K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2020

Đặt \(A=0,01+0,02+0,03+...+0,1\)

\(100A=100.\left(0,01+0,02+0,03+...+0,1\right)\)

\(100A=1+2+3+...+10\)

\(100A=\frac{\left(10+1\right).10}{2}\)

\(100A=\frac{11.10}{2}\)

\(100A=55\)

\(A=\frac{55}{100}\)

\(A=\frac{11}{20}\)

\(A=0,55\)

Vậy \(0,01+0,02+0,03+...+0,1=0,55\) 

15 tháng 4 2022

0,01 + 0,02 + 0,03 + 0,04 + 0,05 + 0,06 + 0,07 + 0,08 + 0,09

= (0,01 + 0,09) + (0,02 + 0,08) + (0,03 + 0,07) + (0,04  + 0,06) + 0,05

= 0,1 + 0,1 + 0,1 + 0,1 + 0,05

= 0,4 + 0,05

= 0,45

15 tháng 4 2022

A= 0,01 + 0,02 + 0,03 + 0,04 + 0,05 + 0,06 + 0,07 + 0,08 + 0,09

A = ( 0,01 + 0,09 ) + ( 0,02 + 0,08 ) + ( 0,03 + 0,07 ) + ( 0,04 + 0,06 ) + 0,5

A = 0,1 + 0,1 + 0,1 + 0,1 + 0,05 

A = 0,4 + 0,05

A = 0,45

26 tháng 7 2016

o=5/9:((2/22-5/22)+5/9:(1/15-10/15)

=5/9:-3/22+5/9:-9/15

=5/9*(-22/3)+5/9*(-15/9)

=5/9*{(-22/3)+(-15/9)}

=5/9*(-81/9)

=-5

14 tháng 2 2020

"... Một ngàn lời ca ngợi không bằng một lần cúi chào Thầy cô"

      Ngay từ khi còn nằm trong nôi, bên tai mỗi chúng ta đều văng vẳng lời ru hời của mẹ:

“ Muốn sang thì bắt cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Hay “Nhất tự vi sư – bán tự vi sư    

      Vâng! ai trong chúng ta từ khi chào đời đến khi khôn lớn trưởng thành mà không qua sự tài bồi dạy dỗ của các thầy: Từ anh nông dân đến vị nguyên thủ quốc gia, từ chị công nhân đến nhà khoa học, từ lớp học mầm non đến các trường đại học, cao học; các thầy đã sản sinh ra nhân tài vật lực cho đất nước và các thế hệ nối tiếp đời sau. Vì thế mà nhân dân ta càng khẳng định

       “ Không thầy đố mầy làm nên”

        Hoặc “ Chẳng tham ruộng cả ao liền, tham vì cái bút cái nghiên anh đồ”

        Tình cảm ấy lại được nhà thơ Nguyễn Bính cảm nhận:

         “Nhà ta coi chữ hơn vàng, coi tài hơn cả giàu sang trên đời”

        Với tinh thần “tôn sư trọng đạo” ngàn đời của dân tộc ta, các tầng lớp nhân dân đã cho quý thầy - cô những niềm an ủi và những xúc cảm vô bờ. Cũng chính vì lẽ đó quý thầy cô luôn toàn tâm toàn ý, cống hiến toàn bộ tri thức của mình cho sự nghiệp trồng người, hoàn thành thiên chức cao quý của nhà giáo đó là:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

                                                                                “Nguyễn Đình Chiểu”

          Vâng! Đó là những thầy giáo không màng địa vị, không màng danh lợi, quý thầy - cô luôn chung thủy với mái trường, với đám học trò, vui nhất khi thấy học trò ham học, buồn nhất khi thấy học trò không hiểu bài. Giản dị vậy thôi, không nhà cao cửa rộng, tài sản lớn nhất của quý thầy - cô là 5, 10, 30… năm dạy học, là tiếng gọi "Thầy ơi"; “ Cô ơi” mà nhiều thế hệ học trò đã cất tiếng gọi như gọi một “người mẹ”, “người cha”.

