K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2016

a) Vấn đề xã hội mang tính cấp thiết cần giải quyết của từng nhóm nước:

- Đối với các nước đang phát triển: vấn đề về dân số

- Đối với các nước phát triển: vấn đề vê tài nguyên và môi trường

b) Giải thích:

* Đối với các nước đang phát triển:

- Tỉ trọng dân số so với thế giới rất lớn: chiếm khoảng 80 % dân số của thế giới.

- Tốc độ phát triển dân số rất nhanh: chiếm khoảng 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên trung bình năm của các nước này trong giai đoạn 1995 – 2000 là 1,7%, giai đoạn 2001 – 2005 là 1,5%.

- Kinh tế chậm phát triển

- Hậu quả:

+ Gây sức ép rất lớn tới phát triển kinh tế và tái sản xuất mở rộng

+ Nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết: y tế, giáo dục, việc làm…

+ Chất lượng cuộc sống của người dân thấp, khó cải thiện

* Đối với các nước phát triển:

- Công nghiệp phát triển, các chất thải của sản xuất công nghiệp nhiều.

- Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, rác thải sinh hoạt nhiều.

- Nhu cầu sử dụng nguyên – nhiên liệu rất lớn, khai thác và tác động mạn tới môi trường tự nhiên.

- Hậu quả:

+ Làm cho môi trường bị ô nhiễm

+ Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt

c) Hướng giải quyết:

- Đối với các nước đang phát triển:

+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số bằng việc thực hiện tốt kế hoạch hóa dân số và kế hoạch hóa gia đình

+ Đẩy mạnh việc phát triển kinh tế

+ Giải quyết tốt các vấn đề xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

- Đối với các nước phát triển

+ Tăng cường sử dụng nguyên liệu và nhiên liệu sạch để hạn chế tới mức tối đa các chất thải và sự tác động vào môi trường tự nhiên

+ Xử lí triệt để các chất thải sản xuất và chất thải sinh hoạt để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Vấn đề cần đến những nỗ lực toàn cầu: bảo vệ động vật quý hiếm, Nạn đói, Bình đẳng giới, Dịch bệnh, Mất cân bằng sinh thái, .... 

- Lí do dẫn đến thành công trong việc giải quyết

+ Tuyên truyền rộng rãi trên toàn thế giới

+ Những biện pháp khắc phục hiệu quả

....

- Lí do dẫn đến sự thất bại

+ Thiếu sự đồng thuận của mọi người

+ Cách giải quyết chưa được triệt để

8 tháng 3 2023

- Vấn đề đang được quan tâm trên thế giới hiện nay và cần đến những nỗ lực toàn cầu là vấn đề về rác thải nhựa.

+ Rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Chất thải nhựa hiện nay chủ yếu nằm trong chất thải rắn (CTR). Việc quản lý chất thải nhựa không tách khỏi việc quản lý CTR và có thể thấy là chất thải nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay.

+ Mỗi năm, có đến 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường - nặng tương đương trọng lượng của toàn bộ dân số địa cầu và hơn một nửa số đó là những sản phẩm nhựa dùng một lần. Chất thải nhựa khi không được tái chế hoặc xử lý một cách có kiểm soát, sẽ tạo ra phát thải khí nhà kính khi tiếp xúc với bức xạ mặt trời cả trong không khí và nước.

+ Việt Nam hiện đang đứng thứ 17 trong 109 quốc gia về lượng phát thải nhựa phát sinh hàng năm. Hoạt động xử lý CTRSH ở nước ta hiện nay là đem đi chôn lấp, việc tái chế, tái sử dụng chiếm tỉ lệ rất nhỏ và phụ thuộc phần lớn vào việc nhặt phế liệu có thể tái chế của hệ thống thu gom phế liệu không chính thức.

- Về vấn đề suy giảm rác thải nhựa hiện nay vẫn chưa thật sự được giải quyết triệt để, sự nỗ lực toàn cầu chưa được áp dụng triệt để trong việc này, trên thế giới vẫn còn nhiều người dân chưa ý thức rõ về sự nguy hại của rác thải nhựa và chưa có sự đồng lòng toàn cầu hợp sức giải quyết vấn đề.

28 tháng 1 2017

Đáp án là C.

27 tháng 3 2018

Đáp án C

23 tháng 10 2023

Tham khảo :

Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì:

- Nước ta có dân số đông (79,7 triệu người_2002) , cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động dồi dào.

- Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm còn cao.

Năm 2005:

Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 5,3%

Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3%

- Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết sẽ vừa gây lãng phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội.