K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc câc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1-4: ....Các con đứng như tượng đài quyết tử Thêm một lần Tổ Quốc đươcn sinh ra Dòng máu Việt chảy trong tâm hồn người Việt Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa... ...Có nơi nào như đất nước chúng ta Khi giặc đến vạn người con quyết tử Cho một lần Tổ Quốc được sinh ra. Câu 1: chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của bptt sdung...
Đọc tiếp

Đọc câc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1-4:

....Các con đứng như tượng đài quyết tử

Thêm một lần Tổ Quốc đươcn sinh ra

Dòng máu Việt chảy trong tâm hồn người Việt

Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa...

...Có nơi nào như đất nước chúng ta

Khi giặc đến vạn người con quyết tử

Cho một lần Tổ Quốc được sinh ra.

Câu 1: chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của bptt sdung trong 2 câu đầu của đoạn thơ

Câu 2: vì sao tgia lại viết " có nơi nào như đất nước chubgs ta/ viết bằng máu và cả ngàn chương sử đỏ"

Câu 3: cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là gì?

Câu 4:hai câu thơ" dòng máu việt chảy trong tâm hồn người việt/ đang bồn chồn thao thức với Trường Sa " gợi cho anh chị những tình cản nào? Trình bày trog khoảng 7-10 câu

1
4 tháng 4 2020

1. So sánh -> khẳng định các con, những chiến sĩ là người làm nên Tổ quốc.

2. Vì Tổ quốc chúng ta được làm nên bởi máu xương của những thế hệ nối tiếp, còn ghi lại trong sử sách.

3. Cảm xúc tự hào, ngợi ca.

4. Tình cảm: thao thức, bâng khuâng, tự hào.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Các con đứng như tượng đài quyết tửThêm một lần Tổ quốc được sinh raDòng máu Việt chảy trong hồn người ViệtĐang bồn chồn thao thức với Trường Sa Khi hy sinh ở đảo đá Gạc MaHọ đã lấy ngực mình làm lá chắnĐể một lần Tổ quốc được sinh raMáu của họ thấm vào lòng biển thắm(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc ở Trường...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Các con đứng như tượng đài quyết tử
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra
Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt
Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa
 
Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma
Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra
Máu của họ thấm vào lòng biển thắm
(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc ở Trường Sa)

 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2: Xác định các từ láy có trong đoạn thơ trên?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
Các con đứng như tượng đài quyết tử

II. PHẦN LÀM VĂN (8.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) suy nghĩ về lời cảm ơn trong cuộc sống?
Câu 2: (5.0 điểm)
Nhân dân ta có câu tục ngữ:
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích câu tục ngữ đó?

2
10 tháng 4 2022

tham khảo

1.biểu cảm

2.bồn chồn,thao thức

3.biện pháp tu từ:so sánh

tác dụng:

+Tăng sức gợi hình,gợi cảm cho câu văn

+Nhấn mạnh vẻ đẹp sừng sững,hiên ngang, kiên cường, quyết chiến với kẻ thù của những người chiến sĩ trong nhiệm vụ bảo vệ quê hương

PHẦN II

Câu 1

Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Tiếng "cảm ơn" đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi. Có phải khi nói cảm ơn một người khác bạn có cảm giác mình mang ơn họ, cảm thấy nặng nề khi nghĩ đến việc phải trả ơn? Còn khi phải nói xin lỗi bạn lại cảm thấy đang hạ mình xuống, mình là người có lỗi? Không phải như vậy đâu. đừng để những cảm giác, suy nghĩ lệch lạc ấy làm cho con người chúng ta trở nên ích kỷ, hẹp hòi và thậm chí là thiếu văn hoá. Một lời xin lỗi và cảm ơn đúng lúc có ý nghĩa to lớn biết bao. Một tình bạn đẹp có thể tan vỡ chỉ vì cả 2 bên không ai chịu nói lời xin lỗi, một người có thể chạnh lòng khi không nhận được lời cảm ơn.

Câu 2

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” - Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.

Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “Có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn.

Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, “đi một ngày đàng” thì vế thứ hai “học một sàng khôn” hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. “Sàng khôn” trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lý thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” còn có một dạng thức nữa là “Đi một quãng đàng, học một sàng khôn”. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phương hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống

10 tháng 4 2022

Tham khảo

I,
Câu 1: PTBĐ chính Biểu cảm
Câu 2: - Các từ láy có trong đoạn trích: bồn chồn, thao thức.
Câu 3:
-Phép tu từ: so sánh

-Tác dụng: thể hiện sự dũng cảm, kiên cường, quyết chiến với kẻ thù của những người chiến sĩ trong nhiệm vụ bảo vệ đảo quê hương
II,
 

Câu 1: Trước đây, trong quan hệ xã hội mọi người cảm ơn nhau là chuyện rất bình thường. Khi ai đó làm điều gì tốt với bạn hoặc giúp bạn một điều gì đó bạn nói lời cảm ơn. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ. Điều này biểu hiện rất rõ ở các mối quan hệ trên dưới: bố mẹ – con cái, sếp – nhân viên,..Có thể họ nghĩ nếu nói cảm ơn bạn thì sẽ hạ thấp vị trí của họ hay ảnh hưởng đến điều gì đó bởi nó quá tầm thường. Đã bao giờ bạn tự hỏi “khi bạn làm điều gì để giúp đỡ ai đó, bạn mong nhận được điều gì từ đó”, phải chăng là một món quà, hoặc họ sẽ trả công bằng tiền bạc, tôi chắc chắn là những thứ đó sẽ được nghĩ đến sau hai từ “cảm ơn”. Vậy thì tại sao bạn không nói cảm ơn những người đã giúp đỡ bạn dù là một việc nhỏ nhoi đi chăng nữa, bởi đó là tấm lòng của họ. Quan trọng hơn, nói “cảm ơn” đồng nghĩa với việc bạn đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, dám dũng cảm nhận ra lỗi lầm của mình, biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác. Nói tóm lại, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng. Bạn đã từng nói cảm ơn bố mẹ vì bố mẹ đã sinh ra bạn trên cuộc đời này chưa? Bạn đã từng nói cảm ơn bà lão ăn mày vì nhờ có bà mà chiếc ví của bạn đã không bị mất khi bạn vô tình để quên ngoài quán nước?

Câu 2: Ông cha ta thường nói rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

“Sàng khôn” được nhắc đến trong câu tục ngữ chính là một kho tàng tri thức phong phú và giá trị. Khối lượng tri thức ấy không chỉ giới hạn trong sách vở, mà còn là những kinh nghiệm, những đúc rút, những cảm nhận trực tiếp. Theo cha ông ta, thì để chiếm lĩnh được kho tàng đó, chỉ đọc sách vở, trên ghế nhà trường là chưa đủ. Mà ta cần phải bước chân ra thế giới ngoài kia, gặp được nhiều điều, thấy được nhiều chuyện, đối mặt với nhiều tình huống. Có như vậy mới học hỏi và biết thêm nhiều điều không có trong sách vở. Đồng thời trau dồi, rèn luyện thêm cho bản thân về cách ứng xử, giải quyết vấn đề.

Từ đó, ông cha ta phê phán những cách học chưa hợp lí. Như học tủ học vẹt. Hay chỉ thiên về lý thuyết sách vở mà không chú trọng thực hành, và ngược lại. Đó là những cách học hỏi sai lầm. Cùng với đó, là chê trách cách học thụ động, chỉ muốn ngồi một chỗ, tiếp thu lượng kiến thức nhất định trong sách vở, mà không chủ động tiến ra, tìm kiếm nguồn tri thức mới cho bản thân mình.