Ôi! Có ai hiểu được hết nỗi lòng của thầy cô nhỉ! Làm sao học trò hiểu được thầy cô giáo yêu học trò như chính những đứa con mình sinh ra! Suy cho cùng, sự hi sinh của mỗi thầy cô giáo âu đó cũng là qui luật muôn đời.

        Làm nhà giáo luôn quên mình để nghĩ nhiều đến người khác. Như người chèo đò, đưa khách sang sông, con đò về bến cũ, người khách xưa biết bao giờ trở lại, để nhớ con đò và lần qua bến ấy - sang sông!

     Làm nhà giáo chẳng mong ai đặt bài hát ngợi ca mình, chẳng chờ ai tạc tượng bằng đá trắng đồng đen. Chỉ mong sao những học trò mình đã dạy làm nên sự nghiệp vẻ vang, mai kia rung mái đầu bạc cười vang khi nghe có đứa học trò cũ làm nên danh phận.

      Làm nhà giáo chỉ cho mà không bận lòng nghĩ đến nhận, là con ong chăm chỉ xây tổ gom mật cho đời, là cây thân mộc vươn mình trong nắng gió tỏa bóng mát cho người, là kiếp con tằm đến chết vẫn vương tơ...

       Ôi! Biết nói sao cho hết nỗi niềm! Chỉ đến khi lớn khôn, những học trò nhỏ hôm nay mới hiểu được vì sao suốt đời thầy cô thương mến chúng nó. Cũng như sau này khi mỗi con người trở nên là cha là mẹ, mới hiểu được vì sao cha mẹ thương con và suốt đời nhận chịu khổ cực vì con!

     Chính vì lẽ đó mà người thầy giáo luôn tràn đầy tình yêu thương học trò, đó là sức mạnh để mỗi người thầy vượt lên khó khăn làm tròn thiên chức người thầy. Hình ảnh cao quí của người thầy mà bao thế hệ học trò giữ mãi trong tâm tưởng suốt cả cuộc đời, để rồi ngay cả khi tóc đã hoa râm, đến cuối cuộc đời vẫn thốt lên hai tiếng "thầy ơi" mà lòng cứ rung động bồi hồi như thời còn cắp sách đến trường.

Vì vậy! không chỉ có ngày 20/11 ta mới tôn vinh, mới mang bông hoa đến tặng qúi thầy cô giáo, mới tỏ lòng triều mến, mà ta phải luôn nhớ về thầy ta, cô ta; từ vỡ lòng, cấp 1, cấp 2,cấp 3….đại học, Qúi thầy- cô đã từng dìu dắt nâng bước, chấp cho ta đôi cánh vươn xa, vững bước vào đời, để tiến thân để thành đạt.

      Loài người luôn tồn tại và phát triển, chính là nhờ tấm lòng nhân hậu, đức độ, tri thức của Người thầy. Ngay bên cạnh ta hôm nay đây, ta đang gặp bao nhiêu Người thầy như thế. Đáng tôn kính thay!

29 tháng 1 2020

- từ ý thức con ng k chung tay bảo vệ môi trường, xả rác bừa bãi, sử dụng túi nilon, nhưaj quá nhiều mà k biết cách tái sử dụng

-ô nhiễm môi trường, thiên tai, lũ lụt, gây hại cho tần odon và trái đất, bla bla....\

-tái suqwr dụng cái chất nolon,sử dụng cái loại túi dáy thân thiện môi trường, k xả rác bừa bãi, trồng cây xanh, tái sử dụng .

#Châu's ngốc

Trl:

- Nguồn gốc:

+ Túi nilon xuất hiện mọi nơi: từ cửa hàng, siêu thị, các khu chợ,… từ đồ khô, đồ nước, từ đồ tươi đến đồ chín,… tất cả đều được bọc và đựng trong túi nilon.

+ Cốc nhựa, chai nhựa, ống hút, túi nilon,… và sau đó bị vứt ra môi trường và trở thành những thứ đồ nhựa vô dụng, nhưng những thứ vô dụng ấy tồn tại trong môi trường tự nhiên lại vô cùng nguy hại.

- Tác hại:

 Rác thải nhựa đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia:

+ Rác thải nhựa không phân hủy bởi đặc tính của plax.

+ Rác thải nhựa gây cản trở thực vật phát triển, tắc cống tắc các đường ống dẫn nước, làm chết sinh vật khi chúng nuốt phải…

 + Rác thải nhựa ô nhiễm thực phẩm, tạo ra khí độc gây ngộ độc, tắc thở khi đốt bao bì ni lông, gây rối loạn trao đổi chất, gây dị tật bẩm sinh…

- Giải pháp: 

+ Thay thế bằng các sản phẩm làm từ tre, hoặc thay vì gói đồ bằng túi nilon thì chuyển sang gói bằng lá ở các siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm.

+ Tái chế vốn là giải pháp được đánh giá cao trong việc giảm thiểu các tác hại từ nhựa, túi nilon đối với môi trường giúp nhựa tái sinh để phục vụ con người thêm một lần nữa.

+ Đi chợ không dùng túi nilon, hay bán đồ không đựng túi nilong, không dùng đồ nhựa khi không cần thiết.

+ Nói những hiểu biết của mình về tác hại của việc sử dụng đồ nhựa cho giâ đình, bè bạn, và mọi người trong cộng đồng để cùng nhau tìm ra giải pháp.

#Huyenanh

~ Làm hơi bị lâu đó nhe, nhớ t***!

4 tháng 4 2019

1+3x0x0x0x0x0=1+0=1

Chào bạn!

T**k mik nhé!

4 tháng 4 2019

=1

Ko đăng câu hỏi linh tinh .

22 tháng 5 2018

Tôi đã từng rơi nước mắt trước những tình cảm cha con thật cảm động và cao thượng… Người cha, với biết bao gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng, với bao nhiêu công ơn lớn lao mà mây trời lồng lộng cũng không phủ kín. Đừng bao giờ nghĩ rằng tình phụ tử không thiêng liêng và cao cả, không ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử, nếu ai có những suy nghĩ đó thì chắc chắn sẽ có một cách nhìn khác về tình cha con qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, được nhà văn Nguyễn Quang Sáng khắc họa thành công nhân vật bé Thu thật ấn tượng và tinh tế, nổi bật hơn là tình cảm cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.

Câu chuyện kể về ông Sáu , người chiến sĩ xa nhà sau 8 năm mới có dịp về quê thăm con. Bé Thu không nhận ra cha nó vì vết sẹo trên mặt làm ông không giống với bức hình chụp với má mà nó đã từng biết đến, vì thế nó đối xử với ông như một người xa lạ và hết sức lạnh lùng. Đến khi nó nhận ra ông Sáu là ba, khi tình cảm cha con như bỗng nổi dậy trong người nó thì đó cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ, nhớ đến lời hứa với con, ông Sáu đã dồn hết tình yêu thương, và sự mong nhớ con vào chiếc lược ngà mà ông đã tỉ mỉ làm miệt mài từng cái răng cho cây lược ngà chỉ có một hàng răng thưa, hay gò lưng, tẩn mẩn với từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” trên sống lược để tặng cho con gái bé bổng của mình. Nhưng không may, trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, ông Sáu đã hy sinh. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp trao chiếc lược ngà cho người bạn thân bác Ba nhân vật kể chuyện.

