Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp câu thơ Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tk
Văn hóa Việt Nam, văn hóa Bác Hồ là văn hóa của con người, do con người, vì con người. Đó là sự chắt lọc, kế thừa và tiếp kiến liên tục trong dòng thời gian vô tận; văn hóa là sáng tạo, chỉ có sáng tạo mới trở thành văn hóa. Giá trị văn hóa đích thực bao giờ cũng có sức thu hút và cảm hóa mạnh mẽ con người hướng về cái chân, thiện, mỹ, dù chính kiến hay niềm tin có khác nhau. Sức mạnh văn hóa Việt Nam - Văn hóa Bác Hồ đã đem lại cho dân tộc sức sống mãnh liệt. Trải qua một nghìn năm bị đô hộ không những không bị đồng hóa mà còn tích lũy và phát triển trở thành lực lượng vô tận vùng lên giành lại độc lập cho đất nước. Đó là nhờ dân ta đã giữ vững được nền văn hóa của dân tộc. Chúng ta đánh thắng những kẻ địch xâm lược mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Đó là nhờ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của nền văn hóa Việt Nam, của chủ nghĩa anh hùng kết hợp với trí thông minh, sáng tạo. Sự nghiệp đổi mới giành thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử càng chứng tỏ sự bền vững, sức sống, sáng tạo của nền văn hóa Việt Nam - Hồ Chí Minh. Trong tình hình hiện nay đặt ra cho chúng ta phải xây dựng đời sống xã hội “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
Tham khảo
Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Qua câu chuyện lưu lạc của một thiếu niên thành phố vào vùng rừng u Minh, tác giả đã đưa người đọc đến với thiên nhiên hoang dã và cuộc sống chân chất của con người ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Có thể xem đây là một bàivăn miêu tả khá hoàn chỉnh. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng đất mũi Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa khái quát thông qua cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của nhà văn.
Mở đầu đoạn văn, tác giả nêu lên cảm giác của nhân vật chính trước vùng đất Cà Mau xa lạ; sau đó miêu tả cụ thể các kênh rạch và con sông Năm Căn rộng lớn cùng cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông, đông vui và nhiều màu sắc độc đáo.
Vị trí của người kể chuyện (nhân vật An) trong bài này là ỏ trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch chằng chịt rồi đổ ra sông Năm Căn và cuối cùng dừng lại ở chợ Năm Căn. Suốt cuộc hành trình, nhân vật có điều kiện quan sát một vùng thiên nhiên rộng lớn.
Cảm giác đầu tiên là màu xanh tràn ngập khắp nơi: xanh trời, xanh nước, xanh cây. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Trong cảnh sắc tràn ngập màu xanh ấy là tiếng rì rào vọng về của hơi gió muối - tức là âm thanh và hơi thở mặn mòi của miền sông nước Cà Mau.
Chúng ta có thể hình dung những hình ảnh trong bài văn hiện lên như trong một cuốn phim, lúc nhanh, lúc chậm. Có đoạn đặc tả cận cảnh, có đoạn lùi xa bao quát toàn cảnh.
Trước hết là cách đặt tên cho các dòng sông, dòng kênh của người dân ở vùng này. Người ta không dùng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên: Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xoà ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng...; gọi kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây... Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ “tức khơ mâu", tiếng Miên nghĩa là “nước đen”.
Cách đặt tên ấy cho thấy thiên nhiên ở đây rất hoang dã và con người sống gần gũi với thiên nhiên nên rất giản dị, chất phác.
Sau khi đi qua các dòng kênh, con thuyền thoát ra kênh Bọ Mắt đổ vào con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng... Hai bên bờ sông, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Trạng thái hoạt động của con thuyền ở mỗi cảnh được diễn tả bằng những từ ngữ chính xác và tinh tế. Thoát qua là ý nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; đổ ra diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ xuôi theo dòng nướcở nơi dòng sông êm ả.
Màu xanh của rừng đước được tả qua ba sắc độ khác nhau: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ.Những sắc độ ấy chỉ màu xanh của các lớp cây đước từ non đến già tiếp nối nhau loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
ở đoạn trước, tác giả đặc tả cảnh sông nước Năm Căn; đến đoạn này, ông miêu tả cuộc sống của con người trên sông nước. Chợ Năm Căn rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi... những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông... những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi...
