lập dàn bài cho văn bản biển đẹp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý:
1. Mở đầu: Giới thiệu về câu nói trong văn bản Bản đồ dẫn đường được chọn làm đề tài.
2.Thân bài:
- Nêu lí do lựa chọn câu nói làm chủ đề cho bài nói.
- Khẳng định sự tán thành với câu nói.
- Chứng minh:
+ Những điều xấu xa thường ở trong bóng tối (kẻ trộm, vi phạm pháp luật,...), các chú công an phải đi vào "bóng tối" mới có thể bảo vệ được bình yên cho người dân.
+ Đối với bản thân mỗi người: Để trả lời cho câu hỏi: "Tôi là ai? Tôi thích gì? Tôi muốn trở thành gì?" không thể tìm kiếm đáp án ở bên ngoài. Người khác có thể cho ta một câu trả lời hay gợi ý. Nhưng câu trả lời đó chỉ đúng khi tự ta cũng thấy nó hợp lí, tự ta thuyết phục được bản thân. Nghĩa là, ta vẫn phải đi vào "bóng tối" của nội tâm, soi xét và tìm ra câu trả lời.
3. Kết luận:
- Có những câu trả lời cần tìm ngoài ánh sáng, mà không thể tìm trong bóng tối; Nhưng cũng có những câu trả lời bắt buộc chỉ có thể tìm được trong bóng tối.
- Kêu gọi mỗi người tự tin đi vào "bóng tối" của bản thân mình.
I. Mở bài Giới thiệu về đêm trăng đẹp mà em được nhìn thấy.
Đêm trăng ở đâu cũng có nhưng với em đêm trăng ở quê có vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, chỉ có ở quê đêm trăng mới thực sự tỏa sáng rực rỡ.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
– Trăng xuất hiện, cảnh vật hiện ra lung linh dưới ánh trăng. Bóng cây mờ mờ từ đằng xa rồi khuất hẳn.
– Trăng lên gió của thổi man mát, dễ chịu.
– Nhiều hoạt động diễn ra khi có trăng: trẻ con tụ tập chơi trốn tìm, người lớn tụ họp nói chuyện,…dưới ánh trăng con người và mọi vật trở nên hư ảo.
2. Tả chi tiết
– Trời càng về khuya thì trăng càng lên cao, trăng sáng rực tỏa sáng lung linh khắp mọi ngõ ngách.
– Bầu trời trong xanh, lấp lánh nhiều ngôi sao.
– Ánh trăng soi rọi khắp nơi khiến ta có thể nhìn thấy mọi cảnh vật thật rõ ràng và chi tiết.
– Gió thổi mát rượi và dễ chịu nữa chứ.
– Tiếng côn trùng tạo thành bản đồng quê dưới ánh trăng.
III. Kết bài
– Nhận xét về đêm trăng mà em vừa nhìn thấy.
– Thể hiện tình cảm của em với đêm trăng.
Mở Bài: Vào dịp nào mà em được ngắm trăng => giới thiệu chung (có thể là một đêm trăng trung thu hay là một đêm trăng rằm nhưng mình thấy bạn nên chọn đêm trăng nào tròn và có ý nghĩa và có thể đưa ra hình ảnh đặc sắc và mang nhiều cảm xúc ...)
Thân bài: Tả quang cảnh xung quang:
* Tả tiếng côn trùng
* Tả người người đi lại
* Tả tiếng lao xao của tre hòa đồng với dàn ca của tiếng côn trùng (chỗ này bạn nên nhân hóa)
* Tả bầu trời chung
...(bạn suy nghĩ thêm nha)
- Tả chi tiết:
* Hình ảnh trăng hiện lên
* Hình ảnh trăng cùng với các vì sao
* Sử dụng phép so sánh và nhân hóa để tả trăng (so sánh: Trăng tròn, trong vắt như tâm hồn của con người/nhân hóa: Ông trăng tròn trĩnh cười phúc hậu làm sao...)
* Lấy qua chủ đề chú cuội để tả trăng
* Cảnh vật thế nào khi càng về khuya
* Trăng và sao thế nào (sáng hơn, trong hơn, đẹp hơn...)
* Lũy làng thế nào? tiếng côn trùng thế nào?
.…
Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đêm trăng, cảm giác ra sao và tình cảm của em giờ đây đối với quê hương như thế nào?
Mở bài : giới thiệu về tên, tuổi, học sinh trường....
Thân bài:
+ Đặc điểm chung ( sở thích,.....)
+ Bạn thích gì? ( đồ ăn, nước uống,....)
+ Bạn ghét cái gì? ( ...........................)
+ Bạn sợ thứ gì và yêu thứ gì ( đv,..................)
+ Tính cách của bạn
+ Thành tích học tập
Kết bài: chốt lại các ý toàn bài
Chúc bạn học tốt!
1. Mở bài:
* Tự giới thiệu:
- Tên, tuổi, học sinh trường... nhà ở tại...
2. Thân bài:
* Kể một số chi tiết về gia đình và bản thân:
- Gia đình em gồm những ai? Làm nghề gì?
- Căn nhà em đang ở có đặc điểm gì?
- Bản thân em có năng khiếu, sở thích gì?
- Tình cảm của em đổi với gia đình, bè bạn.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của bản thân:
- Yêu mến, gắn bó với gia đình, bè bạn.
- Mong muốn được làm quen với tất cả các bạn.
Dàn ý :
I. Mở bài: Giới thiệu cảnh trường em trước giờ học.
Ngôi trường nằm ở đâu? (Trên đường Âu Cơ – Q.11)
Em đến đây vào lúc nào? (Mỗi sáng, lúc sáu giờ bốn mươi lăm)
Để làm gì? (Đi học; trực lớp)
II. Thân bài:
A. Tả bao quát:
- Trường có diện tích thế nào? (Khá rộng, chung quanh có tường rào bao bọc)
- Từ xa thấy cổng trường ra sao? (Cánh cổng sắt to đồ sộ, được sơn màu xanh dương; trên cao một bảng tên trường nổi bật dòng chữ trắng “Trường Tiểu học Đại Thành” thật đẹp)
- Sáng sớm khí trời thế nào? (Mát mẻ, trong lành, cây bàng sừng sững, tươi xanh)
B. Tả từng bộ phận:
- Quang cảnh trường khi đến đây? (Dãy lớp học nằm im lìm, sân trường chỉ lác đác vài bạn học sinh đến sớm)
- Học sinh đến sớm làm gì? (Ngồi truy bài, hỏi nhau về tình hình học tập, ăn sáng, …)
- Cảnh sân trường khi trời sáng dần? (Học sinh đến một lúc một đông, sân trường nhộn nhịp hẳn lên, tiếng cười tiếng nói, tiếng trò chuyện tíu tít, …)
- Hoạt động của một nhóm bạn? (Vài bạn chơi cầu lông, cầu bay qua bay lại nhịp nhàng; một số bạn nữ chơi nhảy dây; một số xúm xít ở căn tin để ăn sáng; một số bạn đang trực lớp; …)
- Thầy cô thế nào? (Tắt máy xe, dắt xe vào trường, vào phòng giáo viên, vài giáo viên đứng trên hành lang theo dõi học sinh chơi, …)
- Giờ truy bài? (Đến 7 giờ kém 15 phút, một hồi trống vang lên báo hiệu giờ truy bài, học sinh xếp hai hàng ngay ngắn theo lớp cùng ngồi xuống để kiểm tra bài, thầy cô chủ nhiệm về lớp kiểm tra, …)
- Giờ lên lớp? (Một hồi trống nữa lại vang lên, học sinh đứng lên chỉnh lại hàng ngũ để vào lớp học)
C./ Tả cảnh vật liên quan:
- Bầu trời sáng mai? (Trong xanh, cao vời vợi; gió mát mẻ; ông mặt trời rọi những tia nắng ấm áp trải khắp sân trường.)
- Chim chóc? (Hót líu lo như nhắc chúng em cố gắng học tốt)
III. Kết bài: Cảm nghĩ về cảnh trường em.
Em có cảm nghĩ gì về trường em? (Rất yêu mến ngôi trường, xem đây như ngôi nhà thứ hai của em)
Em hứa gì? (Em giữ gìn trường luôn sạch, đẹp. Cố gắng học giỏi, chăm ngoan, nghe lời thầy cô dạy bảo)
A. Mở bài :
- Giới thiệu về buổi sáng sớm nơi em đang sống
B. Thân bài :
1. Miêu tả không gian buổi sáng hôm đó
- Đó là một ngày đẹp trời , không khí trong lành , hôm nay em dậy từ sớm và đã có dịp ngắm nhìn buổi bình minh trên chính quê hương mình.
