K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2020

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,...Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác.

Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?

Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường, và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp.

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.

17 tháng 12 2015

Lên mạng coi

 

10 tháng 7 2016

Đánh câu hỏi dàn ý vào goodle biết ngay mà.

28 tháng 12 2020

Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, những tác hại của thuốc lá liên tục được cập nhật bởi những hiểm họa mà nó gây ra cho cuộc sống con người có thể nói đã ở mức báo động. Tuy nhiên, không phải ai cũng quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt những người đang hút thuốc thường chậc lưỡi cho rằng: chuyện biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Điều đó thực sự trở nên nguy hiểm vì nếu chính những người hút thuốc không có kiến thức sơ đẳng về tác hại của thuốc lá họ sẽ vô tình gây ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của mình mà còn tới những người xung quanh và môi trường sống. Bài viết sau đây xin được bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt mà những người hiện đang sử dụng thuốc lá chưa quan tâm đến, đặc biệt đối với lứa tuổi học đường đây sẽ là những kiến thức hành trang cần thiết đối với các bạn trước ngưỡng cửa cuộc sống với những cám dỗ khó vượt qua trong đó có thuốc lá.

Hút thuốc lá là có hại, nhưng bằng những con đường nào? Chúng ta có thể viết được nhiều cuốn sách nói về những tác hại của thuốc lá nhưng ở đây chúng ta chỉ có thể đề cập trong phạm vi nhỏ. Nhưng trước tiên tôi muốn cảnh báo các bạn: Hãy hít thở thật sâu để giữ bình tĩnh nếu không bạn sẽ bị ngất đấy!

Có rất nhiều con đường mà thuốc lá có thể làm hại bạn: hút thuốc lá, nhai cau với lá thuốc lào, hít thở khói thuốc lá từ những người quanh bạn. Thuốc lá gây tử vong cho 3 người trong tổng số 10 người chết vì bệnh tim và 9 trong số 10 người chết vì bệnh ung thư phổi.

Hút thuốc là nguyên nhân dẫn đến bệnh khí thũng: Khí thũng là bệnh mà các bọc khí trong phổi bị phá hủy dần dần, gây khó khăn cho quá trình hô hấp. Người bị bệnh sẽ có cảm giác vô cùng khó chịu khi hô hấp. Hầu hết nguyên nhân của bệnh này là do hút thuốc lá. Hút thuốc là nguyên nhân ung thư miệng và họng. Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh ung thư, bao gồm ung thư miệng và họng. Căn bệnh này làm cho những sinh hoạt hàng ngày của bạn như ăn uống, giao tiếp trở nên khó khăn, trầm trọng hơn nó dẫn tới những biến dạng vĩnh viễn nơi miệng và họng. Hút thuốc là nguyên nhân của bệnh hoại tử: Thuốc lá là tác nhân quan trọng phá hoại các mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu của bạn. Hút thuốc còn dẫn tới tình trạng đông máu, nhiễm độc máu và bệnh hoại tử. Từ đó, phá hủy hoàn toàn đôi bàn chân. Nếu như bạn hút thuốc lá trước tuổi 18, phổi của bạn sẽ không phát triển và bị co lại, dẫn tới những vấn đề về hít thở và rủi ro bệnh tật sau này. Những người hút thuốc lá chịu rủi ro cao hơn những người không hút thuốc khi bị những khối u trong hệ tiêu hoá và những vấn đề kinh niên về đường ruột. Thêm vào đó những người hút thuốc lá mắc những bệnh này khó điều trị hơn và rủi ro bị mắc lại cùng cao hơn. Hút thuốc sẽ làm tăng rủi ro bệnh loãng xương. Hút thuốc làm giảm khả năng lưu thông của máu trong cơ thể, tăng nhịp tim và làm suy giảm sức khoẻ của bạn. Chất phụ gia nicotin có trong thuốc lá đương nhiên sẽ làm cho bạn xấu hơn bởi ngón tay và răng của bạn sẽ bị vàng, hơi thở có mùi hôi và chóng có nếp nhăn.

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người hút thuốc, khói thuốc là còn là mầm mống đặc biệt nguy hiểm đối với những người không hút thuốc nhưng phải sống trong môi trường có khói thuốc lá. Họ phải chịu rủi ro cao hơn hoặc bị mắc các bệnh kinh niên và cấp tính về họng, tai và trí tuệ cũng như sức khoẻ thể chất bị ảnh hưởng. Phụ nữ có thai mà hút thuốc sẽ chịu rủi ro bị sảy thai cao hơn, sinh con nhẹ cân, hoặc con bị ốm, tử vong. Trẻ sơ sinh của những người cha hút thuốc trong những tháng trước và trong thời gian mang thai của người mẹ có nguy cơ gấp đôi bị hở hàm ếch, bạch cầu và chịu mức rủi ro bị ung thư não cao hơn tới 40% so với những trẻ em có cha không bao giờ hút thuốc.

