Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ:
“Tiên học lễ hậu học văn”
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Tiên học lễ, hậu học văn” là phương châm giáo dục của người xưa. Phương châm này xuất phát từ quan điểm dạy học của Nho gia (Khổng Tử và môn đệ). Tuy vậy, đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên giá trị. Để hiểu được giá trị của phương châm giáo dục ấy, chúng ta cần hiểu rõ hai từ: “Lễ”, “văn” và mối quan hệ biện chứng của nó.“Lễ” là phạm trù chỉ đạo đức. “Lễ” có nghĩa là cách ứng xử, giao tiếp có văn hóa giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định. Theo đó, trong giao tiếp, ứng xử, trong giải quyết các mối quan hệ phải biết kính trên nhường dưới, biết đặt lợi ích riêng sau lợi ích chung. “Văn” có nghĩa là chữ, là kiến thức của loài người được tích lũy qua nhiều thế hệ.Muốn trở thành người có “lễ” thì phải học, mà học thì phải học “văn”, tức là học kiến thức. Tuy nhiên, học nhiều không có nghĩa là có đạo đức. Nếu một người có học mà không có “lễ” thì được xem là hạng bất nhân. Như vậy, “lễ” - “văn” không thể tách rời nhau.Ông cha ta từ ngày xưa đã quán triệt sâu sắc tinh thần giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn”, “lễ” và “văn” đều quan trọng như nhau. Thứ tự “tiền” - “hậu” trong mối quan hệ “lễ” - “văn” nên hiểu một cách tương đối, không nên cho rằng ông cha ta chú trọng “lễ” hơn “văn”... Tuy vậy, trong giáo dục, trong ứng xử, giao tiếp, trong giải quyết các mối quan hệ thì phải lấy đạo đức làm trọng.Bác Hồ đã từng khẳng định: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.Có một nghịch lý đáng lo ngại, xã hội ngày càng hiện đại thì con người dường như ít chú trọng đến đạo đức, ít quan tâm đến nhau; trong giao tiếp, giải quyết các mối quan hệ thì tỏ ra vô “lễ” - không biết kính trên nhường dưới, luôn đặt lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất lên trên các lợi ích khác. Nguyên nhân sâu xa là do giáo dục lệch lạc. Lối giáo dục chỉ chú trọng đến truyền đạt kiến thức, hạ thấp giáo dục đạo đức. Người dạy chỉ chú trọng truyền đạt kiến thức, quan tâm không đầy đủ vấn đề đạo đức của người học. Người học chỉ quan tâm đến tiếp thu kiến thức, coi thường rèn luyện phẩm chất đạo đức.Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quan niệm GD-ĐT ít nhiều bị tác động, chi phối bởi lối giáo dục thực dụng, đề cao truyền thụ kiến thức, xem nhẹ giáo dục đạo đức. Vì vậy, đề cao quan niệm giáo dục đúng đắn của người xưa là cách thiết thực để hạn chế những tác động tiêu cực từ nền kinh tế thị trường.Để đào tạo ra những con người vừa có tài, vừa có đức thì vai trò của người thầy rất quan trọng. Do đó, người thầy phải mẫu mực cả “lễ” và “văn”, đặc biệt là tư cách đạo đức.Phương châm giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn” là sự phối hợp giữa giáo dục đạo đức và truyền thụ tri thức, đề cao giáo dục đạo đức. Đây là nguyên tắc đào tạo ưu việt ông cha ta đã đúc kết nên.
Em tham khảo:
Câu nói "Tiên học lễ, hậu học văn" chính là câu nói phổ biến và quen thuộc nhất ở mọi trường học, cơ sở giáo dục của VN. "Tiên" là trước, là đầu tiên, là thứ cần ưu tiên. "Hậu" là sau, là thứ hai. "Lễ" là những phép tắc ứng xử đạo đức cơ bản, là phép đối nhân xử thế. Còn "văn"là những kiến thức văn hóa tại nhà trường. Vì vậy, câu nói này khẳng định việc con người cần phải ưu tiên những phép ứng xử, phép tắc cơ bản trước việc học văn hóa. Ta cần hiểu và nắm được những phép ứng xử kính trên nhường dưới, hòa nhã, lịch sử và đúng mực với những người xung quanh. Ở nhà, thì chúng ta là con ngoan, hiếu thảo với ông bà bố mẹ. Ở trường thì chúng ta hành xử như những học trò ngoan, hòa nhã với bạn bè, kính trọng thầy cô. Ở ngoài đời sống thì chúng ta cần hành xử như những công dân văn minh, lịch sự: nhường ghế trên xe buýt, không khạc nhổ vứt rác bừa bãi, không nói tục chửi bậy, không chen lấn xô đẩy,... Nhờ cách hành xử này mà chúng ta mới tự định hình nhân cách, trở thành những con người có nền tảng sẵn sàng cho học vấn. Từ đây, ta mới có thể sẵn sàng cho việc học những tri thức văn hóa tại trường lớp. Nếu như con người có nhiều kiến thức nhưng không có đạo đức, không có ứng xử chuẩn mực thì đó sẽ là con người vô dụng, giống như Bác Hồ từng nói: "Có tài mà không có đức thì cũng chỉ là đồ bỏ đi"(Lời dẫn TT) vậy. Tại Nhật Bản, việc học ứng xử phép tắc của trẻ em Nhật Bản được áp dụng và ưu tiên hàng đầu. Tóm lại, câu nói truyền tải thông điệp về việc cần ưu tiên học những lễ nghi, phép ứng xử trước những tri thức văn hóa.
Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên'' của nhà văn Tô Hoài có rất nhiều nhân vật, nhưng nhân vật để lại cho em nhiều cảm xúc nhất đó là dế Mèn.Lúc đầu em rất hâm mộ dế Mèn vì cậu ấy là một chàng dế thanh niên cường tráng, đẹp trai, tự tin, yêu đời. Nhưng ngay sau đó, em cảm thấy rất ghét dế Mèn vì tính tình kiêu căng, hóng hách, hay trêu chọc, chê bai mọi người nhất là dế Choắt và do hành động xốc nổi, thiếu suy nghĩ nên đã gây ra cái chết oan uổng cho dế Choắt. Rồi cuối cùng em thấy thương vì bây giờ Mèn phải sống trong cảnh hối hận và rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.Qua văn bản, em học được từ nhân vật đó là không được kiêu căng, ngạo mạng, coi thường người khác dù mình giỏi đến cỡ nào. Phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói hay làm một việc gì đó
Dế Mèn phiêu lưu kí tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài trong đó đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên để lại nhiều ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là nhân vật Dế Mèn và bài học đầu đời. Dế Mèn từ khi sinh ra đã được mẹ cho sống riêng để tập tính sống độc lập, chú rất thích cuộc sống tự do, thoải mái. Nhờ ăn uống điều độ đúng cách chẳng mấy chốc mà lớn nhanh như thổi trở thành thanh niên cường tráng, khỏe mạnh. Để thỏa mãn tính tò mò, thích khám phá chú sục sạo nhiều nơi và xem xét mọi thứ hay đơn giản là nhìn ngắm trời đất. Bắt đầu từ đây Dế Mèn đã hung hăng, nghịch ngợm, không coi ai ra gì. Chính Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc nhưng lại đổ tội cho Dế Choắt một chú dế ốm yếu phải gánh tội thay, chị Cốc đã mổ đến chết Dế Choắt không cho cơ hội thoát thân. Trước khi chết, Dế Choắt có lời khuyên sau cùng gửi đến Dế Mèn nên từ bỏ thói hung hăng, khoác lác, chọc ghẹo kẻ khác nếu không sớm muộn cũng rước họa vào thân.
Em tham khảo:
1.
“Con người vốn sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát, mà là để lưu dấu trên mặt đất và sống mãi trong trái tim của người khác”. Tình yêu thương như một thứ ánh sáng sưởi ấm tâm hồn mỗi người. Tình yêu thương còn được hiểu chính là sự quan tâm, chăm sóc, là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim của con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người. Đó là tình cảm với gia đình, với những người xung quanh và với xã hội. Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Nó là động lực mạnh mẽ giúp con người có thể nhanh chóng thay đổi cảm xúc, giúp con người hạnh phúc hơn vì cảm nhận được sự quan tâm đến từ phía người trao đi yêu thương. Nó sưởi ấm những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ ngọn lửa để vươn lên trong cuộc sống. Nó tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu với những con người "lầm đường lạc lối", mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin trong cuộc sống. Ngoài ra tình yêu thương chính là cơ sở để con người hoàn thiện nhân cách, tạo dựng một xã hội có văn hóa. Trong văn học ta có thể thấy qua Thị Nở, Thị Nở với tình yêu thương của một người đàn bà đã kéo Chí Phèo từ vực sâu của tội lỗi trở lại làm người với khát vọng lương thiện cháy bỏng. Hay như như các bạn mọi miền Tổ Quốc quyên góp chút sức lực để ủng hộ miền trung gặp phải bã lũ. Tuy nhiên ngoài xã hội vẫn có những người sống thiếu tình thương, lạnh lùng vô cảm trước cuộc sống. Đó là những con người càn đáng lên án. Các bạn à! Hãy trao đi khi có thể vì hạnh phúc thật sự là khi ta biết cho đi, đem tình yêu của mình đến muôn nơi.