Bé Thu, hình tượng nhân vật trọng tâm trong câu chuyện, được tác giả khắc họa một cách cực nhạy bén và tinh tế. Thu là một cô bé rất cá tính, bướng bỉnh và gan góc, nhưng lại giàu tình cảm. Thái độ của nó trái ngược hoàn toàn với những ngày đầu khi ông Sáu trở về thăm nhà và lúc ông Sáu sắp ra đi, song trái ngược mà vẫn nhất quán. Có lẽ chỉ vì quá yêu ba, quá khát khao được có ba nên khi nhận định đó không phải là ba của mình thì nó nhất định không chịu nhận ông Sáu, nhất định không chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba” dù chỉ một lần. Nó cứng đầu thế đấy, bởi lẽ trong tâm trí của nó chỉ có duy nhất hình ảnh người cha trong tấm ảnh mà nó vẫn thường thấy mỗi ngày, chứ không phải bộ dạng của ông Sáu bây giờ. Người cha không được đứa con nhìn nhận bởi vết sẹo trên má làm mặt ông bị biến dạng và khác trước quá nhiều… Chính vết sẹo ấy là dấu tích không mong muốn của chiến tranh tàn khốc mà Thu thì còn quá nhỏ để có thể cảm nhận và hiểu được điều đó, hiểu được sự khốc liệt của bom lửa đạn, hiểu được cái cay xé của mùi thuốc súng, hiểu được sự gian nan, vất vả trong cảnh chiến tranh khắc nghiệt mà người lính phải trải qua… Nhưng cũng chính từ sự kiên định, thẳng thắn, bản lĩnh và lập trường vững chắc đó đã phần nào thể hiện được hình ảnh một cô gái giao liên dũng cảm sau này.

Tác giả tỏ ra am hiểu tâm lý trẻ con, với tất cả sự trân trọng và yêu mến rất thiêng liêng, rất đẹp đẽ dành cho những tâm tư, tình cảm vô giá ấy. Bé Thu, một cô bé mạnh mẽ, bướng bỉnh, nhưng dù sao thì nó vẫn là một đứa trẻ 8 tuổi với tất cả sự hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu. Khi nó bị ông Sáu đánh vì cái tính ngang ngạnh, thật ngạc nhiên vì nó đã “cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”, dường như nó sợ ông Sáu sẽ thấy được những giọt nước mắt trong chính tâm tư của nó. “Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”, trong một loạt hành động đó, dường như có điểm đối lập giữa một bên là sự già dặn và cứng cỏi, nhưng với một khía cạnh khác, nó lại muốn được yêu thương, vỗ về. Từ đó, rõ ràng cho ta thấy được cái tính cố chấp rất hồn nhiên, rất trẻ con của nó đã được khắc họa một cách rất thực và gần gũi qua nhiều chi tiết.

