Viết Cuộc họp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chiều thứ 5 tuần trước, tổ 3 của chúng em đã bàn bạc về việc viết báo tường cho cuộc thi chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 sắp tới. Tổ trưởng Hà An yêu cầu cả 7 thành viên trong tổ cùng lên ý tưởng cho bài báo. Buổi họp tổ diễn ra vui vẻ, sôi nổi với nhiều ý tưởng được đưa ra. Cuối cùng chúng em đã xây dựng được chi tiết kế hoạch thiết kế bài báo và phân công các thành viên cùng thực hiện. Hải, Hoa và Hùng viết nội dung với những bài thơ, mẩu chuyện hay và bài xã luận ấn tượng. Chi, Dũng và Quân thiết kế hình ảnh cho tờ báo. Còn Hà Anh chịu trách nhiệm thuyết trình về tờ báo trước hội thi. Cả tổ ai cũng nhiệt tình, hăng hái và quyết tâm cùng thực hiện. Em hy vọng bài báo tường này của chúng em sẽ được giải cao.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT
1. Thời gian, địa điểm.
- Thời gian: 16 giờ 30 phút, ngày 18/5/2006.
- Địa điểm: lớp 5C, Trường Tiểu học Hùng Vương.
2. Thành viên tham dự: các chữ cái và dấu câu
3. Chủ tọa, thư kí:
- Chủ tọa: bác Chữ A
- Thư kí: Chữ C
4. Nội dung cuộc họp:
- Bác Chữ A phát biểu: Mục đích cuộc họp — tìm cách giúp đỡ Hoàng không biết chấm câu. Tình hình hiện nay: Vì Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu nên đã viết những câu rất vô nghĩa.
- Anh Dấu Chấm phân tích nguyên nhân: Khi viết, Hoàng không để ý đến các dấu câu, mỏi tay chỗ nào, chấm chỗ ấy.
- Đề nghị của Bác Chữ A và cách giải quyết, phân việc: Từ nay, mỗi khi Hoàng định chấm câu, Anh Dấu Chấm phải yêu cầu Hoàng đọc lại câu vàn. Anh Dấu Chấm có trách nhiệm giám sát Hoàng thực hiện nghiêm túc điều này.
- Tất cả các chữ cái và dấu câu tán thành ý kiến cùa chủ tọa.
- Cuộc họp kết thúc vào 17 giờ 30 phút, ngày 18/5/2006.
Người lập biên bản kí Chủ tọa kí
Chữ C Chữ A
bn Fudo copy bài
Tiết 4 - Ôn tập cuối học kì II trang 164 SGK Tiếng Việt 5 tập 2
- Đề nghị của Bác Chữ A và cách giải quyết, phân việc: Từ nay, mỗi khi Hoàng định chấm câu, Anh Dấu Chấm phải yêu cầu Hoàng đọc lại câu vàn. Anh Dấu Chấm có trách nhiệm giám sát Hoàng thực hiện nghiêm túc điều này.
- Tất cả các chữ cái và dấu câu tán thành ý kiến cùa chủ tọa.
- Cuộc họp kết thúc vào 17 giờ 30 phút, ngày 18/5/2006.
Người lập biên bản kí Chủ tọa kí
Chữ C Chữ A
Tham khảo
- Đầu biên bản, phía bên phải ghi quốc hiệu và tiêu ngữ; phía bên trái ghi tên cơ quan chức năng có nhiệm vụ tổ chức cuộc họp, cuộc thảo luận hay xử lí vụ việc
- Dưới từ "Biên bản", ghi khái quát vấn đề mà cuộc họp, cuộc thảo luận cần giải quyết hay nội dung của vụ việc cần xử lí, làm thành tên gọi của biên bản
- Ghi thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp, cuộc thảo luận, xử lí vụ việc...