2.
Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.
Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120 cm, rộng 60 cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70 cm, rộng độ 50 cm, chiều dài 60 cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.
Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.
Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.
Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau, càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.
Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.
Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.
Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách. Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.
Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải có một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệ chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”.
Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt.
Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn.
Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc.
Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.
~~~Learn Well Thị Huyền Phan~~~
Xã hội ta từ trước đến nay luôn coi trọng đạo đức của con người. Người có tài và được coi trọng phải luôn đi liền với đạo đức tốt. Hiểu rõ tầm quan trọng của đạo đức tục ngữ có câu: "Tiên học lễ, hậu học văn."
Trước tiên, ông cha ta muốn khuyên con cháu đời sau phải rèn luyện, trau dồi lễ nghĩa, đạo đức, nhân cách bản thân ta phải tự hướng ta về những truyền thống đạo đức vốn có từ lâu đời của dân tộc. Muốn trở thành một con người toàn diện, ngoài việc có nhân cách tốt, ta còn phải có trình độ chuyên môn cao, nắm vững khoa học kĩ thuật hiện đại. Vì vậy mỗi chúng ta muốn trở thành người có ích cho xã hội cần phải rèn luyện cả đức lẫn tài, phải có nhân cách cao thượng, có tâm hồn trong sáng và có sự hiểu biết rộng rãi.
Người học sinh ngoài học ở sách vở, phải biết tự học tập kiến thức và rèn luyện đạo đức ngoài cuộc sống, phải biết biến những kiến thức của thầy cô truyền đạt cho mình thành những kiến thức của bản thân để sử dụng và phát huy chính những kiến thức đó sẽ giúp ta rất nhiều trong cuộc sống khi ta tiếp xúc với xã hội.
Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt.
Đạo đức luôn là yếu tố nhân cách cơ bản của con người. Phẩm chất đạo đức là hướng phấn đấu của con người từ nhỏ đến lớn, từ xưa đến nay khi mới chào đời đến khi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên, những bước đi chập chững đầu đời thì con người đã được ông bà dạy dỗ bao lời nói hay, bao cử chỉ đẹp. Đó chính là tiếng chào hỏi, tiếng dạ thưa đối với người lớn tuổi. Đó chính là những cử chỉ nhường nhịn, hành động bày tỏ tình cảm yêu thương đối với các em nhỏ. Đó chính là lễ mà con người đã được học từ khi chưa bước vào nhà trường, nhân phẩm của một con người đã được học từ khi chưa bước vào nhà trường, chưa bắt đầu học văn. Phẩm chất đạo đức chính là thước đo giá trị, nhân phẩm của một con người nếu pháp luật là nền tảng kỉ cương của xã hội thì lễ giáo chính là nền tảng vững chắc của môi trường sư phạm. Tôn trọng pháp luật là thước đo một xã hội công bằng văn minh, tôn trọng lễ giáo trong nhà trường là nền tảng đạo đức của người học sinh, là bệ phóng cho tài năng phát triển cao hơn, bay xa hơn.
Con người tốt luôn chú trọng đến việc rèn luyện nhân cách cá nhân. một khi đã trở nên người có phẩm chất, biết tôn trọng giá trị đạo đức thì con người sẽ đem lại những kiến thức, tri thức của mình cống hiến cho xã hội, góp phần xây dựng một xã hội ngày càng phát triển vững mạnh. Làm được điều đó thì mối tương quan giữa con người và xã hội mới ngày một thân ái, ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong xã hội, cuộc sống, con người có thể hạn chế về mặt kiến thức nhưng có phẩm chất đạo đức tốt, biết cách cư xử hòa nhã, thủy chung đối với mọi người xung quanh thì vẫn được mọi người yêu mến, xã hội trọng dụng. Một người học sinh chỉ học khá nhưng lại vui vẻ, đối xử tốt với bạn bè, thì vẫn được bạn bè yêu mến, tôn trọng.
Nhưng ngược lại, một học sinh giỏi luôn đứng đầu lớp lại tỏ thái độ ta đây hống hách, khinh người thì bạn bè sẽ ngày càng xa lánh, không yêu mến, giúp đỡ. Lễ, hiếu chính là nền tảng, là mục tiêu để hướng tài năng của một cá nhân nào đó vào mục đích cao cả, tốt đẹp. Lễ là gốc, văn là ngọn. Nếu gốc không chắc thì làm sao cành lá có thể phát triển tốt tươi. Lễ là nền, văn là nhà. Nếu nền không vững chắc thì làm sao nhà có thể đứng vững được. Con người trong xã hội nếu không có lễ, biết lễ thì làm sao có thể là một xã hội trong sáng, văn minh được. Lúc ấy tự con người sẽ bị xã hội đào thải. Vì vậy người học sinh phải rèn luyện nhân cách và tài năng để sau này trở thành một công dân tốt trong xã hội. Tiên học lễ, hậu học văn cũng có nghĩa là tôn sư trọng đạo mỗi người trong tập thể học sinh phải nhận thức sâu sắc điều này. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư có Trọng thầy mới được làm thầy.
