K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân. ( Ngữ văn 9, tập 2) a, Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. b, Trong hai từ “mặt trời” xuất hiện ở hai dòng thơ đầu, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang...
Đọc tiếp

Câu 1:Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân. ( Ngữ văn 9, tập 2)

a, Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài

thơ. b, Trong hai từ “mặt trời” xuất hiện ở hai dòng thơ đầu, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào

mang nghĩa chuyển? Đó là biện pháp chuyển nghĩa nào?

c, Cảm nhận của em về từ “mùa xuân” được nhà thơ sử dụng ở dòng thơ cuối.

Câu 2: Chỉ ra phép liên kết câu (phép thế) trong đoạn trích dưới đây:

Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng

hồ nói một mình: Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã

mười một giờ, đến giờ ốp đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long)

0
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏiNgày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? Của ai ? Giới thiệu đôi nét về tác giả.Câu 2: Đại ý của đoạn thơ trên là gì? Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.Câu 3: Cho hai câu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? Của ai ? Giới thiệu đôi nét về tác giả.

Câu 2: Đại ý của đoạn thơ trên là gì? Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 3: Cho hai câu thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Hình ảnh mặt trời nào là ẩn dụ ? Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh đó trong việc thể hiện lòng tình cảm gì của tác giả.

Câu 4: Tác giả đã dùng hình ảnh gì để diễn tả nỗi niềm cũng như cảm xúc của người dân thông qua hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên.

0
11 tháng 4 2022

Đại ý của đoạn thơ trên là :

+ Tác giả thể hiện niềm tôn kính của mình, cũng là niềm tôn kính của dân tộc Việt Nam với Bác.

Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là:

1. Ẩn dụ ( 2 câu thơ đầu )

=> Tác giả dùng mặt trời để ví với Bác, vầng mặt trời trong lăng chính là trái tim của Bác, là lí tưởng của Bác mãi mãi tỏa sáng để soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam.

2. Hoán dụ ( 2 câu thơ cuối):

+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được liên tưởng đến những đóa hoa thực sự kính dâng, ngợi ca Người.

+ Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” là bảy mươi chín năm trong cuộc đời của Bác. Hình ảnh “mùa xuân” là hình ảnh thơ đẹp và giàu sức biểu cảm nhằm tôn vinh một con người vĩ đại đã trở thành bất tử.

25 tháng 5 2018

Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” . “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác . Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài . Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ . Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ( Lưu Hữu Phước) hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”(Tố Hữu) . Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên( biện pháp nhân hóa “thấy”) là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương .Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam, vừa bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên .Cùng với hình ảnh “mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng” là hình ảnh “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh rất thực, còn câu “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính vô hạn của nhân dân đối với Bác .Dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác được nhà thơ ví như những “tràng hoa”- tấm lòng thơm thảo, lòng kính yêu dâng lên Người – dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” – bảy mươi chín năm Người đã sống, cống hiến cho dân tộc, đã yêu thương hết thảy thiên nhiên và con người .

chúc bn học tốt ^-^ 

25 tháng 5 2018

Viễn Phương là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong hai cuộc kháng chiến Pháp và chống Mỹ. Thơ ông dung dị, cảm xúc sâu lắng. Ông có nhiều bài thơ đặc sắc, trong đó “ Viếng lăng Bác” là bài thơ tiêu biểu. Đọc bài thơ, ta thấy lắng đọng nhất trong những dòng thơ:

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân”

Bài thơ “ Viếng lăng Bác” được sáng tác vào tháng Tư năm 1976, khi tác giả cùng với đoàn đại biểu miền Nam ra thăm lăng Bác. Bài thơ là cảm xúc trữ tình, lòng tiếc thương vô hạn của cả dân tộc đối với Bác. Bài thơ được coi là cuộc hành hương của Viễn Phương sau bao năm chờ đợi được trở về bên người cha già kính yêu. Khổ thơ đầu của bài thơ đã miêu tả hình ảnh hàng tre trước lăng Bác. Đến khổ thơ thứ hai này, tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ trực tiếp về Bác.