Chợ Năm Căn tập trung đặc điểm của các chợ họp trên sông của vùng sông nước Cửu Long. Những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, người ta có thể cập thuyên lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết, một bộ quần áo may sản hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà không cần phải bước ra khỏi thuyền.
Chợ còn là sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán, kẻ mua thuộc nhiều dân tộc: người Việt, người Hoa, người Khơ-me, người Chà Châu Giang. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
Phải là người sống và gắn bó thân thiết với mảnh đất Cà Mau, nhà văn mới cảm nhận và viết được những đoạn văn miêu tả tinh tế, đặc sắc như thế.
Bằng ngòi bút miêu tả sắc nét, vừa bao quát, vừa cụ thể, sinh động, qua đoạn văn Sông nước Cà Mau, nhà văn Đoàn Giỏi đã giúp cho người đọc tưởng tượng ra trước mắt cảnh thiên nhiên kì thú của sông nước Cà Mau và càng thêm yêu mến con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.
#Châu's ngốc
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hai đoạn thơ
b. Phân tích vẻ đẹp của hai đoạn thơ:
* Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trong Tràng giang của Huy Cận.
- Vẻ đẹp nội dung: Cảnh sông Hồng và tâm trạng của thi nhân.
+ 3 câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt trên sông rộng lớn, mênh mong gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa...
+ Câu thơ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi cảm nhận về những thân phận, kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.
→ Đằng sau bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của cái tôi bơ vơ, lạc lõng trước vũ trụ; là niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời.
- Vẻ đẹp nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, tả cảnh ngụ tình, ẩn dụ, thể thơ, nhịp điệu... vừa mang tính cổ điển vừa hiện đại....
* Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
- Vẻ đẹp nội dung:
+ 2 câu đầu: bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió, mây, chia lìa đôi ngả; "dòng nước buồn thiu" gợi nỗi buồn hiu hắt.
+ 2 câu sau: tả dòng sông Hương trong đêm trăng lung linh, huyền ảo, vừa thực vừa mộng.
→ Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khao khát cháy bỏng của thi nhân.
- Vẻ đẹp nghệ thuật: Hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo, có tính tượng trưng, giàu sức gợi. Phối hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm; dùng cấu trúc đối lập, phép nhân hóa, câu hỏi tu từ...
* Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ.
- Sự tương đồng:2 đoạn thơ tiêu biểu cho Thơ mới, đều là những bức tranh tâm cảnh. Hình ảnh ngôn ngữ giản dị, gần gũi; mượn cảnh sông, nước, con thuyền ...để gợi sự chia lìa, cô đơn. Tâm trạng thi nhân: buồn, cô đơn, bế tắc trước cuộc sống...nhưng thiết tha yêu đời, yêu người.
- Sự khác biệt:
+ Tràng giang của Huy Cận sáng tác trong hoàn cảnh: cảm xúc trước sông Hồng mênh mông, ngậm ngùi về thân phận nhỏ bé của mình trước trời đất vô cùng.Trong thời gian: buổi chiều.Và vẻ đẹp cái tôi trữ tình:: nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết.Thơ Huy cận mang đậm yếu tố Đường thi qua ngôn ngữ, hình ảnh)
+ Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử được gợi cảm hứng từ 1 mối tình, khi nhà thơ mắc bệnh sắp lìa cõi đời.Trong thời gian, không gian nghệ thuật: từ chiều đến đêm trăng, sông Hương.Và vẻ đẹp cái tôi trữ tình:đoạn thơ bộc lộ thế giới nội tâm đầy uẩn khúc, khát khao mãnh liệt tình yêu nhưng vô vọng, mơ tưởng tình người, tình đời; nỗi niềm lo âu cho hạnh phúc, khát khao được sống...Thơ Hàn Mặc Tử mang dấ ấn của thơ tượng trưng, siêu thực qua ngôn ngữ, hình ảnh).
