K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2020

Quá trình thành niên vốn đã không dễ dàng, dịch COVID-19 xuất hiện càng thêm phần khó khăn. Nhiều thanh thiếu niên phải bỏ lỡ không chỉ những sự kiện trọng đại của tuổi niên thiếu, mà còn những khoảnh khắc thường nhật như được tán gẫu với bạn bè hay được lên lớp do trường học đóng cửa và nhiều sự kiện bị hủy bỏ.

Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng, cô lập và thất vọng khi phải đối mặt với những thay đổi trong cuộc sống do dịch bệnh bùng phát, hãy nhớ rằng: Bạn không đơn độc. Chúng tôi đã trao đổi với TS. Lisa Damour - chuyên gia tâm lý, tác giả của hai đầu sách bán chạy nhất và cây viết cho chuyên mục tháng của Thời báo New York trong lĩnh vực tâm lý vị thành niên để tìm hiểu cách bạn có thể tự chăm sóc sức khỏe tinh thần cho chính mình.

1. Hiểu rằng cảm giác lo âu là hoàn toàn bình thường

Bạn không phải là người duy nhất cảm thấy lo âu khi biết trường học đóng cửa và khi đọc các dòng tít báo động về dịch bệnh. Trên thực tế, cảm xúc lo lắng đó ở bạn là phản ứng bình thường. TS. Damour cho biết: "Các nhà tâm lý học từ lâu đã nhận ra rằng cảm giác lo âu là một cơ chế bình thường và lành mạnh, giúp cảnh báo con người về các mối đe dọa, từ đó thực hiện biện pháp bảo vệ bản thân. Cảm giác lo âu sẽ thôi thúc bạn quyết định những điều cần làm ngay bây giờ, chẳng hạn như hạn chế tiếp xúc với người khác, tránh tụ tập đông người, rửa tay thường xuyên và không chạm tay vào mặt". Nỗi lo âu đang bảo vệ an toàn cho bạn cũng như những người xung quanh. “Lo nghĩ cho những người xung quanh cũng là cách chúng ta thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với các thành viên trong cộng đồng,” chị giải thích.

Theo TS. Damour, mặc dù những lo lắng xung quanh COVID-19 là hoàn toàn dễ hiểu, song bạn nên cập nhật thông tin từ "những nguồn tin chính thống (ví dụ như website của UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới), đồng thời xác minh thông tin từ những nguồn tin phi chính thống” để tránh hoang mang không cần thiết.

Nếu bạn lo ngại rằng mình đang có các triệu chứng bệnh, hãy trao đổi với cha mẹ. TS. Damour cho hay: "Hãy nhớ rằng tình trạng bệnh do COVID-19 nhìn chung là nhẹ, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên" và nhiều triệu chứng bệnh có thể chữa khỏi được. Chuyên gia khuyên bạn hãy chia sẻ và tìm kiếm hỗ trợ từ cha mẹ hoặc một người lớn mà bạn tin tưởng khi cảm thấy không khỏe hoặc lo ngại về vi-rút Corona.

Đừng quên rằng "có rất nhiều biện pháp hiệu quả mà chúng ta có thể áp dụng để bảo vệ an toàn cho bản thân và người khác, cũng như để cảm thấy mình đang kiểm soát tình hình tốt hơn: rửa tay thường xuyên, không chạm tay vào mặt và giữ khoảng cách an toàn với người khác".

>> Tất cả những điều bạn cần biết về rửa tay

2. Chuyển hướng chú ý

TS. Damour cho biết: “Theo lời khuyên của các nhà tâm lý học, trong tình huống khó khăn kéo dài như hiện nay, chúng ta nên phân loại vấn đề thành hai nhóm: 1) những điều tôi có thể thay đổi và 2) những điều tôi không thể thay đổi.”

Trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều việc sẽ rơi vào nhóm thứ hai, nhưng không sao hết. Thay vì tập trung vào những điều ngoài tầm kiểm soát, hãy chuyển sự chú ý sang công việc khác như làm bài tập về nhà, xem bộ phim yêu thích hoặc nằm đọc một cuốn tiểu thuyết để giải tỏa căng thẳng và tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống hàng ngày.

