Câu 1 (10 điểm):
Bài 1: Hãy xác định so sánh đồng loại, so sánh khác loại trong các ví dụ sau đây:
a. Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh (Đồng Xuân Lan)
b. Tuổi trẻ như làn mây
Bồng bềnh trong trí nhớ. (Trịnh Hoài Giang)
c. Thời gian như cỏ vượt lên
Lối mòn như sợi chỉ bền kéo qua. (Thanh Thảo)
d. Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn, lọc trăm dòng máu nhỏ. (Tố Hữu)
Bài 2: Chỉ rõ cấu tạo của các phép so sánh có trong những khổ thơ dưới dây. Cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào. Phân tích tác dụng của những phép so sánh đó.
a. Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh… (Trần Đăng Khoa)
b. Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng. (Võ Thanh An)
Bài 3: Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt?
Mẹ già như chuối và hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau. (Ca dao)
Bài 4: a. Tìm khoảng 10 phép so sánh trong thành ngữ và nhận xét về cấu tạo của những phép so sánh ấy.
b. Tìm khoảng 10 phép so sánh trong ca dao và thơ trong đó vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh. Việc lược bớt từ ngữ chỉ phương diện so sánh ấy có tác dụng gì?
Bài 5: Dựa vào những quan sát và cảm nhận của riêng mình về Hà Nội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 câu) miêu tả vẻ đẹp muôn màu muôn sắc của mảnh đất Hà thành theo chủ đề: “Ô cửa tháng ba”. Trong đoạn có sử dụng hợp lý phép tu từ so sánh (gạch chân dưới phép tu từ so sánh).
Bài 6: Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) nêu cảm nghĩ của em về các y sĩ, bác sĩ – những chiến sĩ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch SARS-CoV-2 hiện nay. Trong đoạn có sử dụng hợp lý 2 kiểu so sánh đã học (gạch chân, chú thích).Câu 1 (10 điểm):
Bài 1: Hãy xác định so sánh đồng loại, so sánh khác loại trong các ví dụ sau đây:
a. Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh (Đồng Xuân Lan)
b. Tuổi trẻ như làn mây
Bồng bềnh trong trí nhớ. (Trịnh Hoài Giang)
c. Thời gian như cỏ vượt lên
Lối mòn như sợi chỉ bền kéo qua. (Thanh Thảo)
d. Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn, lọc trăm dòng máu nhỏ. (Tố Hữu)
Bài 2: Chỉ rõ cấu tạo của các phép so sánh có trong những khổ thơ dưới dây. Cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào. Phân tích tác dụng của những phép so sánh đó.
a. Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh… (Trần Đăng Khoa)
b. Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng. (Võ Thanh An)
Bài 3: Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt?
Mẹ già như chuối và hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau. (Ca dao)
Bài 4: a. Tìm khoảng 10 phép so sánh trong thành ngữ và nhận xét về cấu tạo của những phép so sánh ấy.
b. Tìm khoảng 10 phép so sánh trong ca dao và thơ trong đó vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh. Việc lược bớt từ ngữ chỉ phương diện so sánh ấy có tác dụng gì?
Bài 5: Dựa vào những quan sát và cảm nhận của riêng mình về Hà Nội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 câu) miêu tả vẻ đẹp muôn màu muôn sắc của mảnh đất Hà thành theo chủ đề: “Ô cửa tháng ba”. Trong đoạn có sử dụng hợp lý phép tu từ so sánh (gạch chân dưới phép tu từ so sánh).
Bài 6: Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) nêu cảm nghĩ của em về các y sĩ, bác sĩ – những chiến sĩ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch SARS-CoV-2 hiện nay. Trong đoạn có sử dụng hợp lý 2 kiểu so sánh đã học (gạch chân, chú thích).
Bài 1)
a.So sánh khác loại :vật vs người
b.Khác loại:trừu tượng vs cụ thể
c.Khác loại:trừu tượng vs cụ thể
d.Cùng lại: người vs người