K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2020

Được tin cuộc khởi nghĩa của bà Triệu lan nhanh, vua Ngô là Tôn Quyền liền phái tướng Lục Dận (cháu của Lục Tốn), sang làm Thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu úy, đem theo 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đến nơi, tướng Lục Dận liền dùng của cải mua chuộc một số lãnh tụ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân.

Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền. Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.

Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được năm, sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.

14 tháng 4 2020

Do nhà Ngô cử viên tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu. Lục Dận huy động thêm lực lượng lớn vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân ⇒ ⇒Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp ⇒ ⇒Thất bại.

1 tháng 2 2018

tự tìm trong sách lịch sử có đó

1 tháng 2 2018

trong sách giáo khoa có đấy bạn ạ 

24 tháng 3 2022

D

2 tháng 4 2021

Vì số người trênh lệch (phe định đông hơn) lên thua.

TK#

Vì do nhà Ngô cử viên tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu . Lục Dận huy động thên lực lượng lớn vừa đánh , vừa mua chuộc , chia rẽ nghĩa quân ⇒ Cuộc khởi nghgiax bị đàn áp ⇒ Thất bại .

13 tháng 5 2021

Vì số lượng đội quân của nhà Ngô rất động, mua chuộc cả các quân dân của Bà Triệu =>  chia rẽ nghĩa quân => Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.

13 tháng 5 2021

do nhà Ngô cử viên tướng Lục Dận đêm 6000 quân sang Giao Châu. Lục Dận huy động lực lượng lớn vừa đánh, vừa mua chuộc để chia rẽ nghĩa quân, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và thất bại

 

14 tháng 4 2018
Ai biết
4 tháng 4 2018

chịu..............tui cx có hok nhưng chẳng bt

11 tháng 5 2022

1. Nguyên nhân:

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Bắc Kì khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh.

- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, nhân dân Yên Thế đã nổi dậy đấu tranh.

luoc-do-can-cu-yen-the.jpg

Lược đồ căn cứ Yên Thế

Mục 2

2. Diễn biến:

- 1884 - 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

- 1893 - 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

- 1909 - 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

hoang-hoa-tham-1858-1913.jpg

Hoàng Hoa Thám (1858 - 1913)

Mục 3

3. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa:

- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

1 tháng 3 2016

a) Nguyên nhân

- Chính sách đô hộ, đồng hóa rất tàn bạo của triều đại nhà Ngô.

b) Diễn biến

- Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc - Thanh Hóa ).

- Nghĩa quân đánh phá các thành ấp của nhà Ngô ở quận Cửu Chân, từ đó đánh ra khắp Giao Châu.

- Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang Giao Châu, Lục Dận vừa đánh vừa mua chuột.

c) Kết quả

- Cuộc khởi nghĩa bị dần ác

- Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền Hậu Lộc - Thanh Hóa ).

d)Ý nghĩa

- Khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết dành lại độc lập của dân tộc ta.

3 tháng 3 2016

 

1. Nguyên nhân

Khi nhà Ðông Hán bên Tàu mất ngôi thì đất Giao Châu thuộc về nhà Ðông Ngô cai trị. Nhà Ðông Ngô sai Lục Dận sang làm Thứ Sử Giao Châu. Lục Dận là một kẻ tàn bạo, các quan Tàu dưới quyền lại tham nhũng. Nhân dân đau khổ, căm hờn, những mong có người phất cờ khởi nghĩa để nổi lên hưởng ứng. Người ấy là Bà Triệu.

 

2. Thân thế Bà Triệu

Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, quê ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa bây giờ. Mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, Bà ở với anh là Triệu Quốc Ðạt. Dầu là phận nữ nhi, Bà có sức mạnh lại thêm có chí khí và mưu lược. Lúc 20 tuổi, gặp người chị dâu ác độc. Bà bỏ nhà vào núi ở.

Trước cảnh đồng bào bị người Tàu hà hiếp, Bà bèn chiêu mộ binh mã mưu việc cứu nước. Anh Bà khuyên can, Bà đáp rằng: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Tràng Kình ở biển Ðông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi cơn đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời, cúi đầu cong lưng làm tì thiếp cho người ta". Người anh nghe được cũng vào rừng tụ tập nghĩa binh để chờ ngày khởi sự.

 

3. Cuộc khởi nghĩa

Năm 248, thừa lúc lòng dân phẫn uất đến cực độ, Bà cùng anh dấy binh ở quận Cửu Chân. Khi ra trận, Bà cỡi voi, mặc áo giáp vàng, xông pha giữa chốn ba quân như vào chỗ không người. Quân sĩ rất kính phục, gọi bà là Nhụy Kiều Tướng Quân. Bà còn được tôn làm Lệ Hải Bà Vương. Bà đánh với quân Tàu nhiều trận dữ dội. Thanh thế Bà lừng lẫy, vang dội đến Trung Hoa.

 

4. Bại trận tử tiết

Nhà Ðông Ngô vội sai Lục Dận đem một đạo binh rất lớn đi đánh Bà. Bà chống cự hăng hái được sáu tháng. Sau, vì quân ít thế cô, Bà bại trận. Bà chạy đến làng Bồ Ðiền, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa, rồi tự tử. Lúc ấy, Bà mới có 23 tuổi. Hiện nay, nơi Bà tự tử vẫn còn đền thờ.

 

5. Treo gương ái quốc

Sau hai Bà Trưng, Bà Triệu, dầu sự nghiệp chưa thành, là vị anh thư thứ ba treo gương ái quốc cho dân tộc, ảnh hưởng lớn lao đến các cuộc khởi nghĩa giải phóng đất nước sau này.

28 tháng 1 2016

Vì thế giặc mạnh , nghĩa quân chống đỡ không nổi , cuộc khởi nghĩa bị đàn áp

1 tháng 2 2016

Lực lượng chênh lệch, quân Ngô quá mạnh, mưu kế 
hiểm độc.