Đề 1: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của bác hồ.
Đề 2: Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua 2 dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI!! EM DỐT VĂN LẮM. LÀM ƠN VS, RỒI EM TICK
đề 1 [ BÁC HỒ là người sống rất dản dị vì cả đời bác chỉ sống trong ngôi nhà bình dị với hoa lá trong vườn bác đã sống với cánh áo nâu
sờn bạc , BÁC cũng là người luôn yêu thương các em học sinh và là người chỉ đường dẫn lối cho cách mạng VIỆT NAM ta]
Bạn tham khảo nhé:
- Đề 1: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
Bài làm
Sinh thời nhà thơ Tố Hữu đã dùng những vần thơ của mình để nổi bật lối sống đầy giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:
“ Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”
Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân ta từ già đến trẻ, dù bất cứ ai cũng đều gọi Người một tiếng thân thương – Bác Hồ. Hai tiếng gọi trìu mến đó đã phần nào để thể hiện sự gần gũi của đồng bào ta dành cho Bác. Đó chính là tình cảm kính trọng và tin yêu nhất dành cho Người – vị cha già dân tộc.
Nói về Bác có lẽ chúng ta sẽ phải dùng không biết bao nhiêu trang giấy bao nhiêu câu chữ để miêu tả hết về một con người, một nhân cách vĩ đại của cả dân tộc. Trong thời chiến lẫn khi đất nước hòa bình Người cũng chưa bao giờ bỏ đi thói quen tiết kiệm, lối sống giản dị khiêm nhường. Thậm chí nó còn trở thành một trong những điều đầu tiên mà Người dạy lại cho con cháu sau này.
Trong những năm tháng kháng chiến cần lao đầy gian khổ Bác một vị lãnh đạo tối cao của dân tộc nắm trong tay cả vận mệnh tổ quốc thế nhưng cuộc sống của Người vẫn rất bình dị. Hồi còn ở chiến khu Việt Bắc, Người sống trong hang Pác Bó, ăn cháo bẹ rau măng và tinh thần vẫn luôn “sẵn sàng”. Chắc hẳn sẽ chẳng ai quên những vần thơ Người đã viết trong bài “Tức cảnh Pác Bó”:
“ Sớm ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
Trong những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua đó, Người vẫn thể hiện một tâm hồn lạc quan phơi phới. Bữa ăn của Người chỉ vài món rau dưa đơn giản, và Người tuyệt đối không bao giờ để lãng phí cả một hạt cơm nhỏ. Không chỉ trong bữa ăn hàng ngày mà trang phục của Người cũng vô cùng đơn sơ. Tủ quần ảo chỉ vài chiếc áo sờn vai, chiếc dép lốp đã bao lần sửa đi vá lại,…
Con người của Bác giản dị không chỉ thể hiện ở cách sống mà còn cả thái độ sống. Bác không hề muốn cầu cạnh hay làm phiền ai. Ăn xong, bát đũa luôn được xếp ngay ngắn vào trong khay thức ăn, đồ ăn thừa xếp lại tươm tất. Điều đáng trân trọng ở vị lãnh tụ này đó chính là Bác luôn chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ rồi gắp riêng không bao giờ có ý nghĩ “để người khác dùng thức ăn thừa của mình”. Chỉ một việc làm tưởng chừng nhỏ bé đó thôi nhưng nó thể hiện tấm lòng sự trân trọng công lao của người dân lao động sản xuất.
Trong thời chiến đã vậy đến khi hòa bình lặp lại Bác trở về thủ đô trong sự đón tiếp nồng hậu của đồng bào cả nước. Bác đã từ chối căn nhà sang trọng dành cho Chủ tịch nước mà thay vào đó Người chọn cho mình một căn nhà sàn cũ của anh thợ điện làm chỗ nghỉ ngơi. Ngôi nhà sàn ấy chỉ vỏn vẹn có 3 phòng, chiếc giường ngủ khiêm tốn nằm trong góc bàn. Tuy nhiên dưới bàn tay khéo léo sắp xếp của Người, ngôi nhà ấy lúc nào cũng thoáng gió mát mẻ và gọn dàng.
Nhà thơ Tố Hữu có dịp đến thăm nhà Bác đã có những vần thơ sau:
“Nhà bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”
Phía trước ngôi nhà sàn chính là áo cá, là vườn cây trái do chính tay Bác vun trồng. Những cây bưởi, cây vú sữa là tình cảm mà đồng bào khắp nơi gửi tặng đến Người. Ở cương vị một chủ tịch nước, một người nắm quyền lực tối cao thế nhưng bước đến nơi đây ta mới cảm nhận hình như đó là không gian sống của một lão nông tri thức gắn bó chan hòa cùng với thiên nhiên vườn tược.
Tuy được nhận lương cao nhất thời bấy giờ thế nhưng có bao giờ Bác sử dụng những đồng lương ấy cho chính mình đâu. Bác dùng nó để giúp đỡ dân nghèo, gửi đi để chăm sóc chiến sĩ biên phòng, chiếc chổi lông gà mà Bác dùng cũng được Người ghi lại để trừ vào tiền lương hàng tháng.
Chính cuộc sống giản dị đó đã khiến Người tìm được niềm vui sự thanh bạch và an nhiên giữa cuộc đời. Người đã từng có những vần thơ để miêu tả niềm vui cuộc sống của mình : Sống quen thanh đạm nhẹ người/ Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung”.
Ôi đến đây ta không còn thấy một vị lãnh tụ vĩ đại đứng trên vạn người nữa mà trở về đúng nghĩa một thi nhân ẩn dật, cuộc sống an nhàn mà đầy ý vị. Đó phải chăng chính là cách Người tìm được niềm vui trong những năm tháng đầy cam go quyết liệt của cả dân tộc?
