K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Đọc - hiểu: (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu ở bên dưới: ĐI ẨU Hàng ngày, không ai có thể đứng yên một chỗ mà không cần di chuyển. Đó là sự đi lại(Trừ phi người ốm nằm bất động). Có rất nhiều phương tiện giúp người đi cho nhanh, cho đỡ mệt. Nhưng tùy cách đi, có cách đẹp, đáng khen; có cách xấu, đáng chê. Thành phố nào cũng thường đông đúc, chật hẹp nên phải có quy...
Đọc tiếp

I. Đọc - hiểu: (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu ở bên dưới:

ĐI ẨU

Hàng ngày, không ai có thể đứng yên một chỗ mà không cần di chuyển. Đó là sự đi lại(Trừ phi người ốm nằm bất động). Có rất nhiều phương tiện giúp người đi cho nhanh, cho đỡ mệt. Nhưng tùy cách đi, có cách đẹp, đáng khen; có cách xấu, đáng chê.

Thành phố nào cũng thường đông đúc, chật hẹp nên phải có quy định cho người đi bộ, cho các lạo xe cộ. Nước ta có tập quán đi bên tay phải. Bên phải là đúng luật.

Dáng người đi bộ khoan thai, uyển chuyển. Đi bộ không gõ guốc cồm cộp, không lê dép quèn quẹt, cũng không chen lấn xố đẩy. Đi bộ mà lại chen vào giữa hai người khác đi ngược chiều là điẩu.

Còn xe cộ? Xe mà nhảy lên vỉa hè để đi là sai. Phóng nhanh, vượt ẩu, đâm vào người khác, không những không xin lỗi mà còn quay lại cà khịa với người bị đâm lại càng sai. Ấy là chưa kể có những kẻ chuyên ăn vạ về chuyện này thì lại càng sai biết chừng nào! Đáng trách cả mấy cậu học sinh “choai choai” cứ ngang nhiên ngồi trên xe, phóng xe ngay trên bãi cỏ công viên làm cho các em nhỏ, cụ già sợ xanh cả mặt.

Đêm yên tĩnh, cứ rú ga, bóp còi inh ỏi thì đáng phải phạt lắm. Đua xe đánh võng thì đáng “bỏ tù” vì voi thường tính mạng người khác. Lái xe không có bằng, say bia say rượu, gây tai nạn rồi bỏ chạy là một cái thói đi ẩu, cần xử lý thật nghiêm.

Đi xe máy, ô tô mà có những thái độ “láo xược” ấy thì dù xe đẹp đến đâu, áo quần có sang đến mấy chẳng qua cũng chỉ là kẻ thiếu văn hóa, thiếu giáo dục mà thôi.

An toàn là cần thiết. Dáng đi đứng, sự đi lại cũng cần đúng luật lệ. Đó là biểu hiện nếp sống văn minh của đời sống, khẩn trương nhưng trật tự, kỷ cương chứ không thể tùy tiện, vong mạng, bất chấp xã hội.

Đương nhiên, muốn thế, phải nghiêm pháp luật. Những nhà chứ trách phải làm hết trách nhiệm của mình, chẳng hạn: phải có vỉa hè cho người đi bộ, phải có đủ biển báo hiệu, đèn tín hiệu ở các ngã ba, ngã tư; phải phạt thật nặng với những kẻ cố tình coi thường luật lệ như đi ngược chiều, đi vào đường cấm, cố tình vượt đèn đỏ, ban đêm rú ga đẻ nghịch chơi, say bia, say rượu còn lái mô tô, ô tô vù vù

Thành phố của chúng ta đang ngày một rộng ra và cũng đông lê. Chuyện đi là là vấn đề cần được coi trọng, không phải chỉ chú ý đối với người điều khiển xe cơ giới mà coi nhẹ phần xe thô sơ, phần người đi bộ.

Đi đứng cũng là thể hiện trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa, trình độ giáo dục của mỗi người, và đồng thời thể hiện trình độ văn minh, kỷ cương pháp luật của một thành phố, một đất nước vậy. Đi ẩu cần phải loại trừ khỏi nếp sống đô thị càng sớm càng tốt.

a, Bài văn nghị luận bàn về vấn đề gì? Để làm rõ vấn đề ấy người viết đã đưa ra những luận điểm nào?

b, Xác định bố cục của bài văn?

c, Dựa vào bài văn em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đi lại của học sinh?

