K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2020

a) Câu rút gọn:
+ Đoàn trường thăng bậm môi cố nhoài người leo dốc rồi anh lại gắng bíu lấy từng rễ cây mà tụt dần xuống núi.
+ Nghe rõ từng hơi thở phì phò của các chiến sĩ

b) Câu đặc biệt
+Im lặng.

5 tháng 3 2020

a- Đoàn trưởng Thăng cố bậm môi trườn người lên dốc. và hướng lên dốc núi tiếp theo.Câu rút gọn

b- Cả đoàn người nhốn nháo hẳn lên. Tiếng reo, tiếng vỗ tay.Câu đặc biệt

c- Xuân Bái,ngày 19 tháng 2 năm 2009. Tôi đi học ngữ văn ở trường.Câu đặc biệt

d- Tôi đi đến trường học trong niềm vui của tuổi thơ. Đến lớp,lại càng vui hơn nữaCâu rút gọn

học tốt

ĐỀ 11. Đọc đoạn văn sau:Rừng phương namRừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người tagiật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếngchim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?Gió bắt đầu thổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sángvàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những câycúc áo, rồi tan...
Đọc tiếp

ĐỀ 1
1. Đọc đoạn văn sau:
Rừng phương nam
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta
giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng
chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?
Gió bắt đầu thổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng
vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây
cúc áo, rồi tan dần theo hơi ẩm mặt trời.
2. Trả lời câu hỏi: Đoạn thứ hai của bài (từ Gió bắt đầu nổi …… dần biến
đi.) tả cảnh rừng phương Nam vào thời gian nào?
ĐỀ 2
1. Đọc đoạn văn sau:
Đà Lạt
Tôi đang mơ màng tưởng tượng thì chợt vang lên tiếng chim hoàng anh
hót. Tôi đưa mắt nhìn xem chim đậu ở đâu mà hót. Mỗi lần nghe tiếng chim
hoàng anh là tôi phải nghĩ đến những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có
mây nhẹ như bông. Đà Lạt có chim hoàng anh hót là điều tôi không bao giờ
ngờ. Nhưng kìa, trên một cây thông gãy có một chú hoàng anh nhỏ đang mổ
vỏ thông tìm mồi. Mình chim thon thon, lông mượt màu vàng nghệ, hoà hợp
với giọng hót ấm áp.
2. Trả lời câu hỏi: Không gian của Đà Lạt có đặc điểm gì?
ĐỀ 3
1. Đọc đoạn văn sau:
Vầng trăng quê em
Vầng trăng vàng thẳm đang từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm.
Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy
những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu,
nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được
tắm đẫm màu sữa đến đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của
những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm
vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt.
2. Trả lời câu hỏi: Bài văn miêu tả cảnh gì ?
ĐỀ 4
1. Đọc đoạn văn sau:
Những cánh buồm
Phía sau làng tôi có một dòng sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy
nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu,
mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, tỉa đỗ,
tra ngô, kịp gieo trông một vụ trước khi những cơn lũ năm sau đổ về.
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất,
đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh
buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng.
2. Trả lời câu hỏi: Suốt bốn mùa, dòng sông có đặc điểm gì ?
ĐỀ 5
1. Đọc đoạn văn sau:
Núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa
Mưa ngớt hạt rồi dần dần tạnh hẳn. Màn mây xám đục trên cao đã
rách mướp, trôi dạt cả về một phương, để lộ dần một vài mảng trời thấp
thoáng xanh. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Dưới
mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn, luồn lỏi chảy thành hàng vạn
dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú
chồn, những con dũi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nối
tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con
chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn, bắt đầu dang những đôi cánh lớn, giũ nước
phành phạch.
2. Trả lời câu hỏi: Nêu nội dung chính của đoạn .
ĐỀ 6
1. Đọc Đọc đoạn văn sau:
Cây đề
Cây đề thường cổ thụ. Gốc cây đề vừa là gốc vừa là rễ xoắn xuýt
vào nhau, sừng sững vượt qua bão bùng mưa nắng bất chấp mọi ganh đua,
chẳng màng đến niềm vui thông tục. Đền đài miếu mạo chính là chỗ cho
cây đề gửi thân nương hồn như nhà tu hành đắc đạo. Trong tâm khảm
người Việt Nam, cây đề không phải là kỷ niệm mà là niềm sùng kính. Đó
cũng là cây mà Đức Phật Thích Ca đã ngồi thiền, đã giác ngộ, đã thành
Đức Phật Tổ từ trên hai nghìn năm trăm năm nay. Vì thế, nó được chăm
chút trong mỗi làng quê từ đời này sang đời khác, vững chắc, trường tồn.
2. Trả lời câu hỏi: Cây đề có ý nghĩa thế nào với người dân Việt Nam?
ĐỀ 7
1. Đọc đoạn văn sau:
Điều tôi yêu
Buổi sáng rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự
sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ…
Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng
đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều… Những điều này
tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích.
2. Trả lời câu hỏi: Tác giả tả buổi chiều thế nào?
ĐỀ 8
1. Đọc đoạn văn sau:
Hoa tặng mẹ
Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ
qua dịch vụ bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng hơn trăm ki-lô-mét.
Vừa bước ra khỏi ô tô, anh thấy một cô bé đầm đìa nước mắt đang lặng lẽ
khóc bên vỉa hè. Anh đến gần hỏi cô bé vì sao cô khóc. Cô bé nức nở:
- Cháu muốn mua tặng mẹ cháu một bông hồng. Nhưng cháu chỉ có 75 xu
mà giá một bông hồng những 2 đô la.
2. Trả lời câu hỏi: Tại sao cô bé khóc?
ĐỀ 9
1. Đọc đoạn văn sau:
Mùa thu ở đồng quê
Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò
đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Cánh đồng lúa
xanh mượt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven
làng đến tít tắp chân đê.
Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm
đốm. Và đâu đó thoảng hương cốm mới. Hương cốm nhắc người ta nhớ những
mùa thu đã qua…
2.Trả lời câu hỏi: Mùa thu ở đồng quê có gì đẹp?
ĐỀ 10
1. Đọc đoạn văn sau:
Tôi yêu buổi trưa
Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những
sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố
mẹ tôi. Rồi bố mẹ cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa
này mà mọi người có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được
hong khô, mọi người no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra
những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân một nắng hai
sương. Tôi yêu lắm những buôi trưa mù hè !
2. Trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả yêu buổi trưa?

0
18 tháng 12 2021

giúp mình nha, mình đang cần gấp 3:37

 

 

Cho đoạn trích sau:“Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.          Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩa...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích sau:

“Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

          Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩa về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng. Ví dụ như quan niệm về cái đất Sa Pa mà ông quyết định sẽ chỉ đến để nghỉ ngơi giai đoạn cuối trong đời, mà ông yêu nhưng vẫn còn tránh.”

(Theo Ngữ văn 9, tập 1 - NXB Giáo dục Việt Nam 2016)

Câu 1 (2.0 điểm): Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản chứa đoạn trích.

Câu 2 (1.5 điểm): Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó.

Câu 3 (1.5 điểm): Em hiểu cụm từ “những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước” là chỉ những ai? Những con người đó có điểm chung là gì?

Câu 4 (5.0 điểm): Dùng câu chủ đề “Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Em hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng - phân - hợp  (khoảng 10-12 câu) để làm sáng rõ câu chủ đề trên. Đoạn văn có sử dụng phép thế, gạch chