Giúp mình bài này nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
Ví dụ:
Đất nước ta được biết đến với những bức tranh thiên nhiên đẹp và cứ ngỡ như là tranh vẽ, một trong những vẻ đẹp ấy là Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long được biết đến với vẻ đẹp được vẽ từ bàn tay của mẹ thiên nhiên. Người mẹ ấy đã cho đất nước ta một kiệt tác thiên nhiên hết sức tuyệt vời và cô cùng hùng vĩ, xinh đẹp.
II. Thân bài: thuyết minh về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
1. Khái quát về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
2. Chi tiết về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
- Lịch sử danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
- Các điểm tham quan lại Vịnh Hạ Long:
- Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
Ví dụ :
Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh rất đẹp. vịnh Hạ Long là niềm tự hào của con người Việt Nam.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Thuyết minh về danh lam thắng cảnh” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: “ Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh”. Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?
Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).
Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.
Trước hết về vị trí của vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58′ – 107o22′ kinh độ Ðông và 20o45′ – 20o50′ vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2.
Hòn Khoai chẳng những là danh lam thắng cảnh của Cà Mau mà còn là di tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Năm 1994, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận Hòn Khoai là di tích - thắng cảnh cấp quốc gia. Với diện tích khoảng 4 km2, Hòn Khoai cách đất liền hơn 14 km, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển. Xưa kia, địa danh này còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Hòn Giáng Hương, Hòn Ðộc Lập. Tuy nhiên, bởi hình dạng giống như một củ khoai khổng lồ mà người địa phương vẫn quen gọi với cái tên là Hòn Khoai cho đến tận ngày nay.
Lần đầu tiên đặt chân đến nơi đây, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp bởi những cảnh sắc tuyệt đẹp. Bãi biển Hòn Khoai hoang sơ và thơ mộng, đá chen cát, sóng chen đá, hòa quyện với làn nước biển trong xanh tạo nên cảnh tượng kỳ vĩ vô cùng.
Hòn Khoai có bờ biển dài, kín gió, là nơi neo đậu, trú bão cho ngư dân và là nơi sinh sản, trú ẩn của nhiều loài sinh vật biển. Từ những loài sinh vật phù du nhỏ bé cho đến những loài tôm, cá có giá trị kinh tế cao như mực, tôm hùm, tôm tít, cá mú, cá bốp… Biển Hòn Khoai với những bãi cát rộng. Khi nước triều xuống, biển lặng, sóng yên du khách có thể đi bộ trên Bãi Lớn, Bãi Nhỏ để tìm hiểu sự sống của các loài sinh vật biển và hít thở cái không khí trong lành của rừng, của biển.
Xung quanh hòn còn có nhiều hòn khác như Hòn Lớn, Hòn Nhỏ, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi. Hòn Khoai có 2 bãi cát, gồm Bãi Lớn ở phía Đông – Nam và Bãi Nhỏ ở phía Bắc. Ðường lên đảo uốn theo hình trôn ốc bám theo sườn đồi với những tán cây xanh mướt rợp lối đi.
Nhìn từ trên cao, Hòn Tượng trong giống như một chú voi khổng lồ đang ngâm mình dưới biển. Bãi Lớn hiện ra như một Nha Trang thu nhỏ. Hòn Đồi Mồi, Hòn Sao thì xanh mơ, mượt mà. Biển trong xanh, xa xa sóng gợn lăn tăn, lấp lánh đan xen với những rừng cây, đá núi tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp.
Bên cạnh đó, nơi đây còn nổi tiếng bởi hệ sinh thái vô cùng phong phú và đa dạng. ngoài việc du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ của những bãi biển đầy đá cuội với đủ mọi hình thù, du khách còn có dịp leo núi, băng rừng, trực tiếp ngắm nhìn một thảm rừng nguyên sinh cực kỳ quý hiếm ở Hòn Khoai với trên 221 loài thực vật bậc cao, thuộc 78 họ đang sinh sống. Từ các loại cây ăn quả như: mít, xoài, dừa…đến những cây cổ thụ, cây hoa rừng xanh tốt quanh năm. Ở đảo còn có nhiều chim quý, ngoài những bầy chim nhạn, chim én còn có chim cao các. Giống chim này lông đen, mỏ vàng, trên mỏ lại có thêm cái mỏ thứ hai như chim hồng hoàng vậy.