0
 Câu 1 (4.0 điểm):  Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu ở phía dưới:“ Bạn biết chăng, thế gian này có điều kì diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như...
Đọc tiếp

 

Câu 1 (4.0 điểm):

  Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu ở phía dưới:

“ Bạn biết chăng, thế gian này có điều kì diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực.

Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn cũng có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện.

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó”.

(Bản thân chúng ta là những giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân)

a. Trong văn bản, tác giả đề cập đến những giá trị có sẵn nào của mỗi người? (1.0 điểm)

b. Em hãy xác định một câu ghép có trong văn bản trên. (1.0 điểm)

c. Em hãy nêu nội dung của văn bản trên (1.0 điểm)

d. Từ đó, em hãy rút ra thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên. (1.0 điểm)

 

0
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)  Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Hiện tại được ươm mầm từ quá khứ. Chúng ta sống không thể không có quá khứ. Với một số người, quá khứ là chất chồng những đớn đau tủi nhục, là bóng tối mà họ bất lực không tìm được lối ra. Với tôi, quá khứ đồng nghĩa với cảm giác bị hắt hủi và xa lánh trong chính tổ ấm của mình. Cũng vì thế, khi gần gũi với một...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)  Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Hiện tại được ươm mầm từ quá khứ. Chúng ta sống không thể không có quá khứ. Với một số người, quá khứ là chất chồng những đớn đau tủi nhục, là bóng tối mà họ bất lực không tìm được lối ra. Với tôi, quá khứ đồng nghĩa với cảm giác bị hắt hủi và xa lánh trong chính tổ ấm của mình. Cũng vì thế, khi gần gũi với một người nào đó, tôi thường nảy sinh nhiều trạng thái cảm xúc mâu thuẫn nhau. Thậm chí, chỉ cần nghĩ đến việc làm sao để không gượng gạo khi ở bên người thân cũng đủ khiến tôi rối trí. Tôi tự tạo cho mình một vỏ bọc khó chịu để tránh tiếp xúc với người khác. Nhưng rồi, năm tháng giúp tôi hiểu rằng quá khứ khốn khổ tựa như loài ký sinh cần phải loại bỏ. Tôi cố gắng cởi mở và thân thiện hơn với mọi người.

Thật vậy, dù là quá khứ hay hiện tại, chúng ta cũng đừng ngần ngại đối mặt với chúng. Nói mình không có quá khứ nghĩa là ta đang tự lừa dối bản thân. Ngược lại, nếu chỉ biết sống với quá khứ, ta sẽ làm hại chính mình bởi điều đó đồng nghĩa với việc phủ nhận cuộc sống hiện tại. Tốt nhất, hai mảng cuộc sống đó cần được cân bằng.

Phán xét quá khứ là một việc làm vô nghĩa và lãng phí thời gian, bởi chẳng bao giờ ta có thể thay đổi được những chuyện đã qua. Tuy nhiên, nếu ta dám đương đầu với những nỗi đau, sự xấu hổ, giận dữ như chúng vốn có, ta sẽ tích lũy cho mình nhiều bài học quý và thanh thản hơn khi nhìn lại chúng. Khi đã sẵn sàng chấp nhận quá khứ, ta sẽ không bị quá khứ dằn vặt thêm nữa.

(Trích Quên hôm qua sống cho ngày mai - Tian Dayton, Ph.D, biên dịch: Thu Trang - Minh Tươi, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.06)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? (0,5 điểm)

2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: năm tháng giúp tôi hiểu rằng quá khứ khốn khổ tựa như loài ký sinh cần phải loại bỏ. (0,5 điểm)

          3. Tại sao tác giả nhận định: nếu chỉ biết sống với quá khứ, ta sẽ làm hại chính mình bởi điều đó đồng nghĩa với việc phủ nhận cuộc sống hiện tại?  (1 điểm)

4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao chọn thông điệp đó? (1 điểm)

 

Phn II. Làm văn (7,0 điểm).

