K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2017

Chọn đáp án: C

21 tháng 8 2018

Chọn đáp án: A → Lời nói của Từ Hải vi phạm phương châm về chất. Vì Kiều đang sống ở lầu xanh, một nơi mà Kiều cho là chốn bùn đen nhơ nhớp, ô uế. Từ Hải lại gửi thiếp danh đến "lầu hồng" - chỉ nơi ở của người con gái đài các.

7 tháng 6 2021

Phương châm về chất

14 tháng 9 2021

Lời nói của Từ Hải vi phạm phương châm về chất. Vì Kiều đang sống ở lầu xanh, một nơi mà Kiều cho là chốn bùn đen nhơ nhớp, ô uế. Từ Hải lại gửi thiếp danh đến "lầu hồng" - chỉ nơi ở của người con gái đài các.

1 tháng 8 2019

Chọn đáp án: A

1 tháng 6 2020

->Từ Hải đánh giá cao Thúy Kiều, là người có tài có sắc -> Trách Thúy Kiều chưa thoát khỏi thói thường của nữ nhi

-> Trách nhưng cũng là động viên Thúy Kiều hãy vượt lên những tình cảm ấy để xứng đáng là tâm phúc tương tri của Từ hải, xứng đáng là phu nhân của một bậc anh hùng, một bậc đại trượng phu

Phân tích tính chuẩn xác trong việc dùng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi chỉ ra nét tiêu biểu về diện mạo hoặ ctính cách các nhân vật trong Truyện Kiều.[…] Nhưng trong Truyện Kiều còn có bao nhiêu người khác. Có chàng Kim, con người rất mực chung tình, có Thúy Vân, cô em gái ngoan, có Hoạn Thư, người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt, có Thúc Sinh, anh chàng sợ vợ,...
Đọc tiếp

Phân tích tính chuẩn xác trong việc dùng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi chỉ ra nét tiêu biểu về diện mạo hoặ ctính cách các nhân vật trong Truyện Kiều.

[…] Nhưng trong Truyện Kiều còn có bao nhiêu người khác. Có chàng Kim, con người rất mực chung tình, có Thúy Vân, cô em gái ngoan, có Hoạn Thư, người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt, có Thúc Sinh, anh chàng sợ vợ, có Từ Hải chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ, mỗi người một cá tính khó quên. Đối với bọn nhà chứa, ngòi bút Nguyễn Du không tò mò, Nguyễn Du ngại bới ra những gì quá dơ dáy, Nguyễn Du chỉ ghi vội vài nét. Nhưng chỉ vài nét cũng đủ khiến cả cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc dưới ngòi bút Nguyễn Du tới cái màu da “nhờn nhợt” của Tú Bà, cái bộ mặt “mày râu nhẵn nhụi” của Mã Giám Sinh, cái kẻ “chải chuốt”, “dịu dàng” của Sở Khanh, cái miệng thề “xoen xoét” của Bạc Bà, Bạc Hạnh.

(Theo Hoài Thanh toàn tập, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội,1999)

1
3 tháng 2 2019
Nhân vật Từ ngữ miêu tả Đặc điểm nhân vật
Thúy Vân Em gái ngoan Thương và nghe lời chị, người phụ nữ đẹp, nhân hậu
Kim Trọng Người rất mực chung tình Dù sống với Thúy Vân nhưng vẫn khôn nguôi nhớ về Thúy Kiều
Hoạn Thư Người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt Người đàn bà nham hiểm, luôn hành động mọi cách để đạt được mục đích
Thúc Sinh Sợ vợ Luôn lép vế, cúi đầu trước vợ
Từ Hải Chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ Là ân nhân, người yêu của Kiều, sau đó cũng vì Kiều mà “chết đứng”
Tú Bà Nhờn nhợt Sống bằng nghề buôn phấn bán người
Mã Giám Sinh Mày râu nhẵn nhụi Bản chất sỗ sàng, con buôn thể hiện ngay bằng hành động
Sở khanh Chải chuốt, dịu dàng Bề ngoài bóng bẩy nhưng lừa lọc, bội tình
Bạc Bà, Bạc Hạnh Miệng thề xoen xoét

Lừa lọc, điêu trá

- Một số từ ngữ miêu tả nhân vật của tác giả có thể thay thế được

- Từ ngữ miêu tả nhân vật như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Tú Bà thì khó thay đổi, vì không ai dùng từ chính xác, sắc sảo như Nguyễn Du được.

