Trong phần cuối bài Hịch, Trần Quốc Tuấn đã chỉ rõ con đường để đánh giặc là
không run sợ trước kẻ thù. luôn chủ động, cảnh giác. có kế hoạch dự phòng. phải học tập Dụ chư tì hịch tướng văn. phải học tập Binh thư yếu lược. từ bỏ thói nữ nhi thường tìnhHãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trong phần đầu của bài “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn nêu lên những tấm gương trong Bắc sử nhằm mục đích:
+ Ca ngợi các trung thần nghĩa sĩ đã lưu danh sử sách, để lại tiếng thơm muôn đời.
+ Giáo dục lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ.
+ Khích lệ, động viên tướng sĩ, nêu cao tinh thần ái quốc, quyết tâm đánh thắng quân xâm lược.
Chúc bạn học tốt!
+trong phần đầu của bài '' Hịch tướng sĩ ''Trần Quốc Tuấn nêu lên những tấm gương trong Bắc sử nhằm mục đích gì ?
Trần Quốc Tuấn nêu lên những tấm gương nhằm thể hiện rằng đó là một niềm tự hào của Trần Quốc Tuấn khi nghĩa về thế hệ đi trước đồng thời như một lời nhắc nhở, khích lệ các tướng lĩnh tự xem lại bản thân mình, cố gắng hết mình lập công danh cho đất nước, nhân dân.
+trong đoạn cuối của bài ''Hịch tướng sĩ '' Trần Quốc Tuấn đã yêu cầu các tướng sĩ nhằm mục đích gì?
Kêu gọi quân sĩ bỏ thói ham chơi, tập trung sức lực và tinh thần để sẵn sàng chống giặc.
- Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai 1285. Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Ông sáng tác bài hịch để cổ động tinh thần của các tướng sĩ , phê phán thói ăn chơi tầm thươngvà sự bạo ngược , tàn ác của bọn giặc
=> Trần Quốc Tuấn là một vị tướng lĩnh tài giỏi , tâm huyết , bao dung , mang đậm tinh thần yêu nước quyết tâm chống giặc .
Em tham khảo:
Trong đoạn trích, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Qua đây, có thể thấy rằng lòng yêu nước của ông là vô cùng sâu sắc