K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2018

Chọn đáp án: D

15 tháng 3 2021

Tham khảo:

Nguyễn Dữ là một nhà văn thành công với thể loại truyền kì khi ông nói đến những chuyện kì ảo được lưu truyền trong dân gian. Và đặc biệt là tác phẩm “Truyền kì mạn lục đã tạo nên một thiên cổ tùy bút ra đời trong nửa đầu thế kỉ XVI. Trong đó tiêu biểu là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên cùng vẻ đẹp nhân vật Ngô Tử Văn.

Ngay từ đầu tiên tác giả đã đưa người đọc đến với một nhân vật miêu tả một cách trực tiếp. Tên là Soạn quê ở huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là một người cương trực. Lời giới thiệu ngắn gọn, trực tiếp theo kiểu truyền thống nhưng cũng phần nào giúp ta hiểu rõ tính cách nhân vật.

Nhân vật Ngô Tử Văn còn là người có hành động giúp dân trừ bạo mà đốt đền. Bởi trong làng có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thanh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn tức quá một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền.

Đó là một tinh thần khẳng khái, cương trực, hành động vì dân trừ bạo với tinh thần dân tộc diệt trừ hồn ma tên giặc xâm lược. Hành động đốt đền thể hiện rõ con người Ngô Tử Văn. Trước khi đốt đền thì tắm gội sạch sẽ, khấn trời hành động trang nghiêm tôn trọng thần linh. Sau khi đốt đền thì “vung tay không cần gì cả” hành động không phải là liều lĩnh nhất thời, cũng không phải vì danh lợi mà vì nghĩa vong thân.

Là một người liều lĩnh nên khi đốt đền xong Ngô Tử Văn không suy nghĩ quá nhiều. Lúc đó tình thế của chàng bị hồn ma Bách hộ họ Thôi một người khôi ngô, cao lớn xưng là cư sĩ đòi dựng trả đền nhưng Tử Văn vẫn mặc kệ vẫn ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Đó là hành động tin tưởng vào chính nghĩa vào những việc mình đã làm.Sau đó thổ công một ông già áo vải mũ đen phong độ nhàn nhã tính khiêm tốn khiến Ngô Tử Văn ngạc nhiên “sao nhiều thần quá vậy”. Khi thổ công kể rõ sự tình thì chàng lại muốn kiện Diêm Vương. Vẫn là sự tin tưởng vào công lí và chính nghĩa.

Là một người cương trực nên Tử Văn không hề sợ điều gì và đã có vụ sử kiện ở dưới âm phủ vì hồn ma tướng giặc kiện Ngô Tử Văn đốt đền. Tướng giặc đã giả mạo thổ thần, làm hại dân, qua mặt Diêm Vương. Tướng giặc vẫn tồn tại vì các thần ở những đền miếu lân cận ăn của đút nên bao che cho kẻ ác, vì các phán quan Diêm Vương chưa làm hết trách nhiệm, không theo sát thực tế. Hồn ma kiện Tử Văn ở Minh ti làm Diêm Vương quát mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma nhưng Tử Văn không hề run sợ cứng cỏi minh oan cho mình. Lần hai hắn đổi giọng nhân nghĩa làm Diêm vương cử người đến đền Tản viên lấy chứng cứ thì Tử Văn rất thông minh khi yêu cầu đính thân Diêm Vương đến đền để xác minh. Và cuối cung công lí đã chiến thắng cái ác khi hồn ma bị giam nhốt vào ngục Cửu U Diêm Vương đã mắng trừng phạt hồn ma và ban thưởng cho Tử Văn.

Chính hành động trượng nghĩa ấy đã giúp Tử Văn không những không bị nghi oan mà còn được thưởng đó là việc được sống trở lại, ban thưởng xôi lợn và được nhận chức phán sử đền Tản Viên. Phán sử là chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án chức quan thực hiện công lí. Ngô Tử Văn xứng đáng được nhận chức quan này vì chàng là người dân chủ, dám bảo vệ đến cùng công lí, chính nghĩa. Sự chiến thắng của Tử Văn là sự thưởng công xứng đáng, khẳng định chân lí sẽ chiến thắng tà ác và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Công bằng và hạnh phúc chỉ đến khi người chính trực biết đấu tranh với cái xấu, cái ác sự tà gian.