Nguyễn Du – một đại thi hào của dân tộc, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học giá trị có sức ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ, nổi bật trong số đó phỉa kể đến Truyện Kiều – một kiệt tác văn học Việt Nam. Bằng tâm huyêt và tài năng của mình, ông xây dựng thành công một hình tượng nhân vật bất hủ là Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn.Thúy Kiều là người...
Đọc tiếp

Nguyễn Du – một đại thi hào của dân tộc, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học giá trị có sức ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ, nổi bật trong số đó phỉa kể đến Truyện Kiều – một kiệt tác văn học Việt Nam. Bằng tâm huyêt và tài năng của mình, ông xây dựng thành công một hình tượng nhân vật bất hủ là Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn.

Thúy Kiều là người con gái xinh đẹp, hiếu thảo, có tài năng và đức độ hơn người. Trước tai họa bất ngờ của gia đình, cha bị vu oan, bị tra tấn dã man; nhà cửa bị lũ sai nha đầu trâu mặt ngựa cướp phá tan hoang, Kiều quyết định hành động ngoài dự tính của mọi người, ngoài dự tính của chính bản thân nàng: bán mình chuộc cha. Kiều đã gạt chữ tình sang một bên để đáp đền chữ hiếu. Suốt mười lăm năm lưu lạc “trải qua bao cuộc bể dâu”, nhưng không lúc nào Kiều nguôi nhớ đến gia đình và cha mẹ. Mặc dù cuộc đời nàng chìm ngập trong nỗi bất hạnh, đau thương, nhưng nàng vẫn cố gắng vươn lên và phẩm hạnh của nàng luôn tỏa sáng.

phan-tich-thuy-kieu-thuvienvanmau

Phân tích nhân vật Thúy Kiều

Lo xong cho cha mẹ yên bề, Kiều mới nghĩ đến tình yêu đầu đời thiêng liêng của mình với Kim Trọng. Nhớ tới lời hẹn ước, nàng nhờ Thuý Vân thay mình đền đáp tình chàng:

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tinh máu mủ thay lời nước non.

Rồi Kiều mới cảm nhận nỗi đau của chính mình:

Ôi Kim lang, hời Kim lang !

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

Lúc ở lầu Ngưng Bích, xa nhà chưa bao lâu mà nàng tưởng như đã trải qua biết “mấy nắng mưa”. Nàng hình dung cảnh cha mẹ đang ngóng chờ, rồi lo lắng ai sẽ thay mình chăm sóc khi cha mẹ về già.

Khi phải chấp nhận là gái lầu xanh, Kiều đau đớn tột cùng, càng nhớ cha nhớ mẹ. Nàng ân hận vì đã không làm tròn chữ hiếu, phải sống trong tủi nhục ê chề. Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần, nhưng không lúc nào nàng quên được Kim Trọng:

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,

Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.

Là người con gái tài sắc vẹn toàn, Kiều cũng là một người sống có nhân, có nghĩa. Khi có cơ hội, nàng trả ẩn trước, báo oán sau. Những người giúp đỡ nàng, nàng đều đền ơn rất hâu. Còn với những kẻ đã gây ra tội ác, nàng  rat ay quyết liệt và dứt khoát. Hành động của nàng là hợp ý trời, lòng người và cũng là chân lí cuộc đời.