3. Tìm kiếm những cách thức mới để kết nối với bạn bè

Mạng xã hội là một công cụ tuyệt vời giúp bạn kết nối với bạn bè khi đang cách ly tại nhà. Hãy phát huy sức sáng tạo, chẳng hạn bằng cách tham gia thử thách điệu nhảy rửa tay trên -Tok #safehands. TS. Damour “không bao giờ đánh giá thấp sức sáng tạo của giới trẻ. Theo linh cảm của tôi, các bạn trẻ sẽ tìm ra những cách hay chưa từng có để kết nối trực tuyến với nhau."

“Tuy nhiên, bạn không nên dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình hoặc sinh hoạt trên mạng xã hội thiếu điều độ. Đó không phải là hành vi lành mạnh hay sáng suốt bởi việc này có thể khiến bạn càng hoang mang thêm." Lời khuyên của TS. Damour là các bạn trẻ và cha mẹ nên cùng nhau lập thời gian biểu sử dụng mạng xã hội. 

4. Trau dồi bản thân

Bạn muốn bắt đầu học một cái mới, đọc một cuốn sách hay tập chơi nhạc cụ? Cơ hội của bạn đã đến! Trau dồi bản thân và tìm cách tận dụng thời gian bất ngờ rảnh rỗi này là một cách hiệu quả để bạn chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình. TS. Damour chia sẻ: "Bản thân tôi cũng đã lập một danh sách tất cả những cuốn sách mình muốn đọc và những điều mình vẫn luôn muốn thực hiện."

“Cách duy nhất để bạn thoát khỏi nỗi đau là trải qua nó.”

5. Thành thực với những cảm xúc của bản thân

Thật buồn khi phải từ bỏ các sự kiện với bạn bè, sở thích hoặc các trận đấu thể thao. TS. Damour chia sẻ: "Đây là những tổn thất lớn, nên cũng phải thôi nếu các bạn trẻ cảm thấy thất vọng. Cách giải quyết tốt nhất là gì? Hãy cảm nhận nỗi thất vọng đó,” bởi "cách duy nhất để bạn thoát khỏi nỗi đau là trải qua nó. Nếu bạn muốn buồn thì hãy buồn đi. Càng mau buồn thì bạn càng mau chóng khôi phục tinh thần."

Cách xử lý cảm xúc của mỗi người là khác nhau. "Một số trẻ sẽ làm các hoạt động nghệ thuật; một số lại muốn nói chuyện với bạn vè và chia sẻ nỗi buồn với nhau như một cách để cảm nhận được sự kết nối trong thời gian không được gặp mặt trực tiếp; một số khác tìm cách tích trữ thực phẩm," TS. Damour cho biết. Điều quan trọng là bạn tìm ra cách làm phù hợp với bản thân.

 6. Thương yêu bản thân và người khác

Một số thanh thiếu niên đã trở thành nạn nhân của bắt nạt và xâm hại học đường do diễn biến của dịch bệnh COVID-19. Theo TS. Damour, để giải quyết vấn nạn bắt nạt học đường cần huy động sự tham gia của những người ngoài cuộc: “Chúng ta không nên kì vọng trẻ em và thanh thiếu niên tự đối đầu với những kẻ bắt nạt. Thay vào đó, chúng ta nên khuyến khích các em tìm kiếm giúp đỡ, trợ giúp từ bạn bè hoặc người lớn.”

Nếu bạn chứng kiến bạn bè bị bắt nạt, hãy tiếp cận và đề nghị giúp đỡ họ. Thái độ phớt lờ của những người xung quanh có thể khiến người bị bắt nạt cảm thấy rằng cả thế giới đang chống lại mình hoặc không ai quan tâm đến mình. Lời nói của bạn có thể tạo ra sự khác biệt.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng: Tại thời điểm này, hơn lúc nào hết, bất kì điều gì chúng ta chia sẻ hoặc nói ra đều có thể gây tổn thương cho người khác, vậy nên cần suy nghĩ kĩ trước khi làm.

19 tháng 4 2020

mình lập dàn ý cho bạn nhé !  

MB: -tình người bắt nguồn từ đâu ?

       Ý nghĩa của tình người (khái quát)

  TB: -Ý nghĩa của tình người ( trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19)

    - Biểu hiện của tình người là gì ?

      - Biểu hiện của tình người trong mùa dịch này?

     - Nêu tấm gương : các y bác sĩ áo trắng ; ....  ko ngại hiểm nguy ;ko ngại dịch bệnh ; cứu giúp người

    -Như vậy ; khẳng định ý nghĩa của tình người trong cuộc chiến chống lại covid 19

    KB: -Nêu cảm nhận của bạn về  tình người trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 ( yêu thương ; mến mộ ;...)