Cảm nhận của anh/chị về cảnh cho chữ trong tác phẩm "Chữ người tử tù" (Nguyễn Tuân)

0
Phần I. Ðọc hiểu (4.0 điểm) Ðọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:   1) Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. (2) Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư...
Đọc tiếp

Phần I. Ðọc hiểu (4.0 điểm) Ðọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:   1) Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. (2) Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. (3) Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm. (4) Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà... hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. (5) Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều,, mùi hoa sen trong gió ... (6) Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!                                                                            (Hương làng – Băng Sơn) Câu1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?  Câu 2. Xác định các từ láy có trong đoạn trích. Câu3.Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất? Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn văn (3) Câu 5. Chỉ ra phép liên kết câu có trong những câu văn sau: "Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió...". Em có đồng tình với quan niệm của Băng Sơn qua những câu văn trên không? Vì sao?

1
27 tháng 6 2021

Câu 1: PTBD Chính của Đoạn Trích là Tự Sự. Ngoài ra có thêm cả Miêu tả và Biểu cảm.

Câu 2: Từ láy: Mộc mạc, chân chất, lạ lùng, nồng nàn, rậm rạp

Câu 3:  Đó là những mùi thơm tự nhiên, dịu nhẹ và thuần túy tỏa ra từ những cảnh vật trong làng. Cái mùi hương đó thấm sâu vào trong cả cái hồn của tác giả.

Câu 4: BPTT so sánh: Giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mẹ mới...
Tác dụng: Bày tỏ niềm yêu thương, xúc động, bồi hồi về những mùi hương nơi quê hương đã thấm sâu vào kí ức của tác giả

Câu 5: Phép nối đó là phép lặp: Nước hoa, mùi hoa

Em đồng tình với quan điểm trên. Bởi lẽ, mùi hương của quê hương - những hương thơm, chân chất, giản dị đối với mỗi con người là thứ gì đó rất đỗi thiêng liêng và hằn sâu vào con óc của mỗi người. Hương nước hoa đúng là rất thơm, thơm thiệt nhưng đó chỉ là những hương thơm giả thôi, đâu nào sánh bằng những hương thơm chân chất, giản dị mà gắn bó với biết bao kỉ niệm kia được.

27 tháng 6 2021

đúng em chị, giỏi quá <3

Câu 1: (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:(1) Mỗi khi ngồi quan sát đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng khối lượng lương thực to lớn hơn chúng, dầu vất vả và nặng nhọc, những con kiến vẫn “chào hỏi” nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa “nhân văn”. (2) Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh...
Đọc tiếp

Câu 1: (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Mỗi khi ngồi quan sát đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng khối lượng lương thực to lớn hơn chúng, dầu vất vả và nặng nhọc, những con kiến vẫn “chào hỏi” nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa “nhân văn”. (2) Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh phúc, đôi lúc chúng ta quên đi sự quan tâm tới nhau, hỏi han nhau, giúp đỡ nhau. Quan tâm tới tha nhân(*) làm cho cuộc sống trở nên thân thiết, gần gũi, ấm áp tình người. Lời hỏi han, động viên, góp ý tưởng cho người khác đang bí lối… để lại ấn tượng tốt đẹp và sự khích lệ cần có. (3) Vượt lên trên loài vật, sự quan tâm của con người không nên là chủ nghĩa hình thức, qua loa, lấy lệ. Cần có ý thức về trách nhiệm quan tâm đến người thân và tha nhân trong xã hội. Không cần phải quan tâm đến những điều xa vời, cao siêu, phi hiện thực. (Trích báo Thể thao - Văn hóa, ngày 20/01/2015) (*) tha nhân: người khác

Câu hỏi:

a. (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

. b. (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn (1) và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

c. (1.0 điểm) Hãy nêu ý chính của đoạn (2). d. (1.0 điểm) Kể ra 3 hành động “quan tâm đến tha nhân” mà mỗi học sinh nên thực hiện mỗi ngày.

0
     Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:                                 Nấu cơm        Có một lần, bố tôi ốm nặng, nằm trên giường bệnh hơn nửa tháng rồi mà không tỉnh.Vào một buổi chiều, đột nhiên ông tỉnh lại.        Khi ấy, miệng ông động đậy không ngừng. Mẹ tôi tiến sát lại gần, nói với bố: “Ông cứ từ từ nói, tôi vẫn nghe đây”.      Bố tôi yếu ớt thốt lên rằng: “Con gái sắp...
Đọc tiếp

   

 

 Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

                                 Nấu cơm

        Có một lần, bố tôi ốm nặng, nằm trên giường bệnh hơn nửa tháng rồi mà không tỉnh.Vào một buổi chiều, đột nhiên ông tỉnh lại.