Và rồi đến lúc nó nhận ra ông Sáu là cha, nhận ra được cái lỗi của chính mình, thì thật khó để người khác có thể phủ nhận rằng nó là một cô bé giàu tình cảm. Có ai ngờ được một đứa trẻ phải xa cha mình từ lúc chưa đầy một tuổi, rồi 8 năm ròng rã trôi qua vô tình, thế mà nó vẫn luôn vun đắp, ấp ủ một tình yêu mãnh liệt đến bất tận dành cho người cha thân yêu của nó. Tình yêu đó đã đánh bại được thời gian, đánh bại luôn cả khoảng cách giữa cha và con mà khoảng thời gian ấy đã tạo nên. Tình yêu thương dành cho cha của một đứa bé chỉ mới 8 tuổi mà lại dạt dào và sắc nét đến thế ! Dẫu rằng người cha thân thương mà nó vẫn hằn mong chưa hề mang đến cho nó sự nâng niu, săn sóc, hay một bàn tay rộng ấm áp tình thương đến bên ân cần và che chở cho nó. Chỉ những điều đơn giản thế thôi mà ông Sáu vẫn chưa hề làm được, thì mơ gì đến việc ông làm cho nó một món đồ chơi, kể cho nó nghe một câu chuyện, hay tâm sự và sẻ chia với nó những niềm vui, nỗi buồn từ khi nó đến với thế giới này, tất cả đều quá xa vời với nó. Nó dường như không có một kỷ niệm hay một chút ấn tượng gì về cha của nó, nhưng chắc hẳn, đã không ít lần nó tự tưởng tượng ra hình ảnh người cha của nó là một người tài giỏi như thế nào, cao lớn và có một vòng tay rộng lớn, ấm áp để ôm nó vào lòng ra sao. Tình yêu mãnh liệt của nó đã ngăn không cho nó nhận người đàn ông lạ trên mặt có vết sẹo như thế kia. Mãi đến ngày ông Sáu phải lên đường, thì đứa bé bướng bỉnh và cứng cỏi của ngày hôm qua “như bị bỏ rơi”, “lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó” dường như đó là lúc nó thèm muốn cái tình cảm ấm áp của gia đình, nó muốn ông Sáu nhận ra sự hiện diện của nó trong lúc ấy, nó muốn chạy lại hôn ba nó lắm, nhưng chẳng hiểu sao lại có một cái gì đó ngăn nó lại và làm cho nó cứ mãi đứng yên. Đến phút chia tay, ông Sáu mới nhìn sang và chào nó với một giọng khe khẽ “Thôi ! Ba đi nghe con !”  thật lạ, sao chỉ là một lời chào vẻn vẹn trong bốn từ thế kia ? sao ông không dặn dò hay nhắn nhủ đến nói một điều gì? có lẽ nào sự phũ phàng mà nó dành cho ông Sáu, đã làm cho ông thất vọng và tổn thương lắm nên mới như vậy ? Rồi đến khi tiếng kêu của nó thét lên “Ba… a… a… ba!”, “tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. Đến lúc ấy, mọi người mới nhận ra rằng, nó thèm muốn được gọi tiếng “ba” đến nhường nào. Tiếng “ba” mà nó đã cất lên trong nghẹn ngào, tiếng “ba” mà nó đã đè nén sau bao nhiêu năm cách biệt, nghe mới thật thiêng liêng làm sao!. Đó là tiếng kêu như vỡ tung ra từ đáy lòng của nó, “nó vừa kêu vừa chạy xấn tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt cổ ba nó”, “nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hon vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Tất cả những điều đó đã thể hiện được một tình yêu mãnh liệt lên đến điểm cao trào nhất của đứa con dành cho ba nó, khiến mọi người xung quanh ai cũng không cầm được nước mắt trước cảnh tượng đầy xót xa ấy. Điều đó càng chứng tỏ được tình cảm của Thu dành cho ba thật sâu sắc. Nó chỉ bộc lộ tình yêu sâu sắc của mình với ba khi biết chắc đó là ba.

Bên cạnh hình ảnh bé Thu, hình ảnh ông Sáu được giới thiệu là người lính chiến tranh,vì nhiệm vụ cao cả mà phải tham gia chiến đấu, bỏ lại gia đình, quê hương, đặc biệt là tình cảm yêu thương con đến tha thiết. Tình cảm ấy được biểu hiện phần nào trong chuyến về quê thăm nhà. Khi xuồng chưa kịp cập bến, trông thấy con ông đã vội vàng “nhảy lên bờ, khom người, hai tay đưa về phía trước, miệng lắp bắp: “ba đây con ! ba đây con.” Cứ ngỡ rằng bé Thu sẽ chạy ào tới, ôm lấy cổ ba cho thoả những tháng ngày xa cách. Nhưng không, ông hụt hẫng, bất ngờ khi thấy: “bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy ”. Thời gian ở nhà không nhiều nên ông Sáu không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách gần gũi, vỗ về con, mong con gọi một tiếng ba mà không được. Có lúc giận quá ông đã đánh con. Lúc chia tay, tình yêu mãnh liệt của bé Thu đã khiến ông cảm động “một tay ôm con, tay kia lấy khăn chấm nước mắt ”, những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả, song lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của cha con thực sự! Đau đớn hơn khi biết rằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ông được nghe tiếng ba thân thương từ cô con gái nhỏ, bởi vì sau đó, chẳng bao giờ ông có thể trở về được nữa! Trong những ngày ở khu căn cứ, ông ân hận vì đã trót đánh con. Nhớ mãi lời con dặn: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với ông thì đó là mơ ước đầu tiên và cũng là duy nhất, nên nó cứ mãi thôi thúc trong lòng ông. Lúc tìm được một khúc ngà, ông đã vui mừng “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Ngày qua ngày, ông cặm cụi “cưa từng răng lược, anh còn khắc lên đó dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những lúc nhớ con ông lại mang cây lược ra mài lên tóc mình cho cây lược thêm óng mượt, tuy rằng chiếc lược ấy chưa chải được mái tóc của bé Thu nhưng lại gỡ rối được tâm trạng của ông lúc này. Ông đã nâng niu chiếc lược như nâng niu đứa con bé nhỏ của mình. Lòng yêu con đã biến một người chiến sỹ trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình, dù chỉ sáng tạo môt tác phẩm duy nhất trong đời. Có lẽ những lúc ấy ông mong có một lần về phép thăm nhà để tự tay mình cầm cây lược chải tóc cho con. Đau đớn thay chiến tranh khiến ông chẳng bao giờ có thể trở về bên con gái được nữa. Ông bị hy sinh trong một trận càn lớn, nhưng “dường như chỉ có tình cha con là không thể chết”, ông cầm cây lược trao cho người bạn thân với niềm mong mỏi không còn có thể cất được thành lời. Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Câu chuyện như một lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa gây đổ máu vô ích, làm nhà nhà li tán, người người xa nhau vĩnh viễn. Song cái chúng ta thấy lại không có sự bi lụy ma là sức mạnh,lòng căm thù đã biến Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm,mạnh mẽ, đã gắn bó với cuộc đời con người mất mát xích lại gần nhau để cung đứng lên hát tiếp bài ca chiến thắng, Chủ đề của chuyện không mới lạ, nhưng tác giả thành công bởi đã khai thác tình cha con trong những tình huống éo le và cảm động. Cách lựa chọn ngôi kể, tạo lập tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc đặc biệt là tâm lý trẻ thơ, hơn nữa lãi có giọng văn dung di, cảm động đã giúp truyện có được vị trí riêng trong lòng độc giả .

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một áng văn bất hủ ca ngợi tình phụ tử giản dị mà thiêng liêng, với những con người giàu tình cảm và đẹp đẽ,như nhân vật bé Thu và ông Sáu. Câu chuyện không chỉ ca ngợi tình cha con sâu nặng thắm thiết, mà còn gợi cho chúng ta những suy ngẫm và thấm thía được tình sự đau thương, mất mát của chiến tranh tàn khốc gây ra. Vì thế mà ta càng quí cuộc sống thanh bình của ngày hôm này, quí tình cha cao thượng và vĩ đại. Mỗi người đều lưu giữ trong trái tim mình hình ảnh một người cha, hãy biết trân trọng tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện mà cha đã dành cho ta. Vòng đời mới ngắn ngủi làm sao, đừng mãi sống ích kỷ, chỉ biết nhận tình cảm thương yêu từ cha mẹ mà chẳng bao giờ đền đáp lại. Nếu bạn còn cha, và một người cha đúng nghĩa thì hãy cảm ơn thượng đế vì bạn đã được sinh ra trong cuộc sống này !

 
3 tháng 12 2017

Có người trả lời rồi mà bạn

19 tháng 1 2022
Trả lời rồi thì thôi
26 tháng 8 2021

\(\left(-3\right)^2+\sqrt{16}-3-\dfrac{\sqrt{81}}{\left|-3\right|}\\ =9+4-3-3\\ =7\)

26 tháng 8 2021

Cảm ơn bạn nha 🥺