Trình bày suy nghĩ của mình về đức tính giản dị của bác Hồ rồi liên hệ tới bản thân
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em viết theo các ý của chị nha:
Nêu lên câu chủ đề (Ví dụ: Giản dị là một trong những đức tính tốt của con người Việt Nam ta từ xưa đến nay...)
Khái niệm giản dị là gì?
Người giản dị là người như thế nào?
Biểu hiện của giản dị?
Vai trò của giản dị với cá nhân và xã hội?
Dẫn chứng?
Trái ngược với giản dị?
Liên hệ bản thân em? (Bản thân em đã là người giản dị hay chưa? Em đã làm gì để thể hiện lối sống giản dị?...)
Kết luận.
Tk : Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta. Giản dị giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại và khiến tâm hôn con người trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quan trọng nhất, giản dị giúp người gần người hơn. Bởi chúng ta sống gần gũi và chan hòa với mọi người xung quanh thì dù là người xa lạ khoảng cách giữa ta và họ dường như cũng không còn nữa.
Tham khảo:
1/Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta. Giản dị giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại và khiến tâm hôn con người trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quan trọng nhất, giản dị giúp người gần người hơn. Bởi chúng ta sống gần gũi và chan hòa với mọi người xung quanh thì dù là người xa lạ khoảng cách giữa ta và họ dường như cũng không còn nữa.
2/Bác Hồ là một vị lãnh tụ có lối sống giản dị đáng để ngưỡng mộ và noi theo. Sự giản dị ấy được thể hiện từ trong lời ăn tiếng nói, trang phục và cách ứng xử hằng ngày của bác. Bác chỉ có vài bộ trang phục đơn giản. Tuy cũ những Bác vẫn sử dụng chứ không vất đi. Những bữa cơm của Bác thường chỉ có ba món. Nếu ăn không hết, sẽ được cất đi gọn gàng. Ngôi nhà Bác ở chẳng phải dinh thự mà chỉ là ngôi nhà nhỏ ba gian. Công việc hằng ngày Bác đều tự làm chứ chẳng cần kẻ hầu người hạ. Đến vườn rau, ao cá cũng do chính tay Bác tự chăm sóc. Với mọi người, Bác luôn đối xử chan hòa, yêu thương, không hề có sự kiểu cách hay trịch thượng. Chính điều đó, khiến hình tượng Bác trở nên gần gũi, thân thương trong lòng người dân Việt Nam. Và đến nay, vẫn lớp lớp thanh thiếu niên thi đua học tập theo lối sống của Bác.
như thế viết mọi tay lắm, bạn nên tạo câu hỏi khác đi, như này thì ko ai trả lời đâu
Tham khảo:
Nguồn: Cô Nguyễn Thu Hương
Qua văn bản ta thấy được và học tập được những đức tính tốt đẹp từ sự giản dị của Bác:
- Giản dị trong đời sống: lối ăn, mặc, ở
- Giản dị trong lời nói và bài viết
- Giản dị trong quan hệ, giao thiệp với mọi người
=> Trong cuộc sống, ta cũng cần học tập đức tính này để vừa khiêm tốn, vừa góp phần phát triển cuộc sống và đất nước.
tham khảo:
Hai đoạn văn đầu, tác giả khẳng định “sự nhất quán” trong nhân cách vĩ đại của Bác Hồ: “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn”. Tiếp theo, ông ca ngợi Bác Hồ suốt đời “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng”. Người đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao quý: “tất cả vì nước vì dân, vì sự nghiệp lớn”. Đạo đức của Người“trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”. Phần đầu bài văn cho thấy một giọng văn sôi nổi lôi cuốn, trang trọng, lí lẽ đanh thép hùng hồn, ngôn từ chuẩn mực, đĩnh đạc, biểu cảm: “Điều rất quan trọng”, “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất”, “vô cùng giản dị và khiêm tốn”, “rất lạ lùng, rất kì diệu”, “một cuộc đời sóng gió”, “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý”, “tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”.
Đoạn văn thứ ba, Phạm Văn Đồng đã chứng minh một cách sáng tỏ đời sống giản dị của Bác Hồ trên ba phương diện: cách ăn, cách ở, cách làm việc.
– Cách ăn của Bác rất giản dị: “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm; ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất”. Tác giả nêu lên bốn chi tiết rất cụ thể để chứng minh cách ăn giản dị của Bác. Phạm Văn Đồng đã từng sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức (1925), đã từng bí mật sang Vân Nam gặp Bác (1940). Và từ những ngày ở chiến khu đến Cách mạng tháng Tám và suốt trong những năm dài kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông đã từng sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ, nên mới có thể nói một cách tỉ mỉ, cụ thể về cách ăn của Bác như vậy. Đây là một câu văn bình luận rất hay, từ cách ăn, tác giả ca ngợi đạo đức của Bác: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.
– Cách ở của Bác cũng rất giản dị. Tác giả lập luận tương phản giữa tâm hồn và cách ở của Bác; tâm hồn thì “lộng gió thời đại” mà nhà ở của Bác chỉ là nhà sàn “vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng”. Nơi ở “luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn” do tự tay Bác trồng vàchăm bón. Tác giả đã bình và ca ngợi cách ở giản dị của Bác “thanh bạch và tao nhã biết bao”.
– Cách làm việc của Bác càng giản dị: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ…”. Phong cách làm việc ấy của Bác thể hiện một tinh thần xả thân, bền bỉ, cần mẫn, chu đáo và rất giản dị. Tác giả nêu lên bốn việc rất nhỏ Bác thường làm để ca ngợi cách làm việc giản dị, chu đáo của Bác như: “trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn”. Là Chủ tịch nước nhưng Bác rất giản dị trong sinh hoạt: “Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp”, số người giúp việc và phục vụ Hồ Chủ tịch có thể đếm trên đầu ngón tay, mỗi người được Bác đặt cho một cái tên mới “gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”.
Đoạn văn thứ tư, Phạm Văn Đồng bình luận về đời sống của Hồ Chủ tịch. Cách sống giản dị của Bác không phải là “sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”. Đời sống giản dị, thanh bạch của Bác Hồ là một sự hòa hợp tuyệt đẹp, bởi vì Người đã “sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc sống đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân”. Hòa hợp giữa “đời sống vật chất giản dị’ với “đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất". Hai mặt đối lập mà thống nhất ấy, “là nơi sống thực sự văn minh”, “một gương sáng” mà Bác Hồ đã nêu lên trong thế giới ngày nay. Qua đó, ta thấy cách lập luận của tác giả rất chặt chẽ, lời bình luận rất sắc sảo.
Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta. Giản dị giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại và khiến tâm hôn con người trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quan trọng nhất, giản dị giúp người gần người hơn. Bởi chúng ta sống gần gũi và chan hòa với mọi người xung quanh thì dù là người xa lạ khoảng cách giữa ta và họ dường như cũng không còn nữa.
* Giản dị là một điều gì đó thật đơn giản, thật nhẹ nhàng, thanh thản trong cuộc sống; đó là một cuộc sống không xa hoa, cầu kì, lãng phí, vô ích. Giản dị là sự hòa hợp giữa sự thanh thoát về tâm hồn và trí tuệ.
*Ý nghĩa:Giản dị giúp con người hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Biết yêu thương con người hơn và biết quý trọng mọi người hơn.
Tham khảo