Câu hỏi của Nguyễn Quỳnh Ngân - Mỹ thuật lớp 6 | Học trực tuyến
Vào ứng để được làm ngườ mà Lyy nhé.
CÁC CTV ĐỪNG XÓA< EM CẢM ƠN.
À, chị Hồ Bảo Trâm vào duyệt hộ em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Biện pháp nghệ thuật so sánh
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi."
So sánh: "Công cha" - "núi ngất trời", "nghĩa mẹ" - "nước ở ngoài biển Đông"
Tác dụng: Cho thấy công lao nuôi nấng, sinh thành vĩ đại của cha mẹ. Công cha và nghĩa mẹ đều có sự tương đồng với núi ngất trời và nước ở ngoài biển Đông mênh mông rộng lớn cho thấy rằng ý nghĩa của cha mẹ là vô cùng lớn lao.
- Biện pháp nhân hóa:
"Trâu ơi ta bảo trâu này.
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày giữ nghiệp nông gia.
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công."
Nhân hóa: con trâu trở thành một người bạn thân thiết của người nông dân.
Tác dụng: Cho thấy mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa trâu và người nông dân.
- Biện pháp ẩn dụ:
"Ngày ngày một mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
Ẩn dụ "mặt trời" - chỉ Bác Hồ
Tác dụng: Cho thấy sự vĩ đại của Bác Hồ có thể sánh ngang với mặt trời của dân tộc ban phát ánh sáng tự do, phá vỡ mọi xiềng xích nô lệ. Đồng thời cho thấy tình cảm mến yêu, kính trọng của tác giả dành cho Bác
- Biện pháp hoán dụ:
"Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên"
Hoán dụ: Áo nâu - nông dân, áo xanh công nhân
Tác dụng: Cho thấy sự đoàn kết giữa hai tầng lớp xã hội: nông dân và công nhân
- Biện pháp điệp ngữ:
"Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập."
Điệp ngữ: "một dân tộc" và "dân tộc đó phải"
Tác dụng: Nhấn mạnh hình ảnh dân tộc thể hiện sự gai góc dũng cảm của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến đồng thời thể hiện là lời ca ngợi dân tộc ta - một dân tộc anh hùng, bất khuất.
- Biện pháp nói giảm nói tránh:
- Bà ấy đã ra đi rồi.
Nói giảm nói tránh : ra đi - chết
Tác dụng: Giảm đi cảm giác ghê rợn, đau buồn cho người nghe.
- Biện pháp nói quá:
“Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.”
Nói quá: "thánh thót như mưa ruộng cày"
Tác dụng: Cho thấy nỗi vất vả trăm bề của những người nông dân phải cày cấy giữa cái nắng như thiêu như đốt.
- Biện pháp liệt kê:
Ở trên các tỉnh thành của Việt Nam chúng ta có rất nhiều đặc sản như: Bánh đậu xanh(Hải Dương), chả mực(Quảng Ninh), nem chua(Thanh Hoá), bún chả(Hà Nội), bánh đa cua(Hải Phòng),…thu hút rất nhiều các du khách từ trong và ngoài nước ghé thăm.
Liệt kê các tỉnh thành cùng món ăn nổi bật của vùng miền đó
Tác dụng: Cách gọi tên những đặc sản nổi tiếng trên làm cho câu văn hấp dẫn người đọc, người nghe đồng thời làm nổi bật sự phong phú ẩm thực của nước ta.
- Biện pháp chơi chữ:
"Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng.
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn."
Chơi chữ bằng từ đồng âm "lợi":
- Từ lợi mà bà già dùng nghĩa là thuận lợi còn từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.
Tác dụng: Thầy bói nhắc khéo bà già đã có tuổi rồi còn lấy chồng làm gì nữa. Từ đó tạo sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm cho câu chuyện
vậy tối mai ban gửi cho mik nhé mik cảm ơn nhìu (mik sẽ tích cho bạn)
mk ko bt, may mà lần trước mk cx kiếm dc kha khá sp mà giờ mk cx đang cần:
-người theo dõi
-sp
-gp