Truyện với cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể truyện hấp dẫn giàu kịch tính kết hợp yếu tố kì ảo cùng nghệ thuật tương phản xuyên suốt. Qua hình tượng Tử Văn tác phẩm ca ngợi chính nghĩa, tinh thần quyết liệt tà gian. Ngụ ý phê phán gắn liền với tâm sự thời thế của nhà văn, bài học nhân sinh cùng niềm tin vào lẽ phải tin vào điều đúng đắn phải có bản lĩnh chống lại cái gian tà trong cuộc chiến cam go.

Đọc xong tác phẩm mà đã để lại trong lòng người đọc bài học sâu sắc trong cuộc sống phải tin vào lẽ phải vào chính nghĩa và có tinh thần đứng lên đấu tranh. Hãy tạo ra một xã hôi tốt đẹp hơn, đáng sống hơn.

15 tháng 3 2021

 Đằng sau những yếu tố thần kì đó là những hiện thực về bọn quan vô lại, hiện thực về sự nhiễu loạn trong nhân dân, hiện thực về sự bất công và hiện thực về những con người khẳng khái, cương trực như Tử Văn.

29 tháng 6 2019

Chọn đáp án: B

12 tháng 3 2022

- Chuyện Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là chi tiết thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. Chi tiết này thể hiện niềm tin người trung đại về một thế giới khác bên cạnh cõi trần.

- Thể hiện khát vọng về công lý, là bước ngoặt của truyện, tạo nên tính li kì, hấp dẫn.

- Mang ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống, hành động hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.

1 tháng 3 2019

Kết thúc câu chuyện, Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên. Đó là chức quan chuyên trông coi việc kiện tụng, xử án ở chốn công đường, giúp cho quá trình thực thi công lí được đảm bảo - chức quan giám sát và thực hiện công lí. Ngô Tử Văn được nhận chức quan này bởi chàng đã không sợ cường quyền ma qúy, dũng cảm đứng lên bảo vệ công lí, chính nghĩa, chống lại cái ác, đem lại cuộc sống bình yên cho dân lành.

Như vậy chức phán quan đó chính là phần thưởng xứng đáng dành cho người luôn biết đấu tranh cho lẽ phải, cho sự công bằng và sự trong sạch của xã hội. Đó cũng là mơ ước, là mong mỏi của nhân dân: người nắm giữ công lí, thực hiện công lí phải là những người có dũng khí luôn sẵn sàng đứng ra bảo vệ cho lẽ phải dù cho phải đối mặt với thế lực nào. Cũng từ đó kết quả mà Tử Văn nhận được do hành động thẳng thắn dũng cảm của chàng sẽ có tác dụng khích lệ, cổ vũ rất lớn cho sự đấu tranh của con người với cái ác cái xấu. Tử Văn trở thành một tấm gương sáng về sự cương trực đặc biệt là lòng dũng cảm vì một cuộc sống công bằng hạnh phúc cho mọi người. Hình ảnh uy phong lẫm liệt của chàng ở cuối tác phẩm chính là biểu tượng cho sức mạnh của công lí, là sự lên ngôi bất tử của chính nghĩa trong cuộc sống con người.


15 tháng 3 2021

Tham khảo:

1. Mở bài

  

- Sơ lược về tác giả, tác phẩm và các yếu tố kì ảo trong truyện

.2. Thân bài

a. Nhân vật kỳ ảo:

* Hồn ma tên tướng giặc họ Thôi:

- Chết trận trên đất Việt, sau đó trở thành yêu quái chiếm miếu của Thổ công, quấy nhiễu dân chúng, là nhân vật phản diện điển hình nhất của truyện.

