K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I)Phần đọc hiểu ''Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong...
Đọc tiếp

I)Phần đọc hiểu
''Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời.''
Câu 1: Xác định nội dung của đoạn trích
Câu 2:''Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận....". **Hãy bộc lộ quan điểm của em về ý kiến trên

0
8 tháng 4 2022

a) Từ mượn là :

chặng đường tiếp theo

gặp

cuộc sống

b) Điều ở cô bé học trò khiến thầy hiệu trưởng khâm phục là:

Cô bé có đầy nghị lực , vượt lên hoàn cảnh khó khăn , thiếu thốn tình cảm của người cha trong cuộc sống gia đình để vươn lên học tập và rèn luyện tốt.

c) Thái độ và tình cảm của tác giả :

+ Là một thái độ trìu mến , thân yêu muốn gửi đến cô học trò chưa đạt điểm tốt bằng những lời lẽ thân thương , an ủi.

+ Là một tình cảm của người thầy tốt bụng an ủi , tâm sự , động viên cô học trò.

d) Vì tất cả chúng ta ai cũng đón nhận sự thành công bằng niềm vui vẻ , còn khi đón nhận thất bại chúng ta đều rất buồn bã và ưu sầu , thậm chí là suy sụp tinh thần nên....

8 tháng 4 2022

PHẦN I.

a.Những từ mượn:Chặng đường,hạnh phúc,cuộc sống

b.Điều khiến thầy khâm phục:Cô bé có nghị lực đã biết cách vượt qua những hoàn cảnh khó khăn ,thất bại

c.Tình cảm của tác giả:Thương mến,yêu quý dành cho V.A

 

I/ Đọc- hiểu: Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“…Tôi nhận ra, sau khi đã rời xa quê nhà, chiếc bánh chưng không hẳn chỉ là một món ăn truyền thống, nó đã thành sợi dây gắn bó của chính tôi với quê hương. Nếu còn ở Việt Nam, hẳn tôi và các con tôi sẽ không bao giờ biết thế nào là gói bánh, bởi nếu không có ông bà gói hộ và mang đến cho, chúng tôi cũng có thể dễ dàng mua ở bất...
Đọc tiếp

I/ Đọc- hiểu: 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“…Tôi nhận ra, sau khi đã rời xa quê nhà, chiếc bánh chưng không hẳn chỉ là một món ăn truyền thống, nó đã thành sợi dây gắn bó của chính tôi với quê hương. Nếu còn ở Việt Nam, hẳn tôi và các con tôi sẽ không bao giờ biết thế nào là gói bánh, bởi nếu không có ông bà gói hộ và mang đến cho, chúng tôi cũng có thể dễ dàng mua ở bất cứ đâu. Tôi cũng sẽ không cần lo lắng các con lớn lên mà không hiểu được ý nghĩa ngày Tết là gì. Thế nhưng, tại một nơi cách Việt Nam 16 tiếng đồng hồ bay, việc cả nhà cùng gói mấy chiếc bánh chưng lại khiến tôi nao lòng đến thế.
Tôi đã gần như bật khóc khi cầm thành phẩm hít hà, mùi của lá dong, mùi của nếp, mùi của Tết đây rồi. Bánh dẻo, thơm mùi lá chín, bên trong đậm đà thịt và mỡ quyện vào nhau. Bọn trẻ vui tươi nhìn mâm cơm có bánh, giò, gà luộc và dưa muối: "Trông giống Tết ở nhà ông bà rồi mẹ nhỉ?"
Hóa ra, những thứ gắn kết tôi với quê hương chính là những điều nhỏ bé như việc tự tay gói chiếc bánh chưng cùng cả nhà đón Tết nơi xứ người. Khi cầm trên tay cái bánh, trái tim xa quê hương của tôi phần nào được chữa lành, được an ủi. Tôi cảm nhận sâu sắc rằng mình thực sự là một người Việt Nam. Và tôi mong rằng, các con của tôi, dù mang quốc tịch nào, sống ở đâu, cũng sẽ luôn nhận rõ mùi vị mà chúng thuộc về”.
Ngô Thị Phương Lê(https://vnexpress.net/goc-nhin/nho-thuong-mui-tet-)
Câu 1. Nhân vật “tôi ” nhận ra điều gì về “chiếc bánh chưng” thể hiện trong văn bản?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Tôi đã gần như bật khóc khi cầm thành phẩm hít hà, mùi của lá dong, mùi của nếp, mùi của Tết đây rồi..
Câu 3. Trong văn bản, tại sao nhân vật “tôi ” lại mong muốn “ các con của tôi, dù mang quốc tịch nào, sống ở đâu, cũng sẽ luôn nhận rõ mùi vị mà chúng thuộc về”.
Câu 4.  Em có đồng tình với quan điểm này không: Hóa ra, những thứ gắn kết tôi với quê hương chính là những điều nhỏ bé như việc tự tay gói chiếc bánh chưng cùng cả nhà đón Tết nơi xứ người. Vì sao?
II/ Tạo lập văn bản : 
Câu 1 : Viết đoạn văn 150 chữ về tình yêu quê hương.
Câu 2: Phân tích tâm trạng của ông Hai trong các đoạn trích sau :

0
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:                                        "Cháu chiến đấu hôm nay                                        Vì lòng yêu Tổ quốc                                        Vì xóm làng thân thuộc                                        Bà ơi, cũng vì bà                                        Vì tiếng gà cục tác                                        Ổ trứng hồng tuổi thơ"Câu 1 (1,0 điểm) :...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

                                        "Cháu chiến đấu hôm nay

                                        Vì lòng yêu Tổ quốc

                                        Vì xóm làng thân thuộc

                                        Bà ơi, cũng vì bà

                                        Vì tiếng gà cục tác

                                        Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Câu 1 (1,0 điểm) : Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (2,0 điểm) : Em hãy tìm điệp ngữ trong đoạn thơ trên? Xác định dạng điệp ngữ.

Câu 3 (1,0 điểm): Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ ?

1
21 tháng 12 2021

Kiểm tra ạ?

#AEZn8

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:                                        "Cháu chiến đấu hôm nay                                        Vì lòng yêu Tổ quốc                                        Vì xóm làng thân thuộc                                        Bà ơi, cũng vì bà                                        Vì tiếng gà cục tác                                        Ổ trứng hồng tuổi thơ"Câu 1 (1,0 điểm) :...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

                                        "Cháu chiến đấu hôm nay

                                        Vì lòng yêu Tổ quốc

                                        Vì xóm làng thân thuộc

                                        Bà ơi, cũng vì bà

                                        Vì tiếng gà cục tác

                                        Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Câu 1 (1,0 điểm) : Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (2,0 điểm) : Em hãy tìm điệp ngữ trong đoạn thơ trên? Xác định dạng điệp ngữ.

Câu 3 (1,0 điểm): Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ ?

2
21 tháng 12 2021

ảnh lỗi

21 tháng 12 2021

Ảnh lỗi r

Phần I: Đọc, hiểu văn bảnCâu 1. (3,0 điểm)                             Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:                                                    Ta nghe hè dậy bên lòng                                           Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!                                                   Ngột làm sao, chết uất thôi                                            Con chim tu hú ngoài trời cứ...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc, hiểu văn bản

Câu 1. (3,0 điểm)

                            Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:

                                                    Ta nghe hè dậy bên lòng

                                           Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

                                                   Ngột làm sao, chết uất thôi

                                            Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

                                                 (Tố Hữu, Từ ấy, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)

a. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (1đ)

b. Khi nhà thơ viết: Ta nghe hè dậy bên lòng, em hiểu nhà thơ đã đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng thính giác hay bằng sức mạnh của tâm hồn?

Từ đó có thể hình dung tâm trạng của tác giả như thế nào? (2đ)

0
(Hè 2023)Đề 4.Phần I. Đọc – hiểu (3đ)Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt...
Đọc tiếp

(Hè 2023)Đề 4.Phần I. Đọc – hiểu (3đ)Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Theo Quốc Ninh, Mẹ) Câu 1. (0.5 điểm) Chỉ thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2.(0.5 điểm) Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Trong bài thơ, những âm thanh nào được tác gỉa nhắn đến? Câu 3. ( 1 đ)Nội dung của bài thơ. Câu 4. (1 điểm ) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau : Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Câu 5 (1 điểm ) Nội dung của bài thơ. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm Từ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận ( từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo. Câu 2: : Phân tích nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau: ...Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành: - Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. Đứa con ngây thơ nói: - Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói: - Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được. Về đến nhà, chàng la um cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng: - Thiếp vốn con nhà kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp. Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bất đắc dĩ nói: - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết...” (“Chuyện người con gái Nam Xương” - Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Viết Nam, 2019)

1

Bạn có thể tách nhỏ câu hỏi ra được không ạ

11 tháng 8 2023

Được a:33

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu thương là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu thương là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tim con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất. Tình yêu là một hành trình, chứ không phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi ngày.”

(Trích “Con có biêt” - Nhã Nam tuyển chọn)

Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu sau:

“Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tim con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất.”

Câu 4. Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích trên là gì?

1
12 tháng 3 2023

1. nghị luận.

2. Nội dung chính:

- Truyền tải thông điệp cần biết yêu thương mọi người xung quanh và yêu thương lại người quan tâm mình nhiều lần.

- Cần đi theo con đường tình yêu mỗi ngày.

3. Chỉ "như"

Tác dụng: 

- giúp cho câu văn thêm giá trị gợi hình từ các hình ảnh liên quan đến tình yêu: mặt trời, chiếu rọi xuống những góc tối.

- giúp lời văn thêm hay, hấp dẫn, tính nghị luận được thể hiện sâu sắc hơn.

4. Thông điệp:

- Cần yêu thương mọi người xung quanh bởi tình yêu là bất diệt, vô giá.

- Tình yêu thương luôn là món quà đẹp đẽ nhất và chúng ta cần đi theo con đường đó mỗi ngày.