         -Liên hệ bản thân ( em sẽ cố gắng học giỏi ; trở thành bác sĩ cứu giúp người;...)

2 tháng 5 2020

Công  cuộc chống dịch Covid -19 đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, cần sự tin tưởng đồng lòng, chung sức của toàn dân. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị,của tất cả các cấp các ngành, các cơ quan đoàn thể, nhưng cũng là trách nhiệm công dân của mỗi người.

     ngày 1-4, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức công bố dịch Covid-19 toàn quốc. Trước đó mấy ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời nỗ lực hợp tác thiết thực, phối hợp kịp thời với các nước, bảo đảm chiến thắng đại dịch này. Sau đó liên tiếp các chỉ thị của người đứng đầu Chính phủ (Chỉ thị số 15 và Chỉ thị số 16) đã đưa ra những mệnh lệnh, yêu cầu người dân thực hiện những biện pháp quyết liệt phòng chống dịch bệnh.

  

Trên mạng xã hội bên cạnh những  thông tin khuyến cáo cách ly phòng chống dịch bệnh, ủng hộ chủ trương chung,  thì thật đáng tiếc khi một số người lợi dụng dịch bệnh tung những tin đồn thất thiệt để câu , câu view đầy phản cảm; có người đã không làm gì để hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch mà lại còn lên tiếng chê bai, xuyên tạc những nỗ lực trong công cuộc phòng chống dịch bệnh của toàn đảng, toàn dân ta; Cũng lại có người với niềm tin mù quáng, tin theo những lời đồn thổi vô căn cứ, tự mình chuốc hại vào thân …

Công  cuộc chống dịch Covid -19 đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, cần sự tin tưởng đồng lòng, chung sức của toàn dân. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị , của tất cả các cấp các ngành, các cơ quan đoàn thể,  nhưng cũng là trách nhiệm công dân của mỗi người. Công cuộc này cũng không đòi hỏi hay bắt buộc người dân phải làm quá nhiều việc, phải cống hiến, phải nỗ lực  mà thực tế chỉ là bằng những việc làm giản đơn thôi. Như việc không ra đường khi không thật cần thiết; hoãn lại thú vui hàng ngày như tắm biển, dạo bộ, tập gym, chăm sóc sức khỏe,  làm đẹp ; nhắc nhở lẫn nhau thực hiện các việc phòng hộ cá nhân, hỗ trợ cho nhau để cùng vượt qua những tháng ngày khó khăn này … Chúng ta làm những việc này trước hết là vì bản thân mỗi người nhưng cũng chính là việc làm thể hiện trách nhiệm công dân đối với cộng đồng, trách nhiệm đối với đất nước.

Hãy cứ tâm niệm rằng đã có bao nhiêu con người đang phải vất vả ngày đêm, đối mặt hiểm nguy, xả thân để đối phó với dịch bệnh; vậy mà công sức, sự hy sinh của họ lẽ nào bị sụp đổ chỉ vì một hành động , lời nói của một vài kẻ vô trách nhiệm, thiếu ý thức, vô liêm sỉ …

Hãy nghĩ rằng những việc làm của mình hôm nay, dù chỉ  hết sức nhỏ bé thôi, đơn giản thôi, nhưng là thể hiện được sự đồng lòng chung tay vì một đất nước Việt Nam khỏe mạnh, kiên cường; là thể hiện cho một ý thức sống vì cộng đồng , vì một xã hội lành mạnh và phát triển; là thể hiện trách nhiệm công dân CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA.CỐ LÊN VIỆT NAM ƠI.......

9 tháng 10 2016

Câu 1:

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

 

Câu 2:

Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó. Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam. Câu 3:Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.Chúc bạn học tốt! 
9 tháng 10 2016

Câu 1:Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. 

Câu 2:

 Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

 Câu 3:

bài thơ Phò giá về kinh cũng thể hiện lòng yêu nước theo kiểu mộc mạc, tự nhiên nhưng mạnh mẽ, hào hùng. Hai bài thơ đều phản ánh bản lĩnh vững vàng, khí phách hiên ngang của dân tộc ta. Một bài nêu cao chủ quyền độc lập thiêng liêng, khẳng định nước Nam là của vua Nam, không kẻ nào được phép xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm tất sẽ chuốc lấy bại vong. Một bài thể hiện khí thế hào hùng và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin đất nước sẽ bền vững nghìn thu.Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.