Hãy thuyết trình về lịch sử của Vua Lý Công Uẩn hoặc Hai Bà Trưng bằng tiếng anh
( Viết ngắn thôi ạ )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hãy thuyết trình về lịch sử của Vua Lý Công Uẩn hoặc Hai Bà Trưng bằng tiếng anh
( Viết ngắn thôi ạ )
Tham khảo:
Ngày trước nhà nước phong kiến với bộ máy lãnh đạo, tức vua quan trọng triều đình, càng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với quốc gia.
Tìm hiểu về hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ’ của vị Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, ta sẽ hiểu rõ thêm về vấn đề này.
Tuy là viết theo thể loại chiếu, chuyên dùng để ban bố mệnh lệnh của vua đến nhân dân nhưng Lý Công Uẩn lại viết một cách nhẹ nhàng, phân tích kỹ càng những thuận lợi của kinh đô mới Đại La, còn có ý muốn hỏi ý kiến quần thần, dân chúng: “ .. các khanh thấy thế nào?”.
Một người lãnh đạo anh minh còn biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của chúng dân, không chạy theo cái lợi trước mắt mà quên đi cái lâu dài. Lý Công Uẩn là một trong số những vị vua anh minh như thế.
Ông chọn kinh đô ở Đại La không phải ngẫu nhiên, mà ông đã qua quan sát, nghiên cứu thật nhiều lần. Đại La là nơi trung tâm, hội tụ của nhiều con sông lớn, lại nằm ở đồng bằng nên rất thuận tiện cho việc đi lại; nơi đây còn có mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ, dân chúng sống trong sung túc, ấm no, muôn vật phong phú tốt tươi,...
Theo Lý Công Uẩn, nó xứng đáng là "kinh đô của bậc đế vương muôn đời".
Ông chọn kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô nằm khuất sâu trong rừng núi, chỉ phù hợp khi cần phòng thu như Hoa Lư.
Nhờ tầm nhìn xa trông rộng ấy mà đất nước ta vững bền đến ngàn năm và ngôi thành Đại La, sau đổi tên thành Thăng Long, tức rồng bay lên, tồn tại, gắn bó suốt mấy thế kỉ cùng với triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Lý Công Uẩn, dù là vị vua, theo chế độ phong kiến, nhưng ông đã phần nào mang đến khái niệm “dân chủ”, một khái niệm rất tiến bộ sau này, là lấy dân làm chủ, triều đinh, nhà nước chỉ đơn thuần là giúp đỡ nhân dân có được hạnh phúc lâu bền.
Qua hai văn bản ‘‘Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” đã cho tôi hiểu rõ vai trò của những vị lãnh dạo anh minh.
Những người lãnh đạo chính là những người nắm giữ vận mệnh đất nước, chính họ đã cho tôi Việt Nam ngày hôm nay, tôi rất biết ơn họ và tự hào rằng mình là người Việt Nam.
Đền Bà Triệu; Khu di tích Bạch Đằng Giang; Đền Hai Bà Trưng; Đền thờ vua Lý Nam Đế (Lý Bí); ....
tham khảo
Lý Công Uẩn là một vị vua kiệt suất của đất nước ta, ông được mệnh danh là " Một vị anh minh khai mở 1 triều đình chói lọi trong lịch sử Việt Nam đã rất quan tâm tới nhân dân". Lí Công Uẩn đã lập nên một triều đại nhà Lí lẫy lừng. Nhà Lý dưới sự trị vì của vua Lí Công Uẩn đã phát triển rất lớn mạnh lớn mạnh ...khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt. Ông chính là người đã viết "Chiếu dời Đô", thuyết phục việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Ông nhìn ra được, nơi đây có thế “rồng cuộn hổ ngồi”,“đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi”. Việc đó là một bước ngoặc rất lớn, nó đánh dấu sựtrưởng thành của dân tộc đại Việt . Bằng tầm nhìn đó, không có gì có thẻ phủ định được sự thông minh, sáng suốt của ông. Không chỉ là một người có tầm nhìn cao, Lý Công Uẩn còn là một vị vua yêu nước thương dân, có tinh thần dân chủ... Ông luôn thương xót cho những người dân vô tội, phải bất đắc dĩ bị lôi vào chiến tranh. Tóm lại, Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh, tài giỏi, ông chính là một vị vua vĩ đại của dân tộc
Tham khảo:
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.
- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.
- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).
=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.
-Lý Bí (503- 548): xuất thân trong gia đình hào trưởng ở Phổ Yên, Thái Nguyên hiện nay. Sau khi lên ngôi vua, ông lấy danh hiệu là Thiên Đức và ông đã thành lập được nước Vạn Xuân từ năm 542- 602.
-Hai Bà Trưng: hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị con gái vùng Mê Linh (thuộc Hà Nội) ngày nay đã phất cờ khởi nghĩa sau khi bà Trưng Trắc biết tin chồng mình bị giết bởi tên thái thú Tô Định. Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, lấy hiệu là Trưng Vương. Bà cùng em gái và các tướng sĩ tài ba xây dựng được quyền tự chủ trong vòng 3 năm.
-Bà Triệu (Triệu Thị Trinh): đã phất cờ khởi nghĩa vào năm 248 tại vùng Cửu Chân, tuy chưa dựng nên nền tự chủ trong một thời gian ngắn cho nhân dân nhưng cuộc khởi nghĩa của bà đã làm dung động cả đất Giao Châu.
-Phùng Hưng: quê ở Đường Lâm, cùng quê với Ngô Quyền đã phất cờ khởi nghĩa vào khoảng cuối thế kỷ VIII ở làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) và đã nhanh chóng làm chủ được vùng Đường Lâm. Ông chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị. Sau khi con trai ông nối ngôi, Phùng An thì nhà Đường sang đàn áp vậy là dập tắt cuộc khởi nghĩa.
-Ngô Quyền: quê ở Đường Lâm (cùng làng với Phùng Hưng). Ông là một lính tài ba, được Dương Đình Nghệ tin tưởng và gả con gái cho. Sau khi Kiều Công Tiễn giết hại cha nuôi của mình, thì quân Nam Hán chớp lấy thời cơ sang đàn áp nước ta lần thứ 2 nhưng vì sự mưu mô, nhanh nhẹn, thông minh của Ngô Quyền mà ông có thể nghĩ ra một kế hoạch mà vẫn sẽ truyền tiếp xuống đời sau. Chỉ trong vòng 2 tiếng, quân giặc đã rút lui và từ đó chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc ta- thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.
Giặc phong kiến phương Bắc ngang nhiên sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, độc ác, giày xéo lên cuộc sống của những người dân vô tội. Chúng bắt dân ta phải dâng nộp lúa gạo, bạc vàng châu báu và nhiều sản vật quý giá. Chứng kiến tội ác dã man của chúng, lòng dân oán hận vô cùng. Trưng Trắc và Trưng Nhị là những người tài giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. Trước cảnh nước mất nhà tan, Hai Bà chực thời cơ để phất cờ khởi nghĩa. Nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, dân chúng đã trùng trùng giáo mác đi theo. Hai bà mặc áo giáp phục lộng lẫy, cưỡi trên mình voi, phất cờ và vung kiếm chỉ huy. Quân ta ào ào xông lên đè bẹp kẻ thù, khiến cho chúng kinh hồn bạt vía ôm đầu chạy trốn. Giành lại được non sông, hai vị nữ anh hùng dân tộc từ chiến trận trở về, được nhân dân cả nước tôn vinh. Tên tuổi của Hai Bà Trưng còn mãi mãi sáng chói trong những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam..
Tham khảo:
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.
- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.
- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).
=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.
tham khảo
According to historical records, Ly Cong Uan was born on February 12, Giap Tuat year (March 8, 974). At the age of 3, Ly Cong Uan's mother took him to Ly Khanh Van's house, and Khanh Van adopted him. From a young age, he was intelligent and unusually handsome. ... Later, Ly Cong Uan relied on the Buddha's door, Khanh Van raised him, and Van Hanh taught him.
Tham khảo:
Theo sử sách, Lý Công Uẩn sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (8 tháng 3 năm 974). Năm 3 tuổi, mẹ Lý Công Uẩn đưa về nhà Lý Khánh Vân, Khánh Vân nhận làm con nuôi. Từ nhỏ anh đã thông minh, khôi ngô khác thường. … Sau này, Lý Công Uẩn nương nhờ cửa Phật, Khánh Vân nuôi nấng, Vạn Hạnh dạy dỗ.