- Sáng ra , không gian vẫn còn mờ mờ hơi sương
- Tiết trời thoáng đãng , ông mặt trời vẫn chưa thức giấc sau một ngày dài mệt mỏi thế nên không gian khá là âm u , chưa được tươi sáng
2. Miêu tả cảnh vật và hoạt động của con người
- Em dậy sớm ra sân tập thể dục
- Em có thấy một vài bác nông dân đã vác cuốc ra đồng từ lúc trời còn tinh sương
- Một vài người cao tuổi thì đi bộ tập thể dục buổi sáng
- Khi trời bắt đầu hửng hơn thì cuộc sống cũng bắt đầu rộn ràng hơn
- Các cửa hàng ăn sáng bắt đầu bày biện và dọn hàng buổi sáng
- Người dân trong làng đi ra đường mua đồ cũng nhiều hơn , họ chào nhau bằng những câu nói đầy vui vẻ
- Khi mặt trời bắt đầu xuất hiện , không gian trở nên bừng sáng và có phần ấm áp hơn
- Tiếng cười nói cũng nhiều hơn , mọi sinh hoạt của con người cũng rộn ràng và náo nhiệt hơn.
C. Kết bài :
- Nêu cảm nhận của bản thân về buổi sáng ngày hôm đó.
** Đoạn văn
"Ò ó o ....." Tiếng gáy vang của chú gà trống đã xé tan màn đêm yên tĩnh.Một ngày mới lại bắt đầu trên quê hương em . Cảnh bình minh trên quê hương em thật tuyệt đẹp. Sáng sớm, khi ông mặt trời còn chưa hé rạng đông , mọi người đã bắt đầu thức dạy và tất bật với công việc của mình. Một vài bác nông dân đã ra đường từ sáng sớm , họ mang theo cuốc, thuổng ra đồng để vun vén bờ ruộng , khơi mở kênh rạch. Không khí buổi sáng trong lành và thoáng đáng . Những cánh đồng xanh non mơn mởn chạy dài đến tít tận chân trời . Màu xanh ấy mở ra một không gian rộng lớn và thoáng đãng, trần ngập sức sống . Những người bán hàng cũng bắt đầu bày biện gian hàng của mình , đặc biệt là những người bán đồ ăn sáng . Họ tranh thủ bày bán những đồ ăn cần thiết phục vụ nhu cầu của người dân trong làng. Sự sôi động và tấp nập từ đây cũng bắt đầu . Khi ông mặt trời vừa ló rạng đông, cuộc sống của người dân trong làng thật sự đã đi vào quỹ đạo . Mọi người ra đường nhiều hơn, có bán buôn, có hoạt động nhiều hơn. Đây chính là khởi đầu cho một ngày mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc của người dân quê em.
1. Mở bài gián tiếp: (3-4 dòng)
- Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?)
2. Thân bài:
- Tả bao quát: (3-4 dòng): Hình dáng, kích thước, màu sắc
- Tả chi tiết: (10 – 15 dòng): Tả các bộ phận của đồ vật (khoảng 3-5 bộ phận, mỗi bộ phận tả từ 2-3 câu)
- Tả công dụng của đồ vật (5-10 dòng): từ 2-3 công dụng
- Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với đồ vật đó (3-4 dòng)
3. Kết bài mở rộng: (2-4 dòng)
- Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật (Em hãy coi nó như là một người bạn của mình).
I. Mở bài: giới thiệu về chiếc xe đạp
Xe đạp là một vật dụng rất cần thiết và có ích đối với mọi người trong cuộc sống của chúng ta. Từ thời xưa, thì xe là một vận chuyển hàng hóa và dung để đi rất hữu ích.
II. Thân bài: thuyết minh về chiếc xe đạp
1. Lịch sử, nguồn gốc chiếc xe đạp:
– Năm 1790, Châu Âu là nơi chiếc xe dạp đầu tiên xuất hiện. ban đầu thì xe làm bằng gỗ nhưng bánh trước không đổi hướng được.
– Năm 1813, một Nam Tước người Đức làm cho xe có thể đổi hướng được.
– Năm 1869, có một sự thay đổi từ khung xe bằng gỗ được thay bằng thép.
– Cuối thế kỉ XIX, bánh xe đạp còn làm bằng gỗ.