Mở đầu đoạn thơ, là hình ảnh đẹp nổi trội vừa mang tính cụ thể lại vừa mang ý nghĩa tượng trưng:

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Hai câu thơ sóng đôi nhau bởi hai hình ảnh mặt trời. Ở đây xuất hiện mặt trời của thiên nhiên và hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ. Một sự so sánh liên tưởng rất giàu ý nghĩa. Hình ảnh thực là mặt trời đi qua trên lăng ngày ngày, là mặt trời của đất trời, là nguồn sáng lớn nhất rực rỡ và vĩnh viễn trên thế gian, mang lại ánh sáng sự sống cho con người. Còn hình ảnh ẩn dụ là “ mặt trời trong lăng rất đỏ”. Đó là mặt trời của Bác Hồ, Người là nguồn sưởi ấm, nguồn sáng soi cho con đường cách mạng Việt Nam. Bác là nguồn sống nguồn hạnh phúc cho cả dân tộc Việt Nam. Trái tim ấy đã dành cả cuộc đời tìm ra đường đi cho dân tộc, hi sinh cả cuộc đời mình vì hạnh phúc của nhân dân. Đọc câu thơ, khiến người đọc liên tưởng tới những vần thơ của Tố Hữu:

“ Mặt trời chân lí chói qua tim”

Cách so sánh Bác như mặt trời đã thể hiện sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc. Đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc.

Hòa vào dòng người vô tận với tấm lòng thành kính nhà thơ ví hình ảnh dòng người vô tận như tràng hoa đẹp đầy hương thơm và sắc thắm kính dâng lên Bác:

“ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân’

Điệp ngữ “ ngày ngày” được lặp lại hai lần trong khổ thơ đã thể hiện sự vĩnh cửu của Bác trong lòng người dân Việt. Ngày ngày những người con của dân tộc vẫn hướng về Người, vẫn ghi nhớ sự hi sinh lớn lao của Người cho đất nước. Một niềm thương nhớ trong lòng người mà đã vượt qua mọi thứ bao trùm lên cả đoạn thơ, cả không gian thời gian chan chứa niềm thương nhớ Bác. Niềm thương nhớ ấy kết thành cả một “ tràng hoa” đầy hương và sắc dâng lên cho Người. Tràng hoa ở đây không chỉ là hoa của thiên nhiên trời đất dâng cho Người mà là cả một tràng hoa của niềm thương nhớ, biết ơn, ngưỡng mộ, thành kính đối với Bác. Hình ảnh ẩn dụ “ dâng bảy mươi chín mùa xuân “ đã cho thấy được cuộc đời Bác đẹp như chính mùa xuân, bảy chín năm sống và cống hiến bảy chín mùa xuân tươi trẻ của cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng nước nhà. Tràng hoa để dâng cho “ bảy chín mùa xuân” như thấy được Bác mãi sống trong lòng của người dân, dân tộc mãi dành cho Người sự thành kính thiêng liêng nhất.

Tóm lại, đoạn thơ chỉ với bốn câu nhịp thơ chậm dãi đã thể hiện được những suy nghĩ của tác giả về Bác, đã cho người đọc thấy rõ hơn về hình ảnh của Người. Người cha già vĩ đại đã dành cả cuộc đời cho dân tộc. Đồng thời bộc lộ niềm thiêng nhớ, sự thành kính của dân tộc đối với Bác.

10 tháng 6 2018

Viễn Phương (1928-2005) tên thật là Phan Thanh Viễn, quê ở An Giang. Thơ ông là tiếng lòng của đồng bào miền Nam, hướng về Đảng, về Bác, về những năm tháng đấu tranh gian khổ ở miền Nam. “Viếng lăng Bác” là niềm xúc động sâu sắc, chân thành của nhà thơ đối với Bác Hồ, nhất là nỗi xúc động khi đứng trước lăng Người được thể hiện ở khổ thơ thứ hai:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Đoạn thơ trên là khổ thơ hai trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đã thể hiện sự xúc động và lòng biết ơn vô hạn khi đứng trước lăng Bác. Hai hình ảnh “mặt trời” và “bảy mươi chín mùa xuân” là sự hoán dụ chỉ bảy mươi chín tuổi của Người. Đó là bảy mươi chín mùa xuân đẹp nhất của dân tộc, là kết tinh cao đẹp nhất qua sự hy sinh cho đất nước. Động từ “dâng” thể hiện sự trang trọng, thành kính, thiêng liêng. Cảm xúc của nhà thơ được cộng hưởng từ tình cảm của triệu dân Việt Nam khiến mạch thơ tuôn chảy, lai láng không ngừng. Cảm phục công lao của Bác, thế hệ trẻ chúng ta luôn phải nỗ lực học tập, tích lũy tri thức, đạo đức, kỹ năng để xây dựng và bảo vệ đất nước.