- Ghi thành phần tham dự và tên người chủ trì, người thư kí
- Ghi diễn biến cuộc họp, cuộc thảo luận hay cuộc xử lí vụ việc với các nội dung cụ thể, theo đúng thực tế đã diễn ra (bao gồm các ý kiến tường trình, phát biểu và kết luận)
- Ghi thời gian kết thúc cuộc họp, cuộc thảo luận hay cuộc xử lí vụ việc
- Người chủ trì và thư kí (tùy trường hợp, có thể thêm người làm chứng) kí tên.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG THCS HOÀNG LIỆT
LỚP: 6A1
BIÊN BẢN
Họp thống nhất kế hoạch tổ chức hoạt động dã ngoại
Thời gian bắt đầu: 10h30, ngày 25 tháng 3 năm 2021
Địa điểm: tại phòng D36 (phòng học của lớp 6A1)
Thành phần tham dự:
– Giáo viên chủ nhiệm: cô Lê Mai Ngọc
– Toàn thể hoạc sinh lớp 6A1
Chủ trị (chủ tọa): Trần Hải Đăng – Lớp trưởng
Thư kí (người ghi biên bản): Trương Diệp Thảo Chi
Nội dung:
Chủ tọa Trần Hải Đăng phổ biến đến tập thể lớp kế hoạch tổ chức dã ngoại.
Tập thể lớp chọn ngày đi dã ngoại một trong bốn ngày chủ nhật trong tháng 4:
– Chủ nhật ngày 4/4: 5/35 biểu quyết
– Chủ nhật ngày 11/4: 10/35 biểu quyết
– Chủ nhật ngày 18/4: 5/35 biểu quyết
– Chủ nhật ngày 25/4: 15/ 35 biểu quyết
Tập thể lớp thống nhất chọn ngày 25/4.
Chủ tọa tiến hành phân chia công việc:
– Tổ 1 chuẩn bị tiết mục múa, hát trong hoạt động dã ngoại.
– Tổ 2 chuẩn bị các hoạt động như trò chơi,….
– Tổ 3 và tổ 4 dọn dẹp đồ, vệ sinh trước khi ra về.
Bạn Nguyễn Thanh Hằng xung phong mang trại vì gia đìnhh có sẵn.
Bạn Lê Bảo An đề xuất ý kiến may đồng phục lớp cho chuyến đi dã ngoại.
Cuộc họp kết thúc vào 11h30, ngày 25 tháng 3 năm 2021.
Thư kí Chủ tọa
(Đã kí) (Đã kí)
Trương Diệp Thảo Chi Trần Hải Đăng
tham khảo
Giả sử trong một cuộc thảo luận nhóm (hoặc một cuộc họp lớp), em được giao nhiệm vụ làm thư kí. Hãy viết biên bản cuộc thảo luận
THAM KHẢO
1. Thời gian địa điểm họp
- Thời gian: 8 giờ ngày 2 tháng 11 năm 2017.
- Địa điểm: Lớp 6A..., Trường THCS......................
2. Thành phần tham dự
- Cô giáo: Nguyễn Thị Ngọc Lan (chủ nhiệm lớp).
- Toàn thể các bạn học sinh lớp 5B
3. Chủ toạ, thư kí cuộc họp
- Chủ toạ: Nguyễn Minh Ngọc (lớp trưởng)
- Thư ký: Phạm Minh Nam
4. Nội dung cuộc họp: Bàn kế hoạch “Phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” do nhà trường phát động.
5. Diễn biến cuộc họp
a) Bạn Minh Ngọc phổ biến kế hoạch “Phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” do nhà trường phát động và kế hoạch của lớp.
b) Thảo luận
- Bạn Hoàng Bách: nêu ra biện pháp thực hiện phong trào thi đua lập nhiều điểm tốt, tích cực xung phong lên bảng để đạt giờ học xếp loại xuất sắc.
- Bạn Thanh Tùng và Hải đảm nhận công việc dán lại các khẩu hiệu, khung chữ trang trí lớp học.
- Bạn Mai, Linh và Thu đảm nhận công việc trang trí lại góc học tập của lớp, lau bàn ghế, cửa sổ.
- Bạn Hà phụ trách đội văn nghệ, lựa chọn tiết mục và tập luyện để dự thi hội thi văn nghệ của trường.
c) Kết luận của cuộc họp
- Toàn thể lớp sẽ triển khai công việc và tích cực thực hiện để đạt kết quả tốt.
- Các bạn phân công công việc rõ ràng, cụ thể,
Cuộc họp kết thúc vào lúc 9 giờ cùng ngày.
Thư ký (Ký và ghi rõ họ tên) | Chủ tọa (Ký và ghi rõ họ tên) |
Bạn Tham khảo nhé!!
