đưa hai tay ra nhận lì xì đỏ đầu năm của bà, nhìn mà ngắm nghía, thích thú. Hai ông nội và ngoại ngồi uống trà, nói chuyện năm mới. Bà cười móm mém khi nhìn thấy cháu mình trưởng thành, khôn lớn, học giỏi theo từng ngày. Cha mẹ thì mang những món quàý nghĩa ngày Tết đến thăm ông bà : nào là bánh chưng, kẹo mứt, rượu ... để chúc sức khoẻ ông bà. Cây đào đã nở rộ đón chào năm mới. Không khí gia đình ngày Tết mới ấm cúng làm sao. Những hành động này của con cháu đã tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn tới công lao sinh thành, nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình. Em mong cả gia đình em cũng có truyền thống tốt đẹp như vậy. Đây quả thực là một bức tranh thật ý nghĩa !
Chúc bạn hc tốt !
Gia đình sum họp thật sự rất vui. Mình mất bố từ sớm nên cảnh này sẽ không bao giờ xảy ra. Gia đình sum họp là thời gian mà mọi người trong gia đình có thể tâm sự, nói chuyện với nhau để giải trí. Và mỗi người rất cần khoảng khắc này vì nó có ý nghĩa rất lớn. Và chắc chắn, ai trong số chúng ta cũng thế và mình cũng vậy thôi.
Đã có bao giờ các bạn thắc mắc hòa bình là gì chưa nào, hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu nghĩa của 2 tiếng ấy nhé!!!
Trong bức tranh các bạn có thể thấy một xã hội tươi đẹp không có chiến tranh tất cả chỉ còn là hòa bình với những cánh chim bồ câu trao liệng trong gió gửi đi vô vàn ước mơ của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới. Hòa bình là vậy đó nó chính là sự vắng bóng chiến tranh chỉ còn tiếng cười và niềm hạnh phúc, nhìn vào bức tranh ta có thể thấy rằng các tầng lớp dù là gì đi nữa trong xã hội đều được hưởng sự hòa bình và hạnh phúc.
Tế Hanh là người con của xứ sở núi Ấn sông Trà. Đề tài quê hương trở đi trở lại trong thơ ông từ lúc tóc còn xanh cho tới khi đầu bạc! Ông viết về quê hương bằng cảm xúc đậm đà, chân chất và dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình một tình yêu thiết tha, sâu nặng.
Nước bao vấy, cách biển nửa ngày sông.
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Hình ảnh so sánh đẹp đẽ và một loạt tính từ, động từ chọn lọc: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt… đã diễn tả đầy ấn tượng khí thế của những con thuyền nối nhau ra khơi, toát lên sức sống khỏe khoắn và một vẻ đẹp hào hùng.
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời! biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Nhà thơ đã phát hiện ra chất thơ trong đời sống vất vả, cực nhọc của dân quê, đó là điều đáng quý. Cũng vì vậy mà hình ảnh quê hương trong bài thơ tươi sáng, mang hơi thở nồng ấm của cuộc đời cần lao.
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Cái làng quê nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng đã nuôi dưỡng tâm hồn Tế Hanh, đã trở thành nguồn cảm xúc vô tận để ông viết nên những vần thơ tha thiết, lai láng như : “Nhớ con sông quê hương”, “Quê hương”, “Trở lại con sông quê hương”. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung - Quãng Ngãi, một vùng đất cằn cỗi, quanh năm chỉ có gió và cát, một vùng quê nghèo. Do hoàn cảnh bắt buộc, ông rời xa quê hương từ thuở thiếu thời. Trong thời gian xa quê ông viết rất nhiều tác phẩm, chủ yếu là về quê hương, bằng tất cả những tình yêu, nỗi nhớ của mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong thơ Tế Hanh. Trong đó có nói con sông quê mà ông gắn bó :
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Xa quê, xa cả con sông. Có thể nói đó là nỗi đau của ông.
Qua những kỉ niệm, hồi tưởng về con sông trong “nỗi nhớ con sông quê hương”, Tế Hanh đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt, một hình ảnh quê hương thân thiết, ruột rà.
- Làng tôi ở vốn nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
- Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Thế đấy, quê hương trong thơ Tế Hanh hiện lên đẹp và mát dịu như vậy. Còn người dân quê thì mạnh mẽ, tinh tế, sống động :
Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng
Có thân hình nồng thở vị xa xăm
Chỉ có ai là con người của sông nước, vạn chài mới có thể tạo được hình ảnh người dân chài giữa đất trời lồng lộng gió với đủ hình khối, màu sắc và hương vị. Chất muối mặn nồng ngấm vào thân hình người dân quê hương cũng như ngấm sâu vào làn da, thớ thịt vào tận tâm hồn thơ Tế Hanh. Bằng giọng thơ giãi bày, phơi trải, ông đã kể về kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp :
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bẩy...