Qua đó, ta thấu hiểu được quan niệm về học tập của cha ông ta. Rằng việc học không bao giờ là đủ. Ta phải không ngừng tìm kiếm ở khắp nơi để trao dồi bản thân. Bài học ấy, đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị với thế hệ con cháu mai sau.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: TỰ HẢO CÓ MỘT TỔ QUỐC ĐỨNG SAU LƯNG! H Trong bối cảnh dịch Covid-19 tăng mạnh ở Ấn Độ. Chính phủ Việt Nam đã tổ chức 6 chuyến bay, dưa gần 1.000 người Việt về nước và chỉ còn khoảng 100 người ở lại, sẽ tiếp tục được sắp xếp đưa về trong thời gian tới. Dù việc Chính phủ có mặt kịp thời, đưa công dân Việt trong hoàn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: TỰ HẢO CÓ MỘT TỔ QUỐC ĐỨNG SAU LƯNG! H Trong bối cảnh dịch Covid-19 tăng mạnh ở Ấn Độ. Chính phủ Việt Nam đã tổ chức 6 chuyến bay, dưa gần 1.000 người Việt về nước và chỉ còn khoảng 100 người ở lại, sẽ tiếp tục được sắp xếp đưa về trong thời gian tới. Dù việc Chính phủ có mặt kịp thời, đưa công dân Việt trong hoàn cảnh khó khăn ở mọi nơi trên thế giới về nước không phải là vấn đề mới, nhưng nó để lại cho chúng ta thật sự nhiều cảm xúc. Sau bao biển cả từ chiến tranh dễn dịch bệnh, chúng ta chưa bỏ rơi một đồng bào nào cả, dù họ là người vượt biên trái phép gặp tại hoa nơi xứ người hay là đồng bào nhiễm bệnh ở quốc gia khác. Người Việt gặp khó khăn, hoạn nạn ở đâu đều vẫn luôn có một Tổ quốc bao chung sau lưng, một dân tộc đầy lòng nhân ải đản nhận. Đó là một thể chế thống nhất, một nền y tế cộng đồng và một mục tiêu tối thượng là bảo vệ Tổ quốc, bao vệ nhân dân Những khi gặp khó khăn, chúng ta mới sực nhở rằng thực phẩm, nước uống, thuốc men, điều kiện chăm sóc y tế mới là quan trọng chủ không phải là những thủ xa xi mà chúng ta vẫn cho rằng giả trị. Và có một thứ giá trị hơn tất cả đó là nghĩa đồng bảo, là một TỎ QUỐC luôn đứng sau lưng tất cả công dân của mình. (Theo Facebook Tôi yêu Việt Nam) Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0,5đ): Cho biết công dụng của dấu hai chấm trong câu văn: "Và có một thứ giá trị hơn tất cả đó là nghĩa đồng bảo, là một TỔ QUỐC luôn đứng sau lưng tất cả công dân của Câu 3 (1đ): Theo tác giả những khi gặp khó khăn, thứ gỉ mới là quan trọng và thứ gì có giá trị hơn tất cả đối với chúng ta? Câu 4 (2d): Tử đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thì trình bảy suy nghĩ của em về ý thức trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ quốc, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 hiện nay.

0
đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:Gần 4 tỷ người, tức 1/2 nhân loại không được bước ra khỏi đường vì một loại virus nhỏ bé, vô hình. Chưa bao giờ hai từ “Đoàn kết” lại được nhắc đến nhiều như vậy bởi những nhà lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế trong bối cảnh “cơn sóng thần” COVID-19 khiến toàn cầu chao đảo. Virus SARS-CoV-2, mà giới khoa học ngậm ngùi: “chúng ta chỉ biết...
Đọc tiếp

đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

Gần 4 tỷ người, tức 1/2 nhân loại không được bước ra khỏi đường vì một loại virus nhỏ bé, vô hình. Chưa bao giờ hai từ “Đoàn kết” lại được nhắc đến nhiều như vậy bởi những nhà lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế trong bối cảnh “cơn sóng thần” COVID-19 khiến toàn cầu chao đảo. Virus SARS-CoV-2, mà giới khoa học ngậm ngùi: “chúng ta chỉ biết rất ít về nó”, các chính trị gia gọi đó là “kẻ thù vô hình”, đã đặt các quốc gia vào tình trạng khẩn cấp như thời chiến với những mối đe dọa về sức khỏe, tính mạng và gây nên khủng hoảng đời sống, kinh tế toàn cầu nghiêm trọng. Vì không nhìn thấy “kẻ thù” bằng mắt thường, vũ khí chiến đấu của con người lúc này chỉ có thể là sự sáng suốt, bình tĩnh, ý chí, nhận thức và tinh thần đoàn kết. Để có thêm thời gian trong cuộc chạy đua tốc độ với virus, để chiến đấu lâu dài, hạn chế tình trạng lây lan, giảm thiểu bệnh nhân và đưa cuộc sống trở lại bình thường sớm nhất có thể.

câu 1: nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về dịch covid-19

câu 2: phân tích phép tu từ ẩn dụ trong câu văn :"Chưa bao giờ hai từ “Đoàn kết” lại được nhắc đến nhiều như vậy bởi những nhà lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế trong bối cảnh “cơn sóng thần” COVID-19 khiến toàn cầu chao đảo."

câu 3: ngữ liệu trên truyền tải thông điệp gì?

câu 4: từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh COVID-19.