– Năm 1880, người sáng chế ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su là Đân-lớp, một học sinh nước Anh.
– Năm 1890, một người Anh và một người Pháp nghĩ ra cách có thể làm cho bánh xe tháo ra và lắp vào được như ban đầu.
– Năm 1920,có một đột biến vượt bật, người ta dùng hợp kim để làm khung xe.
– Năm 1973, chiếc xe đạp địa hình được chế tạo ở Mĩ.
2. Cấu tạo chính của chiếc xe đạp: gồm 6 bộ phận chính.
– Hệ thống truyền lực
– Hệ thống chuyển động
– Hệ thống lái
– Hệ thống phanh
– Khung chịu lực
– Yên xe
3. Công dụng của chiếc xe đạp:
– Xe đạp là một phương tiện rất thuận tiện để sử dụng trên một đoạn đường ngắn
– Sử dụng xe đạp không gây ô nhiễm môi trường
– Đi xe đạp giúp tập luyện thể dục thể thao
– Ngày xưa, xe đạp dung để vận chuyển lương thực, thực phẩm trong chiến tranh.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc xe đạp
– Xe đạp là một vật rất hữu ích cho cuộc sống và môi trường
– Chúng ta sử dụng xe đạp để bảo vẹ môi trường
1. Mở bài: Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
2. Thân bài:
a) Hình dáng:
- Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, thân hình mảnh mai, thon thả.
- Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.
- Mái tóc đen óng mượt mà.
- Đôi mắt mẹ đen láy, khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng
- Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú.
- Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương.
b) Tính tình:
- Mẹ là một người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, vậy nên nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.
- Mỗi khi khách đến nhà, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát.
- Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ vẫn dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi.
- Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.
- Tuy công việc bận rộn, thế nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình. Nhờ vậy mà em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.
3. Kết bài:
- Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.
- Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.
- Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.
- Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông ………. .
- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.
- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.
- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.
a) Buổi sớm:
- Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.
- Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.
- Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.
- Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.
- Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.
- Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.
- Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.
b) Buổi trưa:
- Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.
- Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.
c) Buổi chiều:
- Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.
- Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.
- Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.
- Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.
- Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.
- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.
I. Mở bài: giới thiệu về dòng sông quê em
Em là một người con của một miền quê nông thôn ấm áp và hiền hòa. Em lớn lên cùng những cánh đồng dài thẳng tắp, những đàn cò trắng phau thẳng cánh lả lơi, những tiếng chim ríu rít hằng ngày,…. Quê em rất đỗi thân thương và bình dị. Em thích nhất là ra bờ sông để ngắm nhìn dòng nước chảy rì rào, để ngâm chân mình dưới dòng nước mát lạnh. Con sông quê em rất đỗi thân thương, em sẽ giới thiệu con sông quê em cho mọi người cùng biết.
II. Thân bài
1. Tả khái quát
- Dòng sông dài ngoằn nghèo
- Dòng sông có nước trong veo, chảy rì rào như một điệu nhạc
- Dòng sông nằm cạnh cánh đồng bao la
- Hai bên dòng sông có các cây cỏ um tùm
2. Tả chi tiết
a. Buổi sáng
- Mặt trời mọc hòa mình vào dòng sông
- Dòng sông nhộn nhịp với tàu thuyền đánh cá
- Tấp nập người qua sông
- Rồi người làm việc trên sông
- Trẻ con đi cào hến, bắt cua trên sông
b. Buổi trưa
- Nắng dãi trên sông
- Dòng sông nằm phẳng lặng
- Những đứa trẻ nghịch ngợm không ngủ trưa ra sông nghịch nước
- Những người già ra sông tìm bóng mát nghỉ trưa
- Các mẹ thì tất bật giặt quần áo
c. Buổi chiều
- Dòng sông lấp lánh ánh vàng của những vệt nắng cuối ngày
- Bọn trẻ nhỏ nô đùa quanh sông
- Các chú chèo thuyền đi thả lờ để đặt cá
- Màn đêm bắt đầu buôn xuống
d. Buổi tối
- Dòng sông chìm trong bóng tối
- Những người đi thả cá, bắt tôm
- Những ánh đèn mập mờ trên sông
- Rồi dòng sông chìm trong giấc ngủ êm đềm
3. Lợi ích của dòng sông
- Cung cấp nước sinh hoạt
- Mang lại lương thực thực phẩm
- Điều hòa nguồn nước
- Điều hòa không khí
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về dòng sông
Con sông đã cùng em lớn lên, con sông như một người bạn thời cắp sách của em. Con sông mang lại nhiều lợi ích cho gia đình em và những người trong làng em. Em rất yêu con sông quê em.
a) Mở bài
- Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:
+ Thanh Hải là nhà thơ hiện đại Việt Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
+ "Mùa xuân nho nhỏ" là một trong những bài thơ hay viết về mùa xuân, về khát vọng cống hiến cho đời của nhà thơ.