Tôi đưa tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Cao hơn, trong xa cách, nhưng với sức mạnh của tình quê, không chỉ có hình ảnh đặc trưng của quê hương "Màu nước xanh, cá bạc cánh buồm vôi / Thoảng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi" hiện ra mà nhà thơ còn cảm nhận được cả mùi vị quê :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Quê hương Tế Hanh là một làng chài nghèo, người dân sống cần cù, khó nhọc, thế nhưng khi nhớ về quê, ông lại chỉ thấy vẻ đẹp tươi sáng. Phải chăng đó là nhờ làng quê ấy có con sông êm đềm, tuơi tắn, lại gần biển tự do, phóng khoáng và nhất là nhờ trái tim tuổi trẻ khoẻ khoắn ? Mặt khác, cùng tình cảm đằm thắm, kỉ niệm sâu lắng, đẹp đẽ, lời kể theo lối giãi bày, thủ thỉ chân thật và khả năng miêu tả những cảm giác bên trong chân thành, mộc mạc, nên ở thơ Tế Hanh, con sông trở thành một hình tượng thẩm mĩ, gợi cảm, đầy chất trữ tình.
Đối với Tế Hanh, quê hương luôn là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa. Ca dao, dân ca dường như cũng đã ngấm sâu vào hồn thơ Tế Hanh. Dù ở phương trời nào lòng ông vẫn nhớ quê hương, nó luôn dạt dào, cháy bỏng trong ông khiến nhà thơ thấy được hình ảnh quê hương liên tục hiện ra. Quê hương chính là sức sống của ông, ở một khía cạnh nào đó, ta lại thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh rất đa chiều và phức tạp. Lúc da diết, ngập tràn với “Nhớ con sông quê hương”, nhưng lúc khác lại cho người đọc thấy một hồn thơ trẻ trung phơi phới của “Quê hương”. Nhưng dù ở góc độ, khía cạnh nào thì nó đều ẩn chứa một tình yêu, nỗi khát khao đoàn tụ, bày tỏ khát vọng gặp gỡ cụ thể. Không như thơ Huy Cận, Lưu Trọng Lư đầy chất mộng ảo, không như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên hun hút sầu thương, thơ Tế Hanh trong sáng, khoẻ mạnh, đắm đuối rất thực. Bởi ông có một vùng quê bằng xương, bằng thịt, mà ông luôn dõi theo bằng đôi mắt rất thực, bằng trái tim có địa chỉ rõ ràng.
Suốt nửa đời người, do thời thế, Tế Hanh phải xa quê, khi trở lại sau mùa hè đại thắng, thống nhất đất nước - 1975, con sông và làng quê đã đổi thay nhiều :
Tôi nhìn sông bên lở bên bồi
Tre thưa thớt ngập tràn lau cỏ
Trong ánh sáng ngả nghiêng theo chiều gió
Thuyền máy dọc ngang tỏ trắng lòng sông
Nhà dân chài giăng những lưới ni lông
Màu xanh đỏ ngời ngời ánh nước
Kìa bãi sú nơi sáu năm về trước
Giặc Mĩ bao vây sát hai mốt trung đội dàn quân
Cây mù u không còn ngả bóng bên cồn
Cây xanh trước đình thân chỉ còn một nửa
Tác giả thật sự ngỡ ngàng :
Tôi đi học bờ sông bỡ ngỡ
Quên cả khúc quanh rẽ lối vào nhà
Quê hương đẹp đẽ thơ mộng trong tâm trí tác giả nay trần trụi những vết thương chiến tranh, vết thương do chia cắt đất nước. Tác giả vừa vui vừa đau buồn một nỗi "hồi hương".
Trở về, gặp lại, tuổi cũng đã cao, quê hương thì đổi thay như thế, nên sau này, dẫu quê nhà vẫn mến yêu, thổn thức trong trái tim nhà thơ, nhưng thơ về quê hương của Tế Hanh thì đã khác. Không còn cái sức hấp dẫn của vẻ đẹp trai tráng. Cho nên, có thể nói, người ta chỉ còn nhớ đến những bài thơ về quê hương, con sông quê của ông mấy mươi năm về trước. Dù sao thế cũng là quá đủ với một đời thơ.
Có thể nói những bài thơ về quê hương trước và hai mươi năm sau Cách mạng Tháng Tám của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về con sông hiền hòa đã “tắm cả đời tôi”, về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ ông. Mỗi chúng ta một lần nữa vui mừng khi được giao tiếp với một hồn thơ khoẻ mạnh, trong sáng song lại rất đỗi bình dị mà sâu sắc. Nó không hề làm nặng đầu ta với những bóng dáng siêu hình hay những vô thức u minh, nó chấp cánh mộng mơ, bồi đắp cho mỗi chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết, là điểm trở về bình yên của ta trong cuộc đời nhiều bươn trải, cũng là sự thôi thúc ta vươn lên.
* Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm; giới thiệu khái quát bài thơ
* Thân bài:
– Xuất xứ bài thơ; thể loại; phương thức biểu đạt.
– Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ:
+ Giá trị nội dung: Tình yêu quê hương, lòng thương nhớ quê hương của đứa con xa quê được thể hiện qua những vần thơ đậm đà, ý vị;
+ Giá trị nghệ thuật: Bài thơ có 20 câu, sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, lời thơ trong sáng, hình ảnh thơ sáng tạo, cảm xúc nồng hậu thiết tha.
– Chứng minh nhận định: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển:
+ Hai câu đầu: Giới thiệu về làng quê đầy thương nhớ, tự hào (dẫn chứng, phân tích);
+ Sáu câu tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi của trai làng (dẫn chứng, phân tích);
+ Tám câu tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá khi trở về (dẫn chứng, phân tích);
– Vai trò của bài thơ trong nền văn học nước nhà:
+ Bài thơ là những câu hát yêu thương về cảnh sắc, bầu trời, dòng sông, con thuyền, cánh buồm…;
+ Bài thơ khiến ta cảm nhận được hồn thơ Tế Hanh, một tình yêu quê hương trong sáng, đằm thắm.
* Kết bài: Suy nghĩ và đánh giá của bản thân về nhận định của bài thơ Quê hương; liên hệ với bản thân về vị trí của bài thơ trong nền Văn học của dân tộc
Người con nào xuất thân từ những vùng nông thôn Việt Nam lam lũ, sau này đi xa sẽ nhớ vô cùng bóng dáng của những phiên chợ quê gắn liền với các bà, các mẹ. Đó như một miền kí ức khó quên mà ai cũng rưng rưng khi nhớ về.
Chợ quê Việt Nam hình thành rất đặc biệt. Ở nông thôn, thường mỗi xã hoặc một vài làng liền kề nhau có một cái chợ. Chợ là nơi trao đổi hàng hoá của cư dân địa phương. Chợ đặt ở làng nào, xã nào thường lấy tên của làng, xã ấy mà gọi. Nói nôm na đó là loại chợ quê. Quang cảnh chợ quê rất đơn giản, vài cái lều lợp gianh, lợp lá trên mấy cái cọc tre nhỏ, đơn giản. Có khi không có lều quán mà chỉ là một bãi đất trống. Người bán bày sản phẩm thành hàng, thành dãy hai bên lối di. Chủng loại hàng hoá, đa phần là những sản vật địa phương do vậy mà thay đổi theo mùa, vụ.
Chợ quê cũng có sự "phân cấp" một cách tự nhiên thành chợ Làng, chợ xã, chợ huyện, chợ tình... Người ta gọi chợ theo cấp hành chính và quy mô chợ cũng từ đó mà to dần lên. Ngày nay chỉ còn dấu vết chợ quê ở làng, ở xã, còn chợ huyện, chợ tỉnh hầu như đã biến thành những trung tâm buôn bán lớn trong vùng. Do nhu cầu trao đổi, mua bán nên ngày nào cũng họp chợ. Vì vậy mà mất đi phiên chợ truyền thống ngày trước.
Chợ quê lại có hai loại, chợ phiên và chợ hôm. Chợ phiên họp vào những ngày theo một chu kỳ nhất định. Khi nói chợ họp ngày ba và ngày tám, có nghĩa là phiên chợ họp vào những ngày mồng ba, mồng tám, mười ba, mười tám, hai ba, hai tám hàng tháng (theo âm lịch). Gần đây nhiều chợ chọn ngày chủ nhật làm phiên họp chính. Phiên chợ chính bao giờ cũng đông người hơn phiên chợ xép (chợ họp không đúng phiên). Ngoài những sản phẩm địa phương, ở chợ phiên mặt hàng đa dạng hơn bởi sự góp mặt của các hàng công nghiệp đắt tiền.
Chợ hôm thì ngày nào cũng họp. Người mua người bán chỉ thưa thớt, trao đổi những hàng thiết yếu hàng ngày, hàng tươi sống như rau, hoa quả, dầu, muối, tôm cá, trứng... Chợ thường họp vào buổi sáng sớm hay chiều. Nếu chợ họp vào buổi chiều người ta hay gọi là chợ chiều.
Chợ quê đặc biệt hơn cả vào những dịp lễ tết. Khi ông mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Trẻ em đi theo mẹ để được sắm những bộ đồ đón tết. Ai cũng hồ hởi, nô nức sắm những thức ngon về dâng lên bàn thờ tổ tiên và đón năm mới.
Niềm vui ở chợ quê theo bước chân lon ton của các bé em đến tận nhà và theo cả niềm trông chờ của những đôi mắt hấp háy nô đùa ở ngoài sân đợi mẹ đi chợ về để được cái bánh, cây kẹo. Chợ quê mãi là miền hồi ức xinh đẹp của những người con lớn lên từ nông thôn. Cùng với cây đa, bến nước, sân đình, chợ quê mãi là một nét văn hóa đẹp đẽ của người Việt in đậm dấu ấn thôn dã bình yên.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/gioi-thieu-ve-cho-que-c36a1755.html#ixzz6MZMToFyX