3
17 tháng 6 2021

câu 1: nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về dịch covid-19

em hiểu virus corona hay covid -19  một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.

17 tháng 6 2021

bài 2 cho tui bỏ nha

bài 3

ngữ liệu trên truyền đại 2 thông điệp chính

1 là sự nguy hiểm của virus corona , virus corona là kẻ thù vô hình của con người hiện nay

2 nói về sự đoàn kết của con người trong thời dịch

B. BÀI TẬP:Đề 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu(1) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. (2) Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. (3) Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng...
Đọc tiếp

B. BÀI TẬP:
Đề 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
(1) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. (2) Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. (3) Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơn. (4) Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. (5) Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
                                   (Trích Phong cách Hồ Chí Minh- Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1: (0,75điểm) Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7?
Câu 2: (0,75điểm) Trong đoạn văn, tác giả đã dẫn lại lời một người khác. Xác định lời dẫn và cho biết cách dẫn tác giả sử dụng.
Câu 3: (0,5điểm) Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác?
Câu 4: (1,0điểm) Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (4), (5). 

 

0
Đề 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu(1) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. (2) Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. (3) Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp...
Đọc tiếp

Đề 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
(1) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. (2) Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. (3) Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơn. (4) Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. (5) Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
                                   (Trích Phong cách Hồ Chí Minh- Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1: (0,75điểm) Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7?
Câu 2: (0,75điểm) Trong đoạn văn, tác giả đã dẫn lại lời một người khác. Xác định lời dẫn và cho biết cách dẫn tác giả sử dụng.
Câu 3: (0,5điểm) Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác?
Câu 4: (1,0điểm) Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (4), (5). 

 

0
      Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:(1)Dịch bệnh Covid-19 xảy ra trong thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Đây là thời điểm nhiều quốc gia phương Đông, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Dịch bệnh đã lan ở mức độ toàn cầu, tính đến đầu tháng 4/2020, Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia và vùng lãnh thổ,  diễn biến dịch vô cùng phức tạp, ảnh...
Đọc tiếp

      Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

(1)Dịch bệnh Covid-19 xảy ra trong thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Đây là thời điểm nhiều quốc gia phương Đông, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Dịch bệnh đã lan ở mức độ toàn cầu, tính đến đầu tháng 4/2020, Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia và vùng lãnh thổ,  diễn biến dịch vô cùng phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe  của con người, nhiều quốc gia phải công bố dịch khẩn cấp trên toàn quốc, hiện nay toàn thế giới có hơn 3 triệu ca nhiễm, hơn 200 ngìn  người tử vong. Các quốc gia như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Ý số ca mắc bệnh mới và tử vong chưa có dấu hiệu ngừng lại.

(2) Ở Nước ta, đến ngày 01/5 cả nước ghi nhận 270 ca bệnh. Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, kinh tế xã hội, đặc biệt là những ông bà già, em nhỏ bán vé số, những chị ve chai, những thanh niên làm công việc thời vụ trong các quán xá, những công nhân nghèo mất việc… có thể đang phải khốn khó kiếm cái ăn từng ngày.

(3) Bên cạnh những nỗi buồn lo vì dịch bệnh, cùng nỗi lo về miếng cơm manh áo thì bầu không khí nghĩa tình, yêu thương, đùm bọc và hy sinh đến “ lạ lùng” bao chùm khắp cộng đồng để cùng truyền, trao sức mạnh, nâng đỡ nhau vượt qua thử thách cam go. Hình ảnh những chiến sĩ bộ đội căng mình vươn ra tuyến đầu, nhận về mình những đêm ngủ ngoài trời, những bữa cơm nuốt vội nơi biên cương hay trong những khu cách ly để làm lá chắn an toàn cho người dân. Những hò hẹn hạnh phúc lứa đôi, những sum vậy ríu rít cha con đều phải tạm khép vì nhiệm vụ với dân.