- Lí giải: Hai đoạn thơ viết về hai không gian và hai thời điểm khác nhau. Hai tác giả có hai phong cách khác nhau.
tham khảo
Quê em là một ngôi làng ở miền Tây sông nước. Giữa những mái nhà là các con kênh, rạch, sông nước đan xen nhau. Dọc bờ sông, bờ ao là những cây dừa cao lớn, tán lá rộng mở với những chùm quả lung lay lung lay. Bà con ở nơi đây ai cũng chân chất, thật thà. Điều đặc biệt, là ai cũng biết bổ dừa, làm mứt dừa, ai cũng hay các món ngon từ những đặc sản của sông của nước như tôm, cua, cá, ốc. Ngoài ra, cũng như bao vùng nông thôn khác, quê em cũng có ruộng lúa rộng mênh mông, mỏi cánh cò bay. Vẻ đẹp bình dị, mộc mạc ấy khiến bao người con dù đi xa đến chốn phồn hoa đô hội cũng vẫn luôn không ngừng khắc khoải nhớ về.
miya :3
THAM KHẢO:
Quê em là một ngôi làng ở miền Tây sông nước. Giữa những mái nhà là các con kênh, rạch, sông nước đan xen nhau. Dọc bờ sông, bờ ao là những cây dừa cao lớn, tán lá rộng mở với những chùm quả lung lay lung lay. Bà con ở nơi đây ai cũng chân chất, thật thà. Điều đặc biệt, là ai cũng biết bổ dừa, làm mứt dừa, ai cũng hay các món ngon từ những đặc sản của sông của nước như tôm, cua, cá, ốc. Ngoài ra, cũng như bao vùng nông thôn khác, quê em cũng có ruộng lúa rộng mênh mông, mỏi cánh cò bay. Vẻ đẹp bình dị, mộc mạc ấy khiến bao người con dù đi xa đến chốn phồn hoa đô hội cũng vẫn luôn không ngừng khắc khoải nhớ về.
Qua bài thơ, người đọc thấy được nhà thơ có một tâm hồn thanh tĩnh, tinh tế, tâm hồn có thể cảm nhận được cả hoa quế rụng cùng những trăng, chim núi trong đêm xuân. Một tâm hồn thi sĩ nhàn tản đến vậy mới có thể đồng cảm trước khung cảnh thiên nhiên ấy. Đó là một tâm hồn bình yên trong thiên nhiên tĩnh lặng.
"củi một cành khô lạc mấy dòng"
Lúc thuyền về lại chốn cũ cũng là lúc nước ở lại với dòng sông cùng nỗi sầu, nhưng nỗi sầu này không chỉ đi theo nước một nơi mà là nhiều chốn khác nhau. Phép đối đã được sử dụng thành công để nói về sự chia cách này. Khép lại khổ một Huy Cận mang đến một hình ảnh đậm nét cô đơn - “củi". Tính chất của hình ảnh này là “khô" – héo úa, không còn sự sống cùng với phép đối giữa “một cành khô" – “mấy dòng” càng nhấn mạnh hơn sự chiếc bóng, lẻ loi của củi trên hành trình của mình. Động từ “lạc" đã nói lên được sự bấp bênh, lênh đênh của sự vật nhưng tác giả dùng “lạc mấy dòng" thì càng làm rõ hơn sự gian nan, “bảy nổi ba chìm" của củi. Chỉ với khổ một nhưng tâm trạng mang lại đã buồn bã, u sầu đến vậy.
Câu thơ được trích trong bài thơ "Tràng giang" của tác giả Huy Cận. Đây là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ở câu thơ trên, tác giả đã sử dụng một hình ảnh thật độc đáo "củi khô" trôi một mình, đơn lẻ trên dòng nước mênh mông, vô tận, vô đinh. Hình ảnh này lại còn được kết hợp với biện pháp đảo ngữ vừa tạo nên điểm nổi bật cho câu thơ vừa thể hiện sự cô đơn, lạc lõng trước vũ trụ bao la. “Một” gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé, “cành khô” gợi sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, “lạc” mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên “mấy dòng” nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Hơn thế nữa, người đọc còn thấy được sức gợi tả của câu thơ. Nó thực sự đầy ám ảnh. Bởi lẽ hiện lên trước mắt là một con sông dài, một con sông mang nét đẹp u buồn, trầm tĩnh. Qua câu thơ, người đọc cũng phát hiện ra tài năng độc đáo của thi nhân Huy Cận. Đó là việc tác giả sử dụng thành công ngòi bút "tả cảnh ngụ tình", mượn hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã nói lên tâm trạng suy tư, trầm lắng, thê lương, buồn man mác và da diết của mình. Thật cảm ơn nhà thơ Huy Cận đã đem đến câu thơ hay và chất chứa nhiều cảm xúc thế này!