Bài 1: Dẫn 8,96 lít hỗn hợp khí CH4 và khí C2H4 vào dung dịch Br2 dư tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 32 gam Br2 đã tham gia phản ứng.
a. Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
b. Tính thể tích O2 cần đốt cháy hết hỗn hợp khí trên.
Bài 2: Dẫn 6,72 lít hỗn hợp khí CH4 và khí C2H4 vào dung dịch Br2 dư tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 4,48 lít khí đi ra khỏi dung dịch.
a. Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
b. Tính khối lượng Br2 đã tham gia phản ứng.
Bài 3: Dẫn 8,4 lít hỗn hợp khí H2 và khí C2H4 vào dung dịch Br2 dư tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng thêm 5,6 gam.
a. Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
b. Tính thể tích O2 (đktc) cần đốt cháy hết hỗn hợp khí trên.
Bài 4: Dẫn 11,2 lít hỗn hợp khí CO và khí C2H4 vào dung dịch Br2 dư tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 48 gam Br2 tham gia phản ứng.
a. Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
b. Tính thể tích O2 cần dùng để đốt cháy hết hỗn hợp khí trên.
Bài 5: Dẫn 13,44 lít hỗn hợp khí CH4 và khí C2H4 vào 500 ml dung dịch Br2 tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 75,2 gam đibrometan.
a. Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch Br2.
Bài 6: Dẫn 10,08 lít hỗn hợp khí CH4 và khí C2H4 vào 200 ml dung dịch Br2 1M tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
b. Tính thể tích O2 và thể tích không khí cần đốt cháy hết hỗn hợp khí trên
Bài 7: Dẫn 5,6 lít hỗn hợp khí H2 và khí C2H4 vào dung dịch Br2 2M dư tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 28,2 gam đibrometan.
a. Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
b. Tính thể tích dung dịch Br2 đã dùng
cảm ơn bạn khánh huyền
bài số 7 nhé bạn