Câu 1. Hợp chất nào dưới đây góp nhiều phần nhất vào sự hình thành mưa axit?
A. CO 2 (cacbon đioxit) B. CO (cacbon oxit)
C. SO 2 (lưu huỳnh đioxit) D. SnO 2 (thiếc đioxit)
Câu 2. Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí?
A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt B. Sự cháy của than, củi, bếp ga
C. Sự quang hợp của cây xanh D Sự hô hấp của động vật
Câu 3. Đốt cùng lượng kim loại là 1mol Al và 1 mol Mg thì trường hợp nào cần
oxi nhiều hơn?
A. Al cần oxi nhiều hơn Mg B. Mg cần oxi nhiều hơnAl
C. Al và Mg cần oxi bằng nhau D. Không xác định được.
Vận dụng
Câu 1. Hoàn thành phản ứng sau và cho biết phản ứng nào là phản ứng hóa hợp,
phản ứng nào có xảy ra sự oxi hóa ?
a. P + O 2 to ?
b. Fe + ? to Fe 3 O 4
c. Fe(OH) 2 + H 2 O + O 2 to Fe(OH) 3
d. Al(NO 3 ) 3 to Al 2 O 3 + NO 2 + O 2
đ. Fe + ? to FeCl 3
e. C 2 H 4 + O 2 ot ? + ?
f. H 2 S + O 2 ot ? + ?
Câu 2. Giải thích:
a. Vì sao khi nhốt con dế mèn (hoặc con châu chấu) vào một lọ rồi đây nút kín
lại, sau một thời gian con vật sẽ chết dù có đủ thức ăn
b. vì sao người ta phải bơm sụt oxy vào các bể nuôi cá cảnh hoặc các chậu, bể
chứa cá sống ở các của hàng bán cá.
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 24kg than đá có chứa 0.5% tạp chất lưu huỳnh và 1.5%
tạp chất không cháy .Tính thể tích CO 2 và SO 2 tạo thành (đktc) ?
18. Đốt cháy 12,4 gam photpho trong bình chứa 17g oxi sinh ra điphotpho penta
oxit. Hãy cho biết:
a. Sau phản ứng photpho hay oxi chất nào dư, dư bao nhiêu gam?
b. Tính khối lượng của sản phẩm.
Câu 1. Hợp chất nào dưới đây góp nhiều phần nhất vào sự hình thành mưa axit?
A. CO 2 (cacbon đioxit) B. CO (cacbon oxit)
C. SO 2 (lưu huỳnh đioxit) D. SnO 2 (thiếc đioxit)
P/s : SO2 là tác nhân chính gây ra mưa axit
Câu 2. Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí?
A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt B. Sự cháy của than, củi, bếp ga
C. Sự quang hợp của cây xanh D Sự hô hấp của động vật
P/s :
A :\(3Fe+2O_2\rightarrow Fe_3O_4\) (có dùng O2)
B: \(C+O_2\rightarrow CO_2\) (có dùng O2)
C: Thực vật quang hợp dùng CO2
D: Động vật hô hấp dùng O2
Câu 3. Đốt cùng lượng kim loại là 1mol Al và 1 mol Mg thì trường hợp nào cần
oxi nhiều hơn?
A. Al cần oxi nhiều hơn Mg B. Mg cần oxi nhiều hơnAl
C. Al và Mg cần oxi bằng nhau D. Không xác định được.
P/s :
\(4Al+3O_2\rightarrow2Al_2O_3\)
1__0,75____________
\(2Mg+O_2\rightarrow2MgO\)
1______0,5__________
\(\Rightarrow\) Al dùng nhiều O2 hơn Mg
Câu 1 : Không hiểu đề viết gì
Câu 2 :
a) Khi nhốt một con dế mèn (hoặc một con châu chấu) vào một cái lọ nhỏ rồi đậy nút kín, sau một thời gian con vật sẽ chết dù có đủ thức ăn vì trong quá trình hô hấp của chúng cần oxi cho quá trình trao đổi chất (quá trình này góp phần vào sự sinh tồn của người và động vật), khi ta đậy nút kín tức có nghĩa là sau một thời gian trong lọ sẽ hết khí oxi để duy trì sự sống. Do đó con vật sẽ chết.
b) Người ta phải bơm sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh hoặc chậu bể chứa cá sống ở các cửa hàng bán cá vì cá cũng như bao loài động vật khác cần oxi cho quá trình hô hấp, mà trong bể cá thường thiếu oxi. Do đó cần phải cung cấp thêm oxi cho cá bằng cách sục khí vào bể.
Câu 3 :
\(\%_C=100-0,5-1,5=98\%\)
\(C+O_2\rightarrow CO_2\)
1960_____1960
\(S+O_2\rightarrow SO_2\)
3,75______3,75
\(m_C=24.98\%=23,52\left(g\right)\)
\(m_C=\frac{23,52.100}{12}=1960\)
\(m_S=24.0,5\%=0,12\)
\(n_S=\frac{0,12.100}{32}=3,75\%\)
\(V_{CO2}=1960.22,4=43904\left(l\right)\)
\(V_{SO2}=3,75.22,4=94\left(l\right)\)
Câu 18 :
a, Ta có: \(n_P=\frac{12,4}{30,97}=0,4\left(mol\right)\)
\(n_{O2}=0,5\left(mol\right)\)
\(4P+5O_2\rightarrow2P_2O_5\)
\(\frac{0,4}{4}< \frac{0,53125}{5}\)
Nên P hết ,O2 dư
\(\Rightarrow n_{O2_{pư}}=\frac{5.0,4}{4}=0,5\)
\(\Rightarrow n_{O2_{dư}}=0,53125-0,5=0,03125\)
b, Theo PTHH và đề bài, ta có:
\(n_{P2O5}=\frac{2.0,4}{4}=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{P2O5}=0,2.142=28,4\left(g\right)\)