Nói về Bác, nhân cách của Bác có lẽ sẽ chẳng còn từ nào diễn tả hết. Chỉ biết đó là một tấm gương sáng đời đời để biết bao con cháu soi vào. Tình yêu thương, đức tính giản dị của Người chính là những động lực để các con noi theo và hãnh diện.
“Ôi cuộc đời Bác cứ thương ta
Thương một đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông đỏ nặng phù sa”.
- Đề 2: Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua 2 dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
Bài làm
Mùa xuân là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thi sĩ và không thể không nhắc đến Hồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta với rất nhiều những vần thơ hay về mùa xuân, trong đó có hai câu thơ của Người vẫn còn vang vọng đến hôm nay:
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".
Hai câu thơ trên được Hồ Chủ Tịch sáng tác vào năm 1960, trong một cuộc phát động phong trào “Tết trồng cây “ nhân dịp kỷ niệm mùa xuân thứ 30 của Đảng ta. Đó cũng là một trong những lời di chúc để lại trước khi Người đi xa. Lời di chúc ấy đã trở thành truyền thống, nét văn hóa, dòng chảy in sâu vào tâm trí mỗi người dân Việt chúng ta. Để mỗi năm dịp tết đến xuân về, các cơ quan, trường học đều náo nức trong công tác, lễ hội trồng cây nhằm thực hiện đúng lời dạy của Bác " Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ".
Trong câu thơ thứ nhất Bác có nói " Mùa xuân là tết trồng cây “, đó là mùa xuân của đất trời, mùa xuân trong bốn mùa khí hậu của Việt Nam. Là lúc kết thúc một mùa đông lạnh giá, tiết trời chuyển sang ấm áp, thuận lợi nhất để cây trồng bám rễ sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, “tết trồng cây” phải vào đúng mùa xuân chứ không phải mùa nào khác. Qua đây chúng ta thêm thấy được sự uyên thâm, hiểu rộng kiến thức về vạn vật xung quanh về thiên nhiên và vũ trụ ở Bác. Mùa xuân đến cũng là một điểm mốc, một khởi đầu mới của trong năm với biết bao niềm hy vọng, là đào mai khoe sắc nảy trồi non, là tình yêu giữa con người với con người, với cỏ cây hoa lá, là từng trồi non xanh mơn man, là khi thiên nhiên đất trời được giao hòa cùng con người một cách sâu sắc và trọn vẹn nhất. Hơn thế, trên tinh thần nhân văn, bắt đầu một năm mới, mong muốn những điều tốt đẹp nhất được khởi đầu từ mùa xuân, thật thích hợp để gieo một hạt giống, ươm một nhành cây trồng một vườn lớn, như thêm một hy vọng tràn đầy. Mùa xuân mà làm cho đất đẹp nước đẹp trời đất đẹp, lòng người ắt sẽ đẹp, mọi sự tốt đẹp thì một năm thật tốt đẹp.
Mùa xuân thứ nhất Bác nói đến là mùa xuân của đất trời, thì đến mùa xuân thứ hai trong " Làm cho đất nước càng ngày càng xuân", Bác không nói về mùa xuân của cá nhân mình, mà Bác nói về mùa xuân của cả đất nước. Và xuân đây không còn đơn giản là mùa xuân của đất trời của thiên nhiên nữa, mà thể hiện một mùa xuân vô cùng to lớn, là mùa xuân của đất nước, là kết quả của " tết trồng cây", kết quả của tinh thần “ trồng cây gây rừng”, “ ươm mầm cây tạo sự sống”, kết quả của một năm với mọi sự khởi đầu tốt đẹp. Đó cũng là thành quả khi toàn dân, toàn nước chung sức, đồng lòng trong công cuộc thực hiện lời dạy của bác ‘’ mùa xuân là tết trồng cây”, " Có một cây là có rừng", để khung cảnh đất nước ngày càng trong xanh hơn, tươi đẹp hơn, ngày càng giàu đẹp " càng xuân" hơn nữa.
Vậy tại sao trồng cây xanh lại góp phần tạo nên mùa xuân cho đất nước? Cây xanh là lá phổi của thiên nhiên bảo vệ mỗi chúng ta, bảo vệ đất nước. Là tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình... Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa, cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây xanh cũng chính là gieo mầm cho sự sống của con người Việt Nam. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân”.
Để thực hiện lời dạy của Bác, những người con đất Việt cần chung tay bảo vệ môi trường sống quanh mình. Từ học sinh đến những người lớn tuổi phải biết kết hợp chăm sóc và bảo vệ cây xanh; quy định những nơi trồng cây, tạo thêm nhiều rừng mới ở vùng trung du, vùng núi; tạo thêm nhiều công viên cây xanh ở vùng đô thị. Các bạn học sinh có thể trồng thêm những chậu cây xanh ở gia đình mình. Đồng thời, tự giác và nhắc nhở các bạn tôn trọng và tuân theo những quy định về bảo vệ cây xanh, không bẻ cành ngắt lá trong sân trường và hàng cây ven đường. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc với những trường hợp phá rừng lấy gỗ và cần chăm sóc tốt những khu rừng nguyên sinh còn lại của đất nước.
Bác Hồ - Người anh hùng dân tộc và trên cả thế giới, tuy Bác đã đi xa nhưng những lời dạy của Người, tầm nhìn và cả nỗi lo lắng cho cả thế hệ tương lai của Người luôn là xuyên suốt, lâu dài. Lời dạy của Người sẽ luôn trong trái tim mỗi chúng ta, đời đời các thế hệ con cháu Việt Nam sẽ ghi nhớ và thực hiện đúng lời dạy Bác đã để lại:
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ".
CHÚC BẠN HỌC TỐT !