Liên đội trường:................. Chi đội lớp 5 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------- |
BIÊN BẢN HỌP LỚP
1. Thời gian địa điểm họp
- Thời gian: 8 giờ ngày 2 tháng 11 năm 2017.
- Địa điểm: Lớp 5B, Trường Tiểu học ......................
2. Thành phần tham dự
- Cô giáo: Nguyễn Thị Ngọc Lan (chủ nhiệm lớp).
- Toàn thể các bạn học sinh lớp 5B
3. Chủ toạ, thư kí cuộc họp
- Chủ toạ: Nguyễn Minh Ngọc (lớp trưởng)
- Thư ký: Phạm Minh Nam
4. Nội dung cuộc họp: Bàn kế hoạch “Phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” do nhà trường phát động.
5. Diễn biến cuộc họp
a) Bạn Minh Ngọc phổ biến kế hoạch “Phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” do nhà trường phát động và kế hoạch của lớp.
b) Thảo luận
- Bạn Hoàng Bách: nêu ra biện pháp thực hiện phong trào thi đua lập nhiều điểm tốt, tích cực xung phong lên bảng để đạt giờ học xếp loại xuất sắc.
- Bạn Thanh Tùng và Hải đảm nhận công việc dán lại các khẩu hiệu, khung chữ trang trí lớp học.
- Bạn Mai, Linh và Thu đảm nhận công việc trang trí lại góc học tập của lớp, lau bàn ghế, cửa sổ.
- Bạn Hà phụ trách đội văn nghệ, lựa chọn tiết mục và tập luyện để dự thi hội thi văn nghệ của trường.
c) Kết luận của cuộc họp
- Toàn thể lớp sẽ triển khai công việc và tích cực thực hiện để đạt kết quả tốt.
- Các bạn phân công công việc rõ ràng, cụ thể,
Cuộc họp kết thúc vào lúc 9 giờ cùng ngày.
Thư ký (Ký và ghi rõ họ tên) | Chủ tọa (Ký và ghi rõ họ tên) |
Lời giải:
Câu chuyện nói lên tầm quan trọng của dấu chấm, khi đánh dấu chấm sai vị trí sẽ làm cho người đọc hiểu lầm ý của câu.
Mở đầu: Quốc hiệu, tiêu giữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm và các thành viên tham gia. b) Nội dung chính: Mục đích, tình hình hiện nay, cách giải quyết. c) Kết thúc: Các thành viên kí tên vào biên bản.
a) Mục đích cuộc họp :
Thưa các bạn ! Hôm nay lớp chúng ta họp để bàn về việc giữ gìn vệ sinh chung trong lớp và trong trường ta.
b) Tình hình :
Theo yêu cầu của nhà trường thì mỗi lớp phải tự mua sắm một chổi quét, một hót rác nhựa và một giỏ đựng rác. Mỗi lớp phải luôn có giẻ lau bảng và chịu trách nhiệm về việc giữ vệ sinh trong lớp của mình. Mỗi tháng phải lo công việc giữ gìn vệ sinh chung của toàn trường trong hai ngày theo sự sắp xếp của Ban giám hiệu.
c) Nguyên nhân
Việc giữ gìn vệ sinh ở các lớp và trong toàn trường chưa thật tốt. Trong lớp có giấy vụn vứt bừa bãi. Ngoài sân trường còn có rác, nhiều lá rụng và cỏ mọc lan tràn. Mỗi người chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh trường. Chúng ta cần thấy tình hình đó là không tốt và phải tích cực làm cho trường lớp luôn luôn sạch đẹp.
d) Cách giải quyết
Lớp sẽ phân công cho mỗi tổ chịu trách nhiệm làm vệ sinh trong lớp suốt cả tuần. Khi làm vệ sinh phải đến sớm quét lớp sạch sẽ, phải dùng giẻ giặt sạch, vắt ráo nước để lau bảng, bàn ghế của thầy giáo cùng bàn ghế học sinh. Bạn nào ném giấy vụn hoặc giấy gói kẹo bánh ra lớp sẽ bị phê bình trước lớp và phải tự nhặt lên bỏ vào giỏ rác. Đến lượt lớp phải tham gia làm vệ sinh trường thì mỗi tổ cử ra ba bạn cùng đến làm chung và chia nhau ra từng khu vực để dọn vệ sinh.
e) Kết luận phân công :
Bạn Mai là lớp phó lao động phải chịu trách nhiệm về công tác vệ sinh này. Bạn Mai phải lên lịch phân công cho các tổ và theo dõi sự hoạt động của các tổ. Bạn Mai cũng sẽ sử dụng tiền quỹ của lớp để mua sắm các vật dụng làm vệ sinh.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/tap-lam-van-tap-to-chuc-cuoc-hop-trang-45-sgk-tieng-viet-tap-1-c119a16626.html#ixzz7AH32Uy1r
1. Vai trò của biên bản:
Biên bản là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.
Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra. Vì vậy, biên bản phải mô tả lại các sự việc hiện tượng kịp thời, tại chỗ với đầy đủ, chi tiết mọi tình tiết khách quan, không bình luận thêm bớt thì mới bảo đảm được vai trò cung cấp thông tin để làm cơ sở cho các quyết định xử lý, hoặc minh chứng cho các nhận định kết luận khác.
2. Yêu cầu của một biên bản:
3. Cách xây dựng bố cục:
Trong biên bản phải có các yếu tố cơ bản sau:
4. Phương pháp ghi chép biên bản:
Các sự kiện thực tế có tầm quan trọng xảy ra như: đại hội, việc xác nhận một sự kiện pháp lý, việc kiểm tra hành chính, khám xét, khám nghiệm, ghi lời cung, lời tố cáo, khiếu nại, biên bản bàn giao công tác, bàn giao tài sản... thì phải ghi đầy đủ, chính xác và chi tiết mọi nội dung và tình tiết nhưng cũng phải chú ý vào các vấn đề trọng tâm của sự kiện. Nếu là lời nói trong cuộc họp, hội nghị quan trọng, lời cung, lời khai... phải ghi nguyên văn, đầy đủ và yêu cầu người nói nghe lại và xác nhận từng trang.
Trong các sự kiện thông thường khác: như biên bản cuộc họp định kỳ, họp thảo luận nhiều phương án, biện pháp để lựa chọn, họp tổng bình xét... có thể áp dụng cách ghi tổng hợp: tức là trong biên bản chỉ cần ghi những nội dung quan trọng một cách đầy đủ nguyên văn, còn những nội dung thông thường khác có thể ghi tóm tắt những ý chính, nhưng luôn luôn phải quán triệt nguyên tắc trung thực, không suy diễn chủ quan.
Phần kết thúc văn bản: phải ghi thời gian chấm dứt sự kiện thực tế như: bàn giao xong, hội nghị kết thúc, kiểm tra, khám nghiệm kết thúc lúc mấy giờ... ngày... Biên bản đã đọc lại cho mọi người cùng nghe (có bổ sung sửa chữa nếu có yêu cầu) và xác nhận là biên bản phản ánh đúng sự kiện và cùng ký xác nhận. Trong biên bản muốn có thủ tục chặt chẽ phải lưu ý việc ký xác nhận, phải có tối thiểu hai người ký thì các thông tin trong biên bản mới có độ tin cậy cao. Thông thường trong các cuộc họp, hội nghị biên bản phải có thư ký và chủ tọa ký xác nhận.
5. Dự thảo đề cương biên bản hội nghị:
a) Quốc hiệu và tiêu ngữ.
b) Tên văn bản và trích yếu nội dung hội nghị.
c) Thời gian địa điểm khai mạc hội nghị.
d) Chương trình làm việc của hội nghị (tóm tắt các nội dung chính của hội nghị).
e) Khai mạc ghi rõ hội nghị do ai khai mạc.
g) Phần báo cáo:
h) Thảo luận: tùy theo tính chất của hội nghị mà chọn phương pháp ghi thích hợp, tức là ghi chi tiết hay ghi tóm tắt ý chính (ghi tổng hợp).
i) Phần quyết nghị:
Phần quan trọng nên ghi chi tiết các vấn đề quyết nghị và tỉ lệ đại biểu tán thành (giơ tay hoặc bỏ phiếu kín).
...... có ...... % tán thành.
j) Phần bầu cử nhân sự cho nhiệm kỳ tới:
k) Phần kết luận:
l) Chủ tịch và thư ký hội nghị ký tên (sau khi đã xét duyệt, bổ sung, sửa chữa nếu cần thì đọc lại trước hội nghị để xác nhận).