CÚN CON
Ngày được mẹ sinh ra, Cún con mắt vẫn còn nhắm tịt. Phải ít hôm sau, cậu ta mới mở mắt và lồm cồm bò quanh mẹ. Tới lúc đã cứng cáp, Cún cứ bò ra, bò vào. Thấy vậy, mẹ Cún mới bảo:
- Con đi ra vườn mà chơi cho vui, cho có bạn, chứ ai lại cứ quanh quẩn một chỗ thế.
Cún con chạy vống ra vườn. Lúc sau, Cún quay về, hổn hển:
- Mẹ ơi! Mẹ! Khiếp quá!
- Khiếp cái gì hở con?
- Có một thằng, nó ngồi thế này này, mắt lồi, mồm rộng, da sù sì, sù sì…
Mẹ Cún nói ngay:
- À! Đấy là bác Cóc. Bác ấy còn nhiều tuổi hơn cả mẹ. Sao con lại gọi thế. Không được gọi tất cả những ai hơn tuổi mình là thằng.
Cún con tiếp tục:
- Vâng, còn một bạn nữa. Buồn cười lắm mẹ ạ. Bạn ấy bò rất tài trên lá cây mà không ngã. Nom đẹp lắm: áo vàng, chấm đỏ, chấm đen, như áo lông ấy!
Mẹ Cún lắc đầu:
- Đấy là con Sâu Róm. Không phải bạn đâu.
- Thế ai là bạn hả mẹ?
- Ai tốt đấy là bạn.
- Làm sao con biết được ạ?
- Con cứ nghe họ nói, nhìn việc mà họ làm, chứ đừng chỉ nhìn bộ quần áo, da dẻ của họ.
Cún con lại ra vườn, thấy Sâu Róm đang gặm những chiếc lá non. Cậu ta reo lên:
- Thế thì mình biết rồi. Đấy không phải là bạn. Đấy là kẻ làm hại cây.
Cún con đi tiếp. Trên cành nhãn, có chú chim gì nho nhỏ hót hay quá. Đúng là bạn rồi!
Cún thích sủa vang. Chú chim nhỏ hốt hoảng bay mất. Cún con thừ mặt. Sao thế nhỉ? Cậu ta lại lon ton về hỏi mẹ.
Mẹ Cún cười:
- Muốn làm quen, muốn chơi với bạn thì phải nhẹ nhàng, nói khe khẽ thôi chứ!
À, còn cần phải như thế nữa cơ đấy. Thế thì Cún đã hiểu rồi. Không ai thích ầm ĩ và gắt gỏng…
(Theo Phong Thu, Những truyện hay viết cho thiếu nhi,
NXB Kim Đồng, 2016, tr.169-170)
Em hãy viết đáp án (từ câu 1 đến câu 8) bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất vào bài làm (2,0 điểm).
Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu truyện nào?
A. Truyện vừa B. Truyện dài | C. Truyện ngắn D. Truyện đồng thoại |
Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai | C. Ngôi thứ ba D. Cả A và C |
Câu 3. Nhân vật chính trong truyện là ai? Có đặc điểm gì?
A. Là Cún con, ngây thơ, hồn nhiên, ham hiểu biết.
B. Là mẹ Cún con, giàu tình yêu thương, nhẹ nhàng khuyên bảo.
C. Là Sâu Róm, kẻ làm hại cây.
D. Là chú chim nho nhỏ hót hay.
Câu 4. Trình tự sự việc nào sau đây là đúng nhất?
A. Cún con ra vườn chơi gặp bác Cóc rồi gặp con Sâu Róm và chú chim.
B. Cún con ra vườn chơi gặp con Sâu Róm rồi gặp bác Cóc và chú chim.
C. Cún con ra vườn chơi gặp bác Cóc rồi gặp chú chim và con Sâu Róm.
D. Cún con ra vườn chơi gặp bác Cóc rồi con Sâu Róm và con bướm.
Câu 5. Con vật nào được miêu tả với các đặc điểm “mắt lồi, mồm rộng, da sù sì”?
A. Con Sâu Róm | B. Con Cóc | C. Con Vẹt | D. Con Bướm |
Câu 6. Đoạn văn sau đây có mấy từ láy?
“Ngày được mẹ sinh ra, Cún con mắt vẫn còn nhắm tịt. Phải ít hôm sau, cậu ta mới mở mắt và lồm cồm bò quanh mẹ. Tới lúc đã cứng cáp, Cún cứ bò ra, bò vào.”
Câu 7. Từ “nom” trong câu văn:“Vâng, còn một bạn nữa. Buồn cười lắm mẹ ạ. Bạn ấy bò rất tài trên lá cây mà không ngã. Nom đẹp lắm”, là:
A. Một động từ chỉ trạng thái. | B. Một tính từ chỉ đặc điểm. |
C. Một danh từ chỉ sự vật. | D. Một động từ chỉ hành động. |
Câu 8. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong truyện “Cún con” là gì?
A. so sánh | B. ẩn dụ | C. nhân hóa | D. điệp ngữ |
Mẹ ơi, ai sinh ra còn? -> hỏi
Mẹ chứ còn ai? -> khẳng định
Thế ai sinh ra mẹ -> hỏi
Bà ngoại chứ còn ai? -> Khẳng định
Sao con hỏi nhiều thế? -> phàn nàn
Con ứ biết thì con mới hỏi mẹ chứ? -> giãi bày, lí giải