K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2016

-Lễ hội là yếu tố văn hóa đặc biệt quantrongj trong đời sống xã hội của các dân tộc ít người ở Kon tum.Lễ hội của đồng bào ở kon tum có dáng vẻ riêng,mang tính địa phương.

-Các lễ hội em biết là:Lễ hội mừng năm mới, lễ hội máng nước, lễ hội nhà rông mới, lễ hội mừng lúc mới,..

7 tháng 12 2016

chắc vậy

26 tháng 11 2023

- Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là các dân tộcÊ Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ,...

- Vai trò của cồng chiêng:

+ Cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên. Cồng chiêng thường được sử dụng trong các buổi lễ quan trọng như: lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ mừng lúa mới,...

+ Cồng chiêng là phương tiện để kết nối cộng đồng và thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Những dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông,…

- Cồng chiêng thường được sử dụng trong các nghi lễ, ngày hội và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Tây Nguyên, như: lễ Mừng lúa mới, lễ Thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ Trưởng thành.....

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Đoạn trích cho thấy được khát khao về khát khao về tự do yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của trai gái người Thái ngày xưa. Họ là những nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân bán gả, khiến cho tình yêu tan vỡ đau khổ. Tuy nhiên từ đó khiến ta thấy được thứ tình cảm chân thành họ dành cho nhau: cùng nhau vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộ có thể chết cùng nhau hoặc sống hạnh phúc bên nhau.

2 tháng 9 2023

Cồng chiêng Tây Nguyên là không gian văn hóa của nhiều dân tộc, bao gồm Ba Na, Gié Triêng, Xơ Đăng, Rơ Măm, Mnông, Cơ Ho, Mạ Brâu, Ê Đê, Gia Rai, và Chu Ru. Cồng chiêng được sử dụng trong nhiều dịp của đồng bào Tây Nguyên như các hoạt động vui chơi, giải trí, đón tiếp khách, và các lễ hội như lễ Cơn mưa đầu mùa, lễ Mừng lúa mới, lễ Mừng nhà rộng mới của dân tộc Gié Triêng. Cồng chiêng không chỉ là một loại nhạc cụ, mà còn là một vật thiêng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và lễ hội của đồng bào Tây Nguyên.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
21 tháng 12 2020

5 truyền thống văn hóa: Tục ăn trầu, Tết nguyên đán, Tục thờ cúng tổ tiên, Gói bánh Trưng, bánh Giầy, Tục mừng tuổi đầu năm mới.

5 truyền thống về nghệ thuật dân tộc: Nghệ thuật múa rối nước, Nghệ thuật hát quan họ, hát xẩm, Nhã nhạc cung đình Huế, Nghệ thuật làm tò he

4 tháng 2 2023

a/ Tên những danh nhân tiêu biểu thời Lê sơ: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh.

b/ Đóng góp của các danh nhân:

- Nguyễn Trãi:

+ Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới.

+ Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí...

+ Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

- Lê Thánh Tông:

+ Ông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta.

+ Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ: sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.

- Ngô Sĩ Liên:

+ Ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV.

+ Ông là người biên soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.

- Lương Thế Vinh:

+ Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463.

+ Ông là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ. Với những công trình: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học).

+ Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật "tài hoa, danh vọng bậc nhất"; đến nay còn gọi là "Trạng Lường".