K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2021

Đoạn Trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” được trích trong Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du. Đoạn trích nằm ở vị trí phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc” Nội dung: sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt và làm nhục, mặc cho Tú bà mắng nhiếc, chửi rủa nhưng Kiều vẫn nhất định không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận làm kĩ nữ ở chốn lầu xanh. Vì quá đau đớn và tủi nhục, phẫn uất, Kiều đã định đi tự vẫn, thấy vậy, Tú bà sợ mất vốn nên đã lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ giả vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn rằng khi nào nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Chính vì thế mà Tú bà đưa Kiều ra sống riêng ở Lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện những âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn. Kết cấu của đoạn trích gồm có ba phần, phần một bao gồm sáu câu đầu diễn tả hoàn cảnh cô đơn và tội nghiệp của Kiều, phần hai là tám câu tiếp theo diễn tả nỗi nhớ Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của  nàng, phần ba là tám câu thơ cuối, diễn tả tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều qua cách nhìn cảnh vật. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và đáng thương của Kiều, đồng thời bộc lộ được nỗi nhớ người thân da diết, nhớ người yêu và nhớ gia đình, tấm lòng thủy chung và hiếu thảo, vị tha của Kiều đang bị giam giữ, trói buộc ở lầu Ngưng Bích. Đoạn trích là thành công của tác giả Nguyễn Du về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc, bút pháp tả cảnh ngụ tình hay nhất trong cả tác phẩm “Truyện Kiều”. Đoạn trích đồng thời cũng thể hiện được sự đồng cảm và lòng thương xót của tác giả dành cho số phận và những nỗi đắng cay trong cuộc đời Kiều.

 

2 tháng 10 2018

- Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, nàng định tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải đưa nàng ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích với lời hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế nhưng thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn

30 tháng 5 2021

a. nội dung: bức tranh tâm cảnh của Kiều những ngày cô đơn ở lầu ngưng bích.

b. PTBĐ: miêu tả, biểu cảm

c.bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

16 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Vì để cứu cha nên Thúy Kiều đã phải hy sinh bản thân mình. Nàng bị Mã Giám Sinh lừa gạt, bị Tú Bà ép tiếp khách làng chơi, chính vì nàng đã tìm đến cái chết. Có lẽ vì sợ mất tiền cũng như danh tiếng nên tú Bà vội khuyên can, vờ hứa hẹn, chăm sóc TK. Mụ đưa TK đến sống ở lầu Ngưng Bích. Nàng sống ở đó như bị giam lỏng. Lầu Ngưng Bích là chiếc lầu hoang vắng, nằm trơ trọi giữa bốn bề mênh mông trời nước. Nó rất cao, cho nên từ trên lầu nhìn ra chỉ thấy mây mù, cồn cát bụi bay mù mịt. Nàng sống ở đó chẳng có bạn có bè, lủi thủi một mình suốt đêm. Không gian càng xa rộng, lòng người càng thêm trống trải, đau buồn. Sự tuần hoàn của thời gian, sự đằng đẵng mỏi mòn, càng thêm vô vọng. Tâm trạng của Kiều đầy đau buồn, xấu hổ, tủi thẹn với thiên nhiên, với lòng mình, với những người thân yêu. Nàng tự đối thoại với lòng mình, biết tâm sự cùng ai nữa. Nàng nhớ đến Kim Trọng- người đàn ông nàng yêu nhất. Rồi Kiều nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông, thương cho cha me ngày càng già, day dứt không được ở cận kề chăm sóc. Nàng thương xót cho cha mẹ suốt ngày trông ngóng tin con. Xa xa thì có vài cái thuyền ai thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện. Rồi thì ngọn thác, ngọn nước vừa đổ xuống xô đẩy cánh hoa lạc loài tan tác trôi xuôi. Tất cả đều trôi dạt vô định như chính cuộc đời tăm tối không tìm thấy lối đi của Kiều vậy. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn thơ kỳ diệu, một trong những đoạn thơ hay nhất của “Truyện Kiều”, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du, miêu tả bi kịch nội tâm của Thuý Kiều trên con đường lưu lạc. Những vần thơ buồn thương mệnh mang đã gieo vào lòng người đọc những xót xa khôn nguôi về kiếp người tài hoa bạc mệnh. Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc. Một tấm lòng nhân hậu yêu thương, cảm thông của nhà thơ đối với nỗi đau của Thuý Kiều mãi mãi để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc.

21 tháng 11 2021

- Không gian: “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”, bốn bề bát ngát, cát vàng cồn nọ: Không gian được miêu tả từ cao, xa, rộng. Không gian trước lầu Ngưng Bích là một không gian rộng lớn, mênh mông, xa cách với cõi trần.

- Thời gian: Thời gian được miêu tả qua từ “mây sớm đèn khuya”, hình ảnh ánh trăng. Kiều luôn phải thức khuya, dậy sớm bởi một nỗi trằn trọc, tủi hận cho cuộc đời mình

- Các từ miêu tả tâm trạng: bẽ bàng, khóa xuân: Qua đó ta thấy Kiều đang lâm vào hoàn cảnh bị giam lỏng, bị ngăn cách với thế giới bên ngoài. Cô cảm thấy xót thương, xấu hổ cho thân phận của mình.

Đây là dàn ý mà lười ghi cả bài quá :))

 

9 tháng 11 2021

    * theo ý kiến của mình
-chị em thuý kiều: dùng biện pháp nghệ thuật đòn bẫy , ước lệ tượng trưng để miêu tả vẻ đẹp của hai chị em
-kiều ở lầu ngưng bích: mượn cảnh vật xung quanh để nói lên tâm trạng con người < biện pháp tả cảnh ngụ tình>.
        

5 tháng 8 2021

Tham khảo:

Đoạn thơ này được xem là kiểu mẫu của lối thơ tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển.Để diễn tả tâm trạng Kiều-Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình"tình trong cảnh ấy,cảnh trong tình này"để khắc họa tâm trạng của Kiều lúc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.Đây là 8 câu thơ thực cảnh mà cũng là tâm cảnh.Mỗi biểu hiện của cảnh đông thời là một ẩn dụ về tâm trạng của người-mỗi một cảnh lại khơi gợi ở Kiều những nỗi buồn khác nhau,với những lí do buồn khác nhau trong khi nỗi buồn đã đầy ắp tâm trạng để rồi tình buồn lại tác động vào cảnh,khiến cảnh mỗi lúc lại buồn hơn,nỗi buồn mỗi lúc một ghê gớm,mãnh liệt hơn.Cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại,điệp ngữ.Bốn bức tranh,bốn nỗi buồn đều được tác giả khắc họa qua điệp từ "buồn trông" đứng đầu mỗi câu có nghĩa là buồn mà trông ra bốn phía,trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại,nhưng trông mà vô vọng."Buồn trông" có cái thảng thốt lo âu,có cái xa lạ hút tầm nhìn,có cả dự cảm hãi hùng của người con gái ngây thơ lần đầu lại bước giữa cuộc đời ngang ngược.Điệp ngữ"buồn trông"kết hợp với các hình ảnh đứng sau đã diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau.Điệp ngữ lại được kết hợp với các từ láy chủ yếu là những từ láy tượng hình,dồn dập,chỉ có một từ láy tượng thanh ở câu cuối tạo nên nhịp điệu,diễn tả nỗi buồn ngày một tăng,dâng lên lớp lớp,nỗi buồn vô vọng,vô tận.Điệp ngữ tạo âm hưởng trầm buồn,trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.Cảnh thiên nhiên là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc của minh.

6 tháng 8 2021

Đồng chí đúng là cứu tinh của tôi rồi:))hay lắm

4 tháng 8 2021

Em có thể tham khảo dàn ý nhé:

I. Mở bài:

- Giới thiệu về tác phẩm và đoạn trích:

Tác phẩm “Truyện Kiều” là một tuyệt phẩm của tác giả Nguyễn Du. Ông đã đóng góp cho nền thi ca Việt Nam cổ đại một tác phẩm tuyệt vời có sức sáng tạo, vang xa tới nhiều thế hệ sau.Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều. 

II. Thân bài:

- Giới thiệu qua về hoàn cảnh của Thúy Kiều vì đâu mà nàng lại có mặt tại lầu Ngưng Bích này.

- Sau khi gia đình lâm biến và bị Mã Giám Sinh dùng mưu hèn kế bẩn, gạ gẫm lừa tình rồi bị bán vào thanh lâu, Thúy Kiều đã định tự kết liễu đời mình, nhưng kế hoạch của nàng không thành công.

- Đây là tâm trạng của Kiều những ngày đầu ở lầu Ngưng Bích, một tâm trạng sống không bằng chết, cô đơn chán nản cuộc đời và mất lòng tin ở con người.

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

- Phân tích hai từ “khóa xuân” hai từ này đã gợi lên trong lòng người đọc rất nhiều cảm xúc chua chát.

Thúy Kiều sắc nước hương trời

- Không gian càng mênh mông tăm tối, mịt mù càng làm cho tâm trạng Thúy Kiều trở nên thê lương bi đát hơn bao giờ hết. Một cuộc sống bị giam cầm tù đày cả về tâm hồn, lẫn thể xác.

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

- Hai từ “bẽ bàng” đã lột tả được mọi sự ê chề, đau đớn của Thúy Kiều, khi cô vừa bị Mã Giám Sinh lừa tình, rồi lại còn bị bán vào lầu xanh.

- “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” con người và cảnh vật đã thật sự hòa nhập vào làm một. Cảnh vật cũng như người đều mang cảnh u sầu, trống trải, cô đơn khắc khoải…

 

- Trong những câu thơ tiếp theo tác giả đưa nhịp bài thơ nhanh hơn, chuyển hướng tâm trạng của Thúy Kiều hồi tưởng lại những ngày xưa bình yên hạnh phúc.

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

- Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục này người nàng nhớ về đầu tiên chính là chàng Kim Trọng, nhớ người đã thề hẹn ước nguyện với nàng.

“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”

- Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Nàng nghĩ về những người sinh thành ra mình, cảm thấy xót xa.

- Tâm trạng của Thúy Kiều lại trở về với thực tại của đời mình, trở về với nỗi đau hiện thực:

“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

- Điệp từ “buồn trông” được nhắc đi nhắc lại trong khổ thơ. Nó như tâm trạng của Kiều lúc này, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

- Câu thơ nói lên sự lênh đênh trên chặng đường đời nhiều sóng gió trước mặt Kiều. Nó nói lên sự phong ba, gập ghềnh mà Kiều sẽ phải đi qua:

“Buồn trông sóng cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

III. Kết bài

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán.

Phân tích bút pháp nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” của Nguyễn Du. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một.

4 tháng 8 2021

Tôi sẽ rất biết ơn nếu mấy đồng chí giỏi văn giải đc câu này:))