- Khái quát nội dung khổ thơ 4 và 5:
+ Hai khổ thơ 4 và 5 thể hiện rõ nhất ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc của tác giả.
b) Thân bài
* Khái quát về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu, trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách.
- Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm, mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân vĩ đại của đất nước.
* Phân tích khổ thơ thứ 4: Khát vọng hòa nhập, tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời
Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến
- Điệp từ “ta làm” cùng với nhịp thơ dồn dập diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ:
+ muốn làm con chim hót : góp tiếng hót cho cuộc đời
+ muốn làm một cành hoa : góp chút sắc hương cho cuộc sống
-> Ước mong giản dị, đơn sơ để tô điểm cho vườn hoa mùa xuân muôn hương muôn sắc của đất nước.
+ một nốt trầm -> không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.
- Đại từ “ta” dùng để khẳng định đó không chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà thơ mà còn là khát vọng chung của nhiều người.
-> Khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, nguyện hi vinh cho sự phồn vinh của đất nước.
=> Đây là tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết.
* Phân tích khổ thơ thứ 5: Ước nguyện cống hiến chân thành không kể tuổi tác
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời"
- Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến -> Tác giả muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
- Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.
-> Lẽ sống cống hiến lặng lẽ, khiếm tốn của nhà thơ, âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến.
"Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
- Điệp ngữ “dù là” : thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người
- "tuổi hai mươi", "khi tóc bạc" : ầm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già.
-> Lời hứa, lời tự nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước.
=> Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả.
* Đặc sắc nghệ thuật trong 2 khổ thơ:
- Sử dụng các từ láy, điệp từ hiệu quả
- Hình ảnh đẹp, giản dị
- Ngôn từ chính xác, tinh tế, gợi cảm
- So sánh và ẩn dụ sáng tạo
c) Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung của 2 khổ thơ.
- Cảm nhận của em về 2 khổ thơ.
Tham khảo:
b,
I. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lí tưởng sống của thanh niên, học sinh hiện nay.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Lí tưởng sống là gì?
+ Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp.
+ Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống vì mọi người.
+ Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách mạng vừa qua là sống chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Bàn luận
- Vì sao con người cần sống có lí tưởng?
+ Có lí tưởng con người sẽ có hướng phấn đấu để vươn lên.
+ Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.
- Suy nghĩ về những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp.
+ Nêu những tấm gương sống theo lí tưởng cao đẹp:
Những chiến sĩ chiến đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc.
Những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.
=> Tuy biểu biện khác nhau nhưng họ đều là những người biết sống vì hạnh phúc của con người..
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Soi vào họ, tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao đẹp và quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng của đời mình.
+ Mỗi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với công việc mình đang đảm đương.
+ Lối sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sống tầm thường là điều không thể chấp nhận được.
III. Kết bài
- Nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống cao đẹp đối với mỗi học sinh, thanh niên ngày nay
- Liên hệ thực tế bản thân (đã/ đang/ sẽ làm gì để thực hiện lí tưởng sống của mình)
c,
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay.
II. Thân bài:
a. Giải thích vấn đề nghị luận
- Cống hiến là gì?
- Thế hệ trẻ là tầng lớp nào?
b. Bàn luận về vấn đề nghị luận
- Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.
- Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.
- Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.
- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).
c. Lật lại vấn đề
- Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân...).
- Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.
III. Kết bài:
Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến.
I/ Mở bài
II/ Thân bài
a. Cảnh biển vào buổi sáng.
b. Cảnh biển vào buổi trưa
c. Cảnh biển vào buổi tối
III/ Kết bài
*Ryeo*
I. Mở bài (Giới thiệu về cảnh bình minh trên biển)
II. Thân bài
1. Tả bao quát
2. Tả cảnh chi tiết
III. Kết bài (Nêu cảm nghĩ của em về biển)