Sau khi báo ân báo oán, mọi cơ cực, oán trái, gian truân của đời Kiều như được trút sạch. Từ địa vị thấp hèn, Kiều có được địa vị, sống cuộc sống hạnh phúc, vinh hoa phú quý. Tưởng như mọi khổ ải đã chấm dứt, nào ngờ tai họa lại ập xuống mà nàng vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân. Vì tin lời hứa của Hồ Tôn Hiến, Kiều đã khuyên Từ Hải ra hàng để rồi bị lừa mà “chết đứng”. Ân hận, nàng tìm đến cái chết dế chấm dứt. Cội nguồn sâu xa của hành động sai lầm này là lòng nhân ái, nhẹ dạ tin người. Xét kĩ, ta có thể thông cảm và tha thứ cho nàng.

Nhưng rồi, một lần nữa, nàng được cứu sống. Bấy giờ nàng được đoàn tụ bên người thân và gia đình. Sau mười lăm năm, gặp lại chàng Kim, tái hợp tình xưa nghĩa là chuyện hiển nhiên, nhưng cũng bởi trân trọng tình mình, tình người mà Kiều đã:

Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì,

Nàng từ chối tất cả mọi lời khuyên.  Trước sau, Kiều vẫn chấp nhận thiệt thòi, hi sinh hạnh phúc của mình cho người khác. Tấm lòng nàng thật đáng ngợi ca muôn đời.

Đọc Truyện Kiều, ta cảm tưởng như tác giả dành trọn những yêu thương, trân trọng, xót xa cho Thúy Kiều – một người con gái tài hoa mà bạc mệnh. Tác phẩm như một tiếng kêu bi ai về thân phận người phụ nữ bị chà đạp cả về phẩm hạnh, nhân cách trong xã hội phong kiến đương thời.

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Thái độ: Hy vọng tình cảm này sẽ duy trì và phát triển.

- Tình cảm: Sự thương mến, ái mộ thủy chung son sắt.

9 tháng 11 2018

1. Mở bài:

Chị em Thúy Kiều là đoạn trích nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du – nhà thơ nhân đạo xuất sắc cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo to lớn, đồng thời cũng là đỉnh cao nghệ thuật của thơ ca tiếng Việt, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật mà đoạn trích này là một ví dụ tiêu biểu: (trích dẫn thơ)

2. Thân bài: Các ý chính:

- So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều, Nguyễn Du đã tả Thúy Vân bằng những câu thơ:

      “Vân xem trang trọng khác vời,

   ..................

   Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Nó là vẻ đẹp của sự hài hòa và dung hòa được với "xung quanh".

- Vân đã đẹp, Kiều còn đẹp hơn:

      “Kiều càng sắc sảo mặn mà

   ..................

   Sắc đành đòi một tài đành họa hai”

Thúy Kiều chẳng những rất đẹp mà còn tài hoa nữa: Kiều giỏi thơ, giỏi họa, giỏi đàn, … Và tâm hồn đa sầu, đa cảm ấy còn tìm đến những khúc ca ai oán:

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên “bạc mệnh” lại càng não nhân.

- Tả Thúy Kiều và Thúy Vân, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng bởi quan niệm tạo hóa hay ghen ghét với những người tài sắc (Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen). Qua cách miêu tả có thể thấy, tài sắc của Thúy Kiều như báo trước một cuộc đời dữ dội với đầy gian nan, trắc trở sau này. Đoạn trích thể hiện kín đáo dụng ý nghệ thuật nêu trên của Nguyễn Du.

3. Kết bài

Qua đoạn trích này, Nguyễn Du đã hết sức trân trọng đề cao vẻ đẹp con người, vẻ đẹp hoàn thiện , hoàn mỹ của hai chị em Kiều. Đây chính là một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo, nhân văn trong Truyện Kiều vậy. Tuy "mỗi người một vẻ" nhưng có thể thấy rõ vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp phúc hậu đài các, còn vẻ đẹp Thúy Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, đa tình. Đây là nét khác biệt cơ bản giữa hai chị em.