Với những tác hại khủng khiếp như trên, tại sao thuốc lá vẫn được tiêu thụ mạnh đến vậy? Thực tế các công ti sản xuất thuốc lá đã tung ra những phương thức quảng cáo lừa bịp để người sử dụng có những cái nhìn sai lệch về thuốc lá. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc lá mang nhãn mác phương Tây, nhiều người cứ nghĩ rằng người phương Tây hút thuốc nhiều. Thực ra không phải như vậy. Tại Hoa Kì và Canada, tỉ lệ người hút thuốc lá đang giảm một cách nhanh chóng, ở nhiều nước phương Tây, giờ đây việc hút thuốc lá ở những nơi công cộng như nhà hàng, bệnh viện và trường học là phạm pháp. Vì thuốc lá đang bị tẩy chay tại những nước này, các công ti thuốc lá đã để mắt tới những nước đang phát triển như Việt Nam. Nhiều người Việt Nam đã bị mắc bẫy quảng cáo do các công ti thuốc lá này cài đặt. Bạn nghĩ gì về nghịch cảnh đó?

Các công ti thuốc lá muốn chúng ta tin rằng hút thuốc là “cao sang". Thực ra hút thuốc là một thói quen của người nghèo. Người nghèo dễ dẫn tới hút thuốc nhất và cũng là người có ít khả năng tiền bạc để mua thuốc nhất. Số tiền mà người ta dùng để mua thuốc lá thay vì mua những đồ vật cần thiết cho cuộc sống là mối hiểm hoạ nghiêm trọng tới tài sản của mình và gia đình. Tiền tiêu tốn vào thuốc lá thay vì những thứ cần thiết cơ bản khác cho cuộc sống như thực phẩm, đồ dùng gia đình, chăm sóc sức khỏe, tu sửa nhà cửa cho tốt hơn.,, Tại Việt Nam, rất nhiều người tiêu tốn tiền bạc vào thuốc lá hơn là cho chăm sóc sức khoẻ và giáo dục. Trong thực tế, đối với nhiều gia đình thì chi phí cho hậu quả của việc hút gây ra còn tốn kém hơn nhiều so với chi phí để mua thuốc. Khi một thanh niên trong gia đình bị ốm do thuốc lá thì gia đình này phải chịu những chi phí điều trị chăm sóc. Những chi phí này gồm: Mất thời gian đi làm để chăm sóc người ốm, mua các loại thuốc đắt tiền, thanh toán hoá đơn điều trị. Giới trẻ ngày nay thông minh và được học hành vậy còn hút thuốc làm gì khi bạn biết quan tâm tới sức khoẻ, tương lai và hạnh phúc của chính bạn và những người gần gũi với bạn?

Nếu bạn hoặc người thân của bạn đã lỡ hút thuốc rồi thì phải làm thế nào để từ bỏ thuốc lá? Thứ nhất, đừng hút thuốc và hãy động viên bạn bè mình không dùng thuốc lá! Áp lực phụ cũng có thể tích cực! Tiếp đó bạn có thể động viên họ hàng và bạn bè cai thuốc và giúp đỡ họ trong quá trình này, cố gắng giữ cho ngôi nhà của bạn là nơi “không hút thuốc”, hãy treo những biển hiệu và khẩu hiệu đề nghị khách không hút thuốc hoặc lí giải rằng nhà của bạn là nơi không hút thuốc. Hãy vứt bỏ những gạt tàn thuốc mà bạn có và hãy lịch sự đề nghị khách hút thuốc ở ngoài. Hãy nói chuyện với bạn bè cùng lớp, thầy cô và ban giám hiệu nhà trường về việc biến trường học của bạn thành một nơi “không hút thuốc”. Mức tối thiểu cũng phải là học sinh không nên hút thuốc hoặc không phải ngửi khói thuốc khi học tại trường. Trường học sẽ trở thành nơi sạch sẽ hơn, môi trường an toàn hơn và có những học sinh mạnh khoẻ hơn, hạnh phúc hơn.

Có thể thấy, trong khi các nước trên thế giới hằng ngày, hằng giờ tuyên truyền tác hại của thuốc lá thì tại Việt Nam, một nước mà theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là nước có mức tiêu thụ thuốc lá tăng nhanh chóng mặt cỏ khả năng 10% dân số hiện nay tức là hơn 7 triệu người sẽ chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá thì những biện pháp ngăn chặn việc hút thuốc đưa ra chưa thật triệt để. Bất cập nằm ngay trong chính các biện pháp của các hàng thuốc, các cơ quan chức năng. Hiện nay hầu hết các loại thuốc lá được sản xuất tại Việt Nam đều được in những hình ảnh, dòng chữ cảnh báo gây ấn tượng sợ hãi cho người sử dụng nhưng cũng không ngăn được tình trạng hút thuốc lá ngày càng tăng lên.

Không thể chần chừ thêm nữa, ngay bây giờ mỗi chúng ta hãy cùng nhau nói “Không" với thuốc lá để bảo vệ sức khỏe bản thân và sức khỏe cộng đồng.