- Phản ánh một hiện thực của đời sống ấy là nạn tham quan hoành hành, làm cho nhân dân lầm than, điều đó thể hiện qua việc hắn đút lót tham quan, bưng bít cả thượng đế để làm trò bạo ngược.

- Ngô Tử Văn đại diện cho chính nghĩa, thay trời hành đạo tự tay đốt đi ngôi đền, khiến hắn không còn chỗ trú, thì tên này lại ngang nhiên giả dạng tiến vào giấc mộng của Tử Văn, cảnh cáo bắt chàng dựng lại đền bằng những lời lẽ rất mực oai nghiêm, văn vở.

- Trước điện Diêm Vương, dùng lời lẽ điêu ngoa, lươn lẹo, nhằm buộc tội khiến Tử Văn phải bị trừng phạt.

- Kết cục của tên này là bị nhét gỗ vào miệng rồi đày xuống ngục Cửu U.

* Thổ công:

- Có lý lịch hiển hách, còn sống làm quan, chết vì cần vương, được phong làm Thổ công, ban cho ngôi đền.

- Hiền lành, chịu nhân nhượng tên tướng giặc họ Thôi.

- Giúp đỡ Tử Văn thắng kiện ở minh ti.

* Diêm vương:

- Người đứng đầu cõi âm ti, đóng vai trò phán xử.

- Lúc đầu bị những lời lẽ giảo hoạt của tên họ Thôi lừa gạt, sau đó nhận thấy lời Tử Văn là thật thì lập tức tỉnh táo, phân xử công bằng.

- Bắt phạt tên họ Thôi, lại cho Tử Văn trở về dương gian.

* Qủy sứ, Dạ Xoa: Tạo không khí sống động, nhiều màu sắc, thể hiện được sự uy nghiêm, cẩn trọng nơi địa phủ từ đó khơi gợi cảm giác hứng thú cho người đọc.

* Ngô Tử Văn:

- Nằm mộng thấy tên tướng giặc họ Thôi, rồi bị đưa xuống âm phủ chịu tội, thì yếu tố kỳ ảo và gây ấn tượng nhất của nhân vật này đó là việc chết đi rồi sống lại sau khi diện kiến Diêm Vương.

=> Bộc lộ một chân lý đúng đắn, ở hiền gặp lành, người tốt sẽ được đền đáp xứng đáng, chứ không phải chịu chết một cách oan khuất, chứng minh sự hiện diện của lẽ phải không chỉ ở chốn trần gian mà ở bất cứ nơi đâu.

- Nhận lời của Thổ công không bệnh mà mất, để đến ở cõi tiên hưởng cái phúc phần của tiên gia.

b. Không gian kỳ ảo:

- Giấc mộng của Ngô Tử Văn nối liền giữa cõi âm và cõi dương, là nơi để chàng gặp gỡ và nói chuyện với tên tướng giặc họ Thôi cũng như Thổ công, trước khi bị đưa đến cõi âm ti để diện kiến Diêm Vương.

- Không gian cõi âm được Nguyễn Dữ miêu tả vô cùng sống động và hấp dẫn "Ở đó có một con sông lớn, trên sông bắc một cây cầu dài hơn nghìn thước, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương. Hai bên cầu có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa mắt đỏ tóc xanh, dáng hình nanh ác..." mở ra một không gian cõi âm rùng rợn, lạnh lẽo, đúng với những gì mà con người vẫn thường hình dung về chốn địa ngục.

=> Làm nổi bật nét tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn, đó là sự dũng cảm, bình tĩnh, ý chí kiên cường mạnh mẽ, cây ngay không sợ chết đứng của chàng.

3. Kết bài:

Nêu nhận xét.

22 tháng 6 2019

Chọn đáp án: B

12 tháng 3 2022

Xã hội đương thời có khác nhiều kẻ hung ác, xảo quyệt, tham lam, hại dân., những hiện tượng oan trái, bất công, sự quan liêu, xa dân: từ cõi âm đến cõi trần.

Và  thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời.

3 tháng 7 2017

Chọn đáp án: A