K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài thơ Mưa Trần Đăng Khoa Đọc bài thơ và thực hiện những yêu cầu sau: 1.Tìm 3 tính từ, 3 động từ,3 danh từ 2.Tìm 1 câu thơ chứa biện pháp so sánh, 1 câu thơ chứa biện pháp ẩn dụ, 1 câu thơ chứa biện pháp nhân hoá 3.Dựa vào bài thơ, em hãy tả lại một cơn mưa! ( Các em làm bài cẩn thận ra giấy, đi học nộp lại cho cô nhé!) Sắp mưa Sắp mưa Những con mối Bay ra Mối trẻ Bay cao Mối già Bay thấp Gà con Rối rít...
Đọc tiếp

Bài thơ Mưa Trần Đăng Khoa
Đọc bài thơ và thực hiện những yêu cầu sau:
1.Tìm 3 tính từ, 3 động từ,3 danh từ
2.Tìm 1 câu thơ chứa biện pháp so sánh, 1 câu thơ chứa biện pháp ẩn dụ, 1 câu thơ chứa biện pháp nhân hoá
3.Dựa vào bài thơ, em hãy tả lại một cơn mưa!
( Các em làm bài cẩn thận ra giấy, đi học nộp lại cho cô nhé!)
Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
Ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Lá khô
Gió cuốn
Bụi bay
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Lộp bộp…
Rơi
Rơi…
Đất trời
Mù trắng nước
Mưa chéo mặt sân
Sủi bọt
Cóc nhảy chồm chồm
Chó sủa
Cây lá hả hê
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa…

0
25 tháng 11 2021

Câu 2 :Trong câu thơ những làn gió thơ ngây ( bài thơ chuyện cổ tích về loài người ) Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì ? Tác dụng ?

25 tháng 11 2021

 

https://www.thivien.net/Xu%C3%A2n-Qu%E1%BB%B3nh/Chuy%E1%BB%87n-c%E1%BB%95-t%C3%ADch-v%E1%BB%81-lo%C3%A0i-ng%C6%B0%E1%BB%9Di/poem-AWdnPiisxJrwRbUfp8Rizw

HẠT GẠO LÀNH TA Câu 1 đoạn trích trên được làm theo thể thơ gì ? Câu2 ai là người bộc lộ tình cảm cảm xúc trong bài thơ? Câu 3 hạt gạo làng ta không chứa điều gì? Câu 4 tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ sau ? " Những năm băng đạn/vàng nơi lúa đồng Bát cơm mùa gặt/ thơm hào giao thông ..."" Câu 5 sự lặp lại Câu thơ hạt gạo làng ta ở câu đầu mỗi khổ thơ có tác dụng...
Đọc tiếp

HẠT GẠO LÀNH TA Câu 1 đoạn trích trên được làm theo thể thơ gì ? Câu2 ai là người bộc lộ tình cảm cảm xúc trong bài thơ? Câu 3 hạt gạo làng ta không chứa điều gì? Câu 4 tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ sau ? " Những năm băng đạn/vàng nơi lúa đồng Bát cơm mùa gặt/ thơm hào giao thông ..."" Câu 5 sự lặp lại Câu thơ hạt gạo làng ta ở câu đầu mỗi khổ thơ có tác dụng gì Câu6 trong bài thơ hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào ? Câu 7 ý nào không đúng Tình cảm của nhân vật trữ tình thể hiện qua đoạn thơ A trân trọng hạt gạo làng ta Quê hương trân trọng công sức bạ Quê hương trân trọng công sức Lao động B Đồng cảm với những bó hàn Đồng cảm với những khó khăn vất vả của người nông dân sớm không để có được hạt nha C Yêu quý quê hương đất nước D quyết tâm thoát khỏi cảnh nghèo khó ở quê hương Câu 8 Nêu nội dung của đoạn thơ hạt gạo làng ta Câu 9 chỉ ra tác dụng của biện pháp so sánh trong hai câu sau Nước như ai nấu Chết cả lá cờ Câu 10 em hãy nêu thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra từ văn bản Câu 11 Viết Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về ba khổ thơ đầu trong bài thơ hạt gạo làng ta Đoạn thơ phần đọc hiểu Help mlik với

1
4 tháng 8 2023

Câu 1: 

Đoạn trích được làm theo thể thơ bốn chữ.

Chọn A

Câu 2: B

Câu 3: D

Câu 4: D

So sánh "như"

5 tháng 8 2023

Cảm ơn Dỗ Tuệ Lâm đã giúp mình, nếu có gì khó khăn mình giúp bạn

 

14 tháng 12 2021

ài 1:

Biện pháp nghệ thuật: So sánh.

Tác dụng:

→So sánh anh em trong nhà như tay chân mà tay và chân là một bộ phận của cơ thể người, luôn gắn liền với nhau.

→Muốn nhận mạnh rằng anh em trong nhà phải biết đùm bọc, gắn bó, yêu thương nhau.

Bài 2:

   Anh em là người cùng một mẹ đẻ ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Mà anh em trong nhà phải biết yêu thương, gắn bó với nhau. Tay và chân cũng thế. Chúng là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay thuận thì chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh.Cũng như lời mà ông cha ta muốn nhắn nhủ qua bài ca dao rằng:anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó cũng chính là bổn phận của người làm con như chũng ta. Phải biết yêu thương , kính trọng, hiếu thảo với bố mẹ , anh em trong nhà cũng như thế. Như vậy bố mẹ chúng ta sẽ càng vui hơn.

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau? “Trên đường xa nắng gắt Lời ru là bóng mát" A. So sánh                 B. Ẩn dụ                    C. Hoán dụ                D. Nhân hóa  Câu 5. Điệp ngữ “lời ru” trong bài thơ có tác dụng A. làm cho các câu thơ thêm sinh động, gợi cảm cảm xúc yêu thương mẹ. B. tạo giọng điệu tha thiết, gợi sức sống bền bỉ, cảm động về tình mẹ bất tử. C....
Đọc tiếp

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát"

A. So sánh                 B. Ẩn dụ                    C. Hoán dụ                D. Nhân hóa

 Câu 5. Điệp ngữ “lời ru” trong bài thơ có tác dụng

A. làm cho các câu thơ thêm sinh động, gợi cảm cảm xúc yêu thương mẹ.

B. tạo giọng điệu tha thiết, gợi sức sống bền bỉ, cảm động về tình mẹ bất tử.

C. nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong bài thơ.

D. khiến bài thơ gần gũi, thân thuộc với người đọc, người nghe.

Câu 6. Từ " mênh mông"  trong câu thơ "Lời ru thành mênh mông" được hiểu theo cách nào sau đây?

            A. Có kích thước đáng kể, hơn hẳn bình thường

B. Yên tĩnh tạo cảm giác yên ổn, bình an

            C. Rộng lớn đến mức như không có giới hạn

 

D. Ấm áp và tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái

Bài LỜI RU CỦA MẸ (các anh chị giúp em với em sắp thi ròi ạ :'( em cm ạ)

 

3
28 tháng 10 2023

4. C

5. B

6. D

28 tháng 10 2023

em cm ạ

13 tháng 6 2023

a. Rừng cọ ơi rừng cọ

Lá đẹp lá ngời ngời

Tôi yêu thương vẫy gọi

Mặt trời xanh của tôi!

BPTT: hoán dụ

Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh rừng cọ trong suy nghĩ của tác giả qua đó bày tỏ cảm xúc chân thật của người với rừng cọ, đồng thời gợi sự quan trọng của rừng cọ và làm câu thơ hay hơn.

b. Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

BPTT nhân hóa

Tác dụng: thể hiện rõ hơn tình bạn của trâu với người, trâu như một người bạn nhà nông không chỉ có giá trị kinh tế mà còn về tinh thần. Đồng thời, hình ảnh "chú trâu" trở nên sinh động gần gũi hơn với người đọc.

c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

BPTT điệp ngữ và hoán dụ.

Tác dụng:

+ phép điệp ngữ giúp thêm tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc, có vần nhịp giữa 2 câu thơ bằng hình ảnh "mặt trời" ở đầu câu.

+ phép hoán dụ gợi sự yêu thương của tình mẫu tử, ý chỉ hình ảnh "em" là nguồn sống, là niềm tin, niềm tự hào của mẹ để mẹ cố gắng làm việc.

13 tháng 6 2023

d. Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

BPTT so sánh

Tác dụng: tăng giá trị biểu đạt cảm xúc của tác giả về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam đồng thời qua đó làm câu thơ hay hơn, hình ảnh của quê hương trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn.

e. Trong gió trong mưa

  Ngọn đèn đứng gác

  Cho thắng lợi, nối theo nhau

  Đang hành quân đi lên phía trước

BPTT nhân hóa

Tác dụng: làm cho hình ảnh ngọn đèn sinh động hơn, gợi sự gần gũi với cách mạng qua sự dũng cảm chịu được cực khổ trong giá mưa. Qua đó thể hiện nên tinh thần yêu nước của tác giả, của người Việt ta đến cả ngọn đèn cũng thế.

Biện pháp ẩn dụ "Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa" - sự vất vả của cha mẹ để nuôi con lớn. 

- Tác dụng: 

+ Khiến hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm; tăng tính biểu đạt gây ấn tượng với người đọc. 

+ Cho thấy sự vất vả của cha mẹ để nuôi con cái trưởng thành

+ Khuyên mỗi người đọc chúng ta hãy biết trân trọng và dành nhiều tình yêu thương hơn cho bố mẹ của mình.

13 tháng 10

Biện pháp ẩn dụ "Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa" - sự vất vả của cha mẹ để nuôi con lớn. 

- Tác dụng: 

+ Khiến hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm; tăng tính biểu đạt gây ấn tượng với người đọc. 

+ Cho thấy sự vất vả của cha mẹ để nuôi con cái trưởng thành

+ Khuyên mỗi người đọc chúng ta hãy biết trân trọng và dành nhiều tình yêu thương hơn cho bố mẹ của mình

28 tháng 2 2022

1. Bài thơ được viết theo đề tài quê hương đất nước. Bài thơ đã học cũng viết về đề tài này: Lòng yêu nước, Quê hương (Đỗ Trung Quân)...

2. Hình anh so sánh:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

Em tham khảo tác dụng: 

+ Biện pháp so sánh con thuyền ra khơi “hăng như con tuấn mã” gợi lên hình ảnh con thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe ( tuấn mã) đang phi. Sự so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn, sự mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi.

        + Biện pháp so sánh ở câu“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ thể hữu hình, quen thuộc (cánh buồm) với một hình ảnh trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng (mảnh hồn làng). Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm không chỉ trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng cho đời sống tâm linh, đầy ý nghĩa của người dân làng chài.

3. Khổ 3 em xem lại nha, ko có BPTT nhân hóa á.