(4) Ông HoàngTuấn Anh đã sang tạo ra cây  ATM gạo. Bất cứ ai cần đều có thể "rút" gạo 24/24h. Sự sáng tạo, nhân văn trong cách làm từ thiện của  ông Tuấn Anh lập tức tạo cảm hứng mạnh mẽ trong cộng đồng, gieo vào cộng đồng trong những ngày tháng Tư đặc biệt này và tiếp tục về sau.  Những Siêu thị 0 đồng ở TP.HCM, Hà Nội, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Yên, Bắc Ninh,...,. Cũng giống như mô hình ATM gạo, mô hình này được đánh giá cao ở sự nhân văn khi những người khó khăn không phải là đang đi nhận phát quà từ thiện mà giống như đi mua sắm miễn phí, vừa được tự chọn nhận quà là sản phẩm thiết yếu với mình, lại được tiếp đón trân trọng, phục vụ như những "thượng đế".

( 5)Hơn cả chuyện làm thiện nguyện, những hành động này truyền cảm hứng mạnh mẽ trong cộng đồng khi nó cho thấy rằng: trong khó khăn, người Việt chọn đứng cùng nhau để vượt qua thử thách.

                                                          (Theo nguồn báo Tuổi trẻ Online)

Câu 1:

a.      Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.

b.     Theo tác giả, dịch bệnh Covi 19 ảnh hưởng đặc biệt đến đối tượng nào?

c.      Xác đỉnh 1 phép liên kết câu được dùng trong đoạn 1 của văn bản. Nêu tác dụng của phép liên kết đó.

d.     Dựa vào đoạn 3, 4 của văn bản, hãy cho biết thông điệp mà tác giả muốn lan tỏa đến cộng đồng.

e.      Câu in đậm trong văn bản gợi cho em suy nghĩ về điều gì?( Trả lời trong khoảng 3-5 dòng)

0
(3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh. Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy Một...
Đọc tiếp

(3,0 điểm)

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

 

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

 

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

 

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

 

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

 

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

 

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

 

Như gió nước không thể nào nắm bắt

 

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

 

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy

 

Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn

 

Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

 

Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

 

Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng

 

Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta

 

Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất

 

Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.

 

Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng

 

Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi

 

Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán

 

Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.

 

(Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam, 1945 - 1985,NXB Giáo Dục, 1985. tr. 218)

 

Câu 1: Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất?

 

Câu 2: Kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ ba.

 

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.

 

Câu 4: Từ đoạn trích, anh/chị hãy bày tỏ cảm nghĩ của mình về tiếng Việt (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng)

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8

 

Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắc nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.

 

Câu 5: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

 

Câu 6: Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh nào?

 

Câu 7: Tại sao tác giả cho rằng “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn”?

 

Câu 8: Anh/Chị suy nghĩ thế nào về cuộc sống của con người khi thoát ra khỏi“cái tuyệt đối cá nhân”? (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng)

1
27 tháng 3 2022

Câu 1: Những từ ngữ thể hiện sự mượt mà và tinh tế của Tiếng Việt trong khổ thơ thứ nhất là: như bùn, như lụa, óng tre ngà, mềm mại như tơ. (như bùn: là sự tinh tế; như lụa, óng tre ngà, mềm mại như tơ: là sự mượt mà).

Câu 2: Hai biện pháp  tu từ được sử dụng: so sánh (nói nghe như hát, âm thanh như gió nước), ẩn dụ (lửa cháy).

Câu 3: Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích khẳng định tiếng Việt chính là tâm hồn của người Việt đồng thời thể hiện niềm tự hào về sự phong phú và khả năng diễn đạt tinh tế, nhiều nghĩa của tiếng Việt.

Câu 4: có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng có thể tập trung vào các ý sau:

- Tiếng Việt rất phong phú.

- Tiếng Việt vừa mộc mạc, vừa tinh tế.

- Tiếng Việt có một lịch sử hình thành lâu đời.

- Mọi người cần có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Phạm Quỳnh nói : “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”.

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận.

Câu 6: Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của câu “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh: như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng.

Câu 7: Tác giả cho rằng: “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn” vì nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Đó là thứ hạnh phúc mỏng manh. Con người cần được thử thách bởi bão táp thì mới khẳng định được bản thân.

Câu 8: dựa theo các ý sau:

- Con người có thể gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, thử thách.

- Con người có thể bị bão táp của cuộc sống cuốn đi.

- Con người có thể đầu hàng, buông xuôi trước số phận.

- Tuy nhiên, con người cũng có thể từ những khó khăn, trở ngại, nguy hiểm mà trưởng thành và khẳng định bản thân để gặt hái những thành công trong cuộc đời.