10 tháng 6 2018

Hình ảnh mặt trời rực rỡ trong lăng được thay bằng một liên tưởng ẩn dụ vầng trăng sáng dịu hiền. Sự thay đổi ấy thể hiện rất nhiều ý nghĩa, Bác không chỉ là 1 người chiến sĩ Cách mạng mà còn là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc . Hình ảnh vầng trăng còn gợi ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Người.Nêu cao phẩm chất tốt đẹp của Bác.

       Có thể nói 3 hình ảnh thơ “ tràng hoa, vầng trăng, mặt trời” là những hình ảnh ẩn dụ vô cùng đẹp đẽ, hàm xúc đã thể hiện cảm động tấm lòng thành kính thiêng liêng và niềm xúc động vô bờ của tác giả, của toàn dân tộc dành cho Bác kính yêu. Đó đồng thời cũng là những hình ảnh thơ đẹp nhất, giàu sức gợi cảm nhất trong thi phẩm đáng trân trọng này.

27 tháng 4 2020

lên google nha b

chúc hok tốt

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Mặt trời thiên nhiên theo quy luật của nó, vận hành trong vũ trụ, ngày ngày đi qua trên lăng và thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ. Mặt trời trong lăng là ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Mặt trời thiên nhiên thì đem lại ánh sáng, ban ngày, sự sống: Còn mặt trời Bác cũng là ánh sáng soi đường, đem lại cuộc sống hạnh phúc ấm no. Chi tiết đặc tả “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tố quốc, vì nhân dân, trái tim yêu thương vô hạn của Bác. Mặt trời Bác mãi tỏa sáng, tỏa ấm, tỏa thắm cho đời. Màu đỏ ấy làm ấm lại cả khung cảnh thương đau. Nhiều người đã ví Bác như mặt trời (Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Tố Hữu), đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là sáng tạo riêng của Viễn Phương. Cách nói đó vừa ngợi ca sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác.

26 tháng 2 2022

a. Khổ thơ được trích từ vài thơ Viếng lăng Bác.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978.

b. Biện pháp tu từ ẩn dụ: mặt trời trong lăng. Hình ảnh mặt trời ẩn dụ cho Bác Hồ. Bác Hồ là mặt trời vĩ đại của dân tộc, soi sáng cho cả dân tộc.

c. (HS tự viết đoạn văn, chú ý yêu cầu về nội dung: phân tích khổ thơ trên và hình thức: số câu, kiểu đoạn văn: diễn dịch hoặc quy nạp)

Đề 1:Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi?“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trên lăng rất đỏNgày ngày dòng người đi qua trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chin mùa xuân”                                   (SGK Ngữ Văn 9,tập 2)1.Đoạn Trích trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào ?Trả lời:Đoạn trích trên được trích trong bài “Viếng Lăng Bác”.Của Tác giả Viễn Phương.2.Kể tên các...
Đọc tiếp

Đề 1:Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi?

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trên lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi qua trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chin mùa xuân”

                                   (SGK Ngữ Văn 9,tập 2)

1.Đoạn Trích trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào ?

Trả lời:Đoạn trích trên được trích trong bài “Viếng Lăng Bác”.Của Tác giả Viễn Phương.

2.Kể tên các biện pháp tu từ được dùng trong khổ thơ trên.Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ ở hình ảnh “Mặt trời trong lăng”

3.Viết đoạn văn ngắn (7-10 câu)trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của tác giả khi vào lăng viếng Bác.Có sử dụng thành phần biệt lập và phép thế.

0

cho ta thay duoc bac ho la mot nguoi rat vi dai co cong xay dung dat nuoc cong dau tranh chong lai ach do ho nen tac gia lam nhu vay de nhan manh duoc bac cao quy nhu mot mat troi o trong lang dang con rat do niem cao quy xuc dong cua tac gia doi voi nguoi bac  vi dai nguoi cha gia cua dan toc ho chi minh