        Khi ấy, miệng ông động đậy không ngừng. Mẹ tôi tiến sát lại gần, nói với bố: “Ông cứ từ từ nói, tôi vẫn nghe đây”.

      Bố tôi yếu ớt thốt lên rằng: “Con gái sắp đi học về, bà đã nấu cơm chưa?”.

 

Câu 1.(1,0 điểm ) Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính.

Câu 2.(0,5 điểm ) Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong câu “Con gái sắp đi học về, bà đã nấu cơm chưa?” .

Câu 3. (1,0 điểm ) Em hiểu gì về người bố trong câu chuyện trên?

Câu 4.(1,0 điểm) Nếu em là cô con gái trong câu chuyện, em cảm thấy như thế nào sau khi nghe câu nói của người bố ?

Câu 5.(1,5 điểm )  Từ  câu chuyện trên, hãy nêu suy nghĩ  của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người (trình bày trong 1 đoạn văn  từ 5 – 7 câu).

0
ĐỀ 2I.PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)Đọc văn  bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6      Ở Phong Châu(1) có người họ Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành Xương Giang (2), rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên,...
Đọc tiếp

ĐỀ 2
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn  bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6
      Ở Phong Châu(1) có người họ Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành Xương Giang (2), rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên, khá có tư sắc, họ Phạm yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Vợ Phạm biết việc ấy, bèn mượn cớ khác đánh Thị Nghi một trận đau quá đến chết rồi đem chôm ở bên cạnh làng. Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào. Sau người làng đó biết là hồn Thị Nghi làm tai làm quái, bèn đào mả tán xương vứt xuống sông, từ đấy việc quấy nhiễu cũng hơi bơn bớt.
                 (Trích Truyện yêu quái ở Xương Giang Truyền kì mạn lục Nguyễn Dữ).
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3: 
Câu 4:
Câu 5: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: “. Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào”.
Câu 6: Theo anh chị hành động của Thị Nghi . Vì sao?

1
30 tháng 4 2022

C1: tự sự

C2 : kể lại việc vì sao lại có hồn Thị Nghi .

C5 : BPTT: điệp ngữ (hoặc ; người )

Tác dụng : nhấn mạnh , làm rõ việc Thị Nghi quậy quạng , quấy nhiễu và phá phách qua những việc làm là hoặc nhập vào người này hoặc nhập vào người kia và làm rõ nên tội trạng của Thị Nghi khiến người dân phải cảnh giác , sợ sệt  => Qua đó làm nên tính gợi hình và gợi cảm hơn trong câu văn , để người đọc dễ hình dung ra được câu chuyện đó , gióp phần diễn đạt một cách mạch lạc và rõ ràng nhất.

C6 : thiếu câu hỏi!

Không biết do máy anh lỗi hay sao nhưng anh không thấy đoạn văn phần đọc hiểu em ạ!

10 tháng 1 2021

đây nhé 

undefined

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:          "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn  biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

          "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn  biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. " 

                          (Trích Bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

                                           Ngữ Văn 8 - tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)          

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói?

Câu 3: Trong đoạn văn trên, tác giả đã nêu lên mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

Câu 4. Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong câu: “Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền."?

Câu 5 : Viết đoạn văn tổng phân hợp (8-10 câu) nêu lên tầm quan trọng của phương pháp Học đi đôi với hành, đọan văn có sử dụng 1 câu phủ định (gạch chân và chỉ rõ).

1

1.PTBĐ chính:Nghị luận

2.Câu trình bày

 

27 tháng 4 2022

Tôi tưởng đấy là câu phủ định

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:          "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn  biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

          "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn  biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. " 

                          (Trích Bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

                                           Ngữ Văn 8 - tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)          

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói?

Câu 3: Trong đoạn văn trên, tác giả đã nêu lên mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

Câu 4. Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong câu: “Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền."?

Câu 5 : Viết đoạn văn tổng phân hợp (8-10 câu) nêu lên tầm quan trọng của phương pháp Học đi đôi với hành, đọan văn có sử dụng 1 câu phủ định (gạch chân và chỉ rõ).

0