Câu 3: Chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau tục ngữ :
- Ngắn gọn;
- Các vế thường đối xứng với nhau cả về nội dung và hình thức;
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh so sánh ;
II. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA:
Câu 1: Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh nghị luận về vấn đề gì?
Câu 2: Tìm những hình ảnh so sánh tác giả sử dụng trong bài văn. Nhận xét tác dụng của biện pháp so sánh ấy.
Câu 3: Bài văn này có những đặc sắc gì về nghệ thuật nghị luận ?
RÚT GỌN CÂU :
Câu 1: Tại sao khi nói hoặc viết chúng ta có thể rút gọn câu? Việc rút gọn câu cần chú ý điều gì ?
Câu 2:Chỉ ra các câu rút gọn trong đoạn văn sau và cho bk những câu ds rút gọn thành phần nào, hãy khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ?
''Cái Mị về một mình. Bóng nó cứ ngụp đầu trên cánh đồng xa tít tắp đang gặt nham nhở. Tôi cầm liềm. Quơ một vòng sát chân rạ. Giật mạnh. Bước sang trái.Quơ liềm. Giật mạnh. Lại bước sang phải. Lại quơ liềm. Lại giật mạnh. Cứ thế mãi. Đất trên mặt ruộng ẩm ướt''
( Thương nhớ đồng quê- Nguyễn Huy Thiệp)
Câu 3:trong hai đoạn đối thoại sau tại sao có đoạn dùng câu rút gọn, có đoạn lại không thể dùng câu rút gọn :
a) - Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?
-Chủ nhật.
Ngọc hỏi lại: mấy giờ?
- 8 giờ sáng.
-Nhớ mang sách cho tớ nhé.
b)Bà nội nhìn cháu và khẽ hỏi :
-Lan...Mấy giờ cháu đến trường?
- Thưa bà: Cháu đi ngay bây giờ ạ!
-Cháu có nhớ lời mẹ cháu dặn sáng nay không?
_ Dạ, thưa bà, cháu nhớ ạ.
Câu 4: Viết một đoạn hội thoại ngắn ( 7-10 câu), trong đó có sử dụng câu rút gọn. Gạch chan dưới các câu rút gọn đó.
RÚT GỌN CÂU:
Câu 1:
+ Giúp cho câu nói, câu văn của bạn gọn hơn. Có thể cung cấp đáp ứng những thông tin một cách nhanh chóng nhất.
+ Có thể tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
+ Dù rút gọn câu, bạn cũng không nên quá lạm dụng, khiến cho người nghe, người đọc khó hiểu hoặc hiểu sai vấn đề mà mình muốn truyền tải.
+ Việc rút gọn câu nếu không khéo sẽ khiến câu nói vô duyên cho người nghe cảm thấy khó chịu.
Câu 3:
- Đoạn được dùng câu rút gọn thường là nói chuyện với bạn bè người cùng trang lứa , việc dùng câu rút gọn ở doạn này nhằm mục đích chuyển thông tin nhanh hơn nên ở đoạn này được phép dùng câu rút gọn.
- Đoạn không được dùng câu rút gọn là nói chuyện với những người lớn tuổi thì khi nói cần có CN và VN để tỏ một thái độ kính trọng ,nếu dùng câu rút gọn ở đoạn này thì được coi là vô lễ vậy nên không được dùng câu rút gọn ở đoạn này.
Câu 4:
Tâm hỏi Nam :
- Nam ơi, bạn đang làm gì thế ?
- Xem đá banh.
- Thế, bạn xem trận đấu của đội nào vậy ?
- Thể Công và Đồng Tháp.
( Câu rút gọn là :
- Xem đá banh.( lược bỏ chủ ngữ )
- Thể Công và Đồng Tháp.( lược bỏ chủ ngữ
câu 4 mk viết ở dòng cuối rùi đấy bn ! Mà mk học lớp 7 nha bạn