Kế tiếp, đi lên phía trên đỉnh Hòn Khoai, du khách có thể chiêm ngưỡng ngọn tháp hải đăng cao sừng sững, có tuổi đời hơn 100 năm do Pháp xây dựng. Hải đăng Hòn Khoai được xây dựng hoàn toàn bằng đá xanh. Đây chính là nơi dẫn đường cho các tàu hải quân, tàu đánh cá của ngư dân, là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam. Dù đã tồn tại gần 100 năm nhưng kiến trúc của nó vẫn còn khá nguyên vẹn. Tại tháp hải đăng này, ngày 13/12/1940, thầy giáo, chiến sĩ cách mạng Phan Ngọc Hiển lãnh đạo quân nổi dậy khởi nghĩa Hòn Khoai giành thắng lợi, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
Đặc biệt hơn nữa, ngoài việc khám phá thiên nhiên, đến với Hòn Khoai chúng ta không thể nào bỏ qua các đặc sản của biển với những món ăn tươi ngon vô cùng hấp dẫn như: cá khoai, cá đuổi, cá bóp, tôm hùm, cua biển, tôm tít nướng,… Vị bùi bùi, thơm thơm, lại đậm đà, bổ dưỡng đã khiến các món ăn hải sản nơi đây trở thành điễm nhấn nhá thú vị và để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.
Với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ cùng những món ăn độc đáo, Hòn Khoai đang là điểm đến lý tưởng dành cho những bước chân thích khám phá, là địa điểm nghỉ dưỡng hấp dẫn giúp xua tan những mệt mỏi và ồn ào nơi thành thị náo nhiệt.
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bình Ngô đại cáo vừa có giá trị của một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, vừa là bản tuyên ngôn nhân đạo và hoà bình của nước ta.
2. Giải thích ý kiến.
- Tuyên ngôn độc lập: là văn bản tuyên bố độc lập của một quốc gia, thường ra đời để khẳng định chủ quyền của một dân tộc; Tuyên ngôn nhân đạo: là tuyên bố về tư tưởng nhân nghĩa, khẳng định quyền sống của con người, là sự đồng cảm, thương xót trước nỗi đau của nhân dân, lên án tội ác của kẻ thù; Tuyên ngôn hòa bình: là tuyên bố về nền độc lập, hòa bình của dân tộc.
- Ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh đến giá trị to lớn của tác phẩm Bình Ngô đại cáo. Đây không chỉ là văn bản tuyên bố độc lập, khẳng định chủ quyền của quốc gia, mà còn là tác phẩm tuyên bố về tư tưởng nhân nghĩa, tuyên bố về nền độc lập, hòa bình của nước Đại Việt.
3. Chứng minh.
* Bình Ngô đại cáo là Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt.
- Trong lịch sử dân tộc, bài thơ Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) được đánh giá là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Tiếp theo Nam quốc sơn hà, tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi chính là Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai trong lịch sử nước ta.
- Bình Ngô đại cáo thể hiện một nhận thức toàn diện, sâu sắc về quyền dân tộc, quốc gia, thể hiện ý thức tự cường, tự chủ của dân tộc Đại Việt.
+ Toàn diện vì ngoài hai yếu tố lãnh thổ, chủ quyền (đã nêu trong Nam quốc sơn hà), còn thêm những yếu tố cơ bản, quan trọng khác: văn hiến, phong tục, lịch sử :
“Như nước Đại Việt ta từ trước
… Song hào kiệt đời nào cũng có”
+ Sâu sắc vì coi văn hiến, lịch sử là hạt nhân cơ bản để xác định độc lập dân tộc của Đại Việt, đặt dân tộc ta sánh ngang với phương Bắc – đều làm “đế” một phương, tự hào vì có lịch sử và văn hiến lâu đời.
* Bình Ngô đại cáo là bản Tuyên ngôn nhân đạo.
- Tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời việc gì yên dân nên làm, kẻ bạo ngược hại dân nên trừ đã được nêu cao như là mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
- Tư tưởng nhân nghĩa đã trở thành phương châm chiến đấu của của cuộc khởi nghĩa:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
- Tư tưởng nhân đạo tha thiết thể hiện trong nỗi đau xót trước thảm hoạ của nhân dân, là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của quân xâm lược “Vừa rồi nhân họ Hồ chính sự phiền hà …. Lẽ nào thần dân chịu được”; mở đường “hiếu sinh” cho hàng chục vạn quân giặc khi đã thất bại đầu hàng “Thần vũ chẳng giết hại …. chân run”.
* Bình Ngô đại cáo còn là bản tuyên ngôn hoà bình của nhà nước Đại Việt.
- Nêu cao khát vọng hoà bình của dân tộc Đại Việt, chủ trương hoà hiếu giữa hai quốc gia, dân tộc: “Họ đã tham sống sợ chết … nhân dân nghỉ sức”.