Ý nghĩa của câu tục ngữ cần được phát huy tác dụng triệt để. Trong nhà trường và xã hội ngày nay, cái xấu đang phát triển, đang có chiều hướng lấn át cái tốt vì chữ lễ chưa được coi trọng. Ngày nay điều đáng sợ là lòng tôn kính thầy cô đã có những biểu hiện xấu. Trong trường, người học trò lại dám đứng ngang nhiên cãi lời thầy cô, dám làm những điều hạ thấp nhân cách của người thầy như báo chí đã phê phán. Thử hỏi có xã hội nào, đất nước nào trên thế giới này lại không xem đạo đức, lễ giáo là nền tảng giá trị.
Ta cần phải ra sức chống lại và loại trừ những cái xấu đang phát triển. Đó chính là những sách báo, phim ảnh xấu xa đang len lỏi dần để đầu độc những tư tưởng vốn trong sáng của người học trò tạo ra khuynh hướng bạo lực đối với thầy cô. Chúng ta cần phê phán nghiêm khắc đối với các học sinh này.
Các biện pháp củng cố lễ nghĩa ở học sinh trong nhà trường của ngành giáo dục đang rất cần phát triển và duy trì để trường ra trường, trò ra trò, thầy ra thầy cho dù xã hội có phát triển đến đâu, nền khoa học kĩ thuật có tiến bộ cách mấy thì đạo đức vẫn là cơ sở để phát triển tài năng, xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp. Ta cần học cả lễ lẫn văn. Lễ được hiểu là đức, văn là tài, lễ là cơ sở cho văn phát triển, văn tác động giúp lễ vững bền.
Nếu chỉ học một thứ ta sẽ không làm nên được việc như Bác Hồ đã nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Thực tế cuộc sống đã chứng minh điều đó. Trong một xí nghiệp, vị giám đốc là một người có nhân cách tốt, hòa nhã, cư xử tốt với mọi người trong xí nghiệp nên ai ai cũng yêu mến, cũng hết lòng làm việc. Nhưng vị giám đốc này không có trình độ chuyên ngôn, hiểu lơ mơ về khoa học kĩ thuật hiện đại thì vẫn không đưa xí nghiệp đó tiến lên ngày càng phát triển. Ngược lại vị giám đốc đó là một người học cao, có năng lực làm việc, có tài lãnh đạo nhưng kiêu căng, đối xử không tốt với nhân viên nên không được công nhân tận tâm làm việc thì vẫn không đưa xí nghiệp đó tiến lên được. Việc học lễ là việc cả đời người nên ta phải xác định được nơi học lễ.
Ta học lễ ở mọi nơi, mọi lúc, ở những lời nói hay, cử chỉ đẹp, ở những truyền thống, ở những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc, trọng thầy, mến bạn, hiếu nghĩa với cha mẹ, cư xử hòa nhã, lễ phép với mọi người xung quanh. Việc rèn luyện lễ của học sinh không chỉ là bổn phận, trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Vì sự hình thành tài năng, nhân cách của con người không những chịu ảnh hưởng của nhà trường, thầy cô, mà còn chịu sự chi phối của cha mẹ, anh em, gia đình, bạn bè. Người rèn luyện lễ nghĩa từ nhỏ tới lớn khi còn là học sinh ta ra sức cố gắng ôn luyện, trau dồi lễ nghĩa, tài năng thì sau này khi lớn lên, ra đời tương lai mới mở rộng, tràn đầy hy vọng. Không có con đường rộng mở cho những ai lẩn tránh đấu tranh (Lỗ Tấn). Một thái độ, một hành vi trái đạo lý, trái với truyền thống tốt đẹp của tổ tiên dù nhỏ cũng hết sức tránh.
Lời răn dạy mà cha ông để lại có ý nghĩa thật sâu sắc. Nếu mỗi chúng ta đều có ý thức rèn luyện đạo đức và trí tuệ thì xã hội thật tốt đẹp và đáng sống biết bao. Đất nước ta sẽ nhanh chóng trở thành đất nước văn minh giàu đẹp, con người sẽ không phải lo sợ có kẻ xấu hại mình, người khó khăn sẽ được giúp đỡ kịp thời.