- Bài cáo kết thúc bằng việc mở ra một thời kì mới của đất nước trong hoà bình, độc lập, thể hiện ước vọng và niềm tin vào tương lai của đất nước: “Xã tắc từ đây … vết nhục nhã sạch làu”.
4. Đánh giá, nhận xét.
* Nghệ thuật văn chính luận đạt đến trình độ mẫu mực, cổ điển.
- Cấu trúc tác phẩm hoàn chỉnh: bố cục, hệ thống ý cân đối, chặt chẽ; có sự liền mạch, nhất quán trong hồi văn, giọng văn.
- Khả năng sáng tạo hình tượng đa dạng, phong phú, biến hoá.
- Sự kết hợp đa dạng nhiều bút pháp: bút pháp chính luận với miêu tả, tái hiện lịch sử, bút pháp trữ tình với bút pháp anh hùng ca.
- Ngôn ngữ phong phú, đặc sắc. Câu văn biền ngẫu linh hoạt, tạo ra nhịp điệu phù hợp với cảm xúc từng đoạn; nhiều biện pháp tu từ: so sánh, phóng đại, liệt kê…
* Giá trị tư tưởng to lớn của tác phẩm là sự kết tinh tư tưởng của lịch sử, của thời đại, đồng thời là tầm cao tư tưởng của Nguyễn Trãi – nhân vật toàn tài, kiệt xuất nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam.
* Ý kiến nhận xét của cố Đại tướng thật đúng đắn, sâu sắc đã nhấn mạnh vào giá trị to lớn của Bình Ngô đại cáo. Tác phẩm không chỉ là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc, mà còn mang giá trị nhân văn sâu sắc, khẳng định nền hoà bình độc lập của nước nhà. Ý kiến cũng giúp bạn đọc thấy rõ hơn tài năng bậc thầy trong thể văn chính luận và tầm cao tư tưởng của Nguyễn Trãi.
Kể từ ngày Lan lên lớp 6 , em vào lớp Một, chị nhường lại cho em chiếc bàn nhỏ trong phòng học của chị. Bố đã mua cho chị một chiếc bàn mới cao hơn, vừa tầm với chị. Và chiếc bàn nhỏ đã từng gắn bó với chị bấy lâu, nay được chuyển về góc học tập trong phòng em, nó đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó.
Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng chỉ đủ rộng cho hai đứa trẻ như em ngồi mà thôi. Bố kê chiếc bàn này ngay cửa sổ có nắng gió, hương hoa từ ngoài vườn theo gió đưa vào. Mặt bàn là một tấm gỗ cẩm lai, càng dùng lâu càng thêm bóng. Mỗi lúc học bài mệt, em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm dìu dịu lâu ngày của véc -ni. Dưới mặt bàn là một cái hộc tủ lớn được gắn một cái nắm tay tròn mạ kền dùng để kéo ra, đóng vào. Ngăn bàn ấy chứa cả một “kho báu” của riêng em. Bên phải là những quyển sách giáo khoa và các tài liệu học tập. Ở giữa là những quyển tập và bên trái là ngăn đựng các đồ dùng học tập. Phía trước mặt bàn, ba gắn thêm một cái giá sách nhỏ xinh xắn rất kiểu cách, em dùng để các loại truyện thiếu nhi. Nhiều nhất là loại truyện tranh “Đô rê môn”, “Conan”….
Bàn tuy cũ nhưng cuối năm học lớp Ba vừa qua, bố đã cho thợ đến sửa lại chiếc bàn. Lạ thay , bây giờ , nó trông như vừa mới ở tiệm đồ gỗ về vậy, đẹp và xinh xắn đến dễ thương. Những chỗ bị trầy xước, loang lổ trên mặt bàn, góc bàn đã biến mất. Thay vào đó là một lớp áo mới vừa bóng vừa trơn lại thơm cái mùi dầu sơn véc ni thật dễ chịu. Ngày nào em cũng dùng một tấm vải mỏng xoa nhẹ lên mặt bàn, chân bàn nên “tấm áo mới” của nó lúc nào cũng bóng loáng. Em còn để ở góc bàn một lọ hoa nho nhỏ xinh xinh.
Chiếc bàn được gắn chung với một cái ghế bằng gỗ thao lao cũng bóng loáng như mặt bàn vậy. Chỉ khác là nó không có những vân hoa như mặt bàn cẩm lai. Chiếc bàn đã trở thành người bạn thân của em như hình với bóng, chỉ trừ lúc em đến trường mà thôi.
Em rất yêu chiếc bàn của mình bởi nó chính là “bệ phóng” đưa em đến với những thành công trên con đường học tập.
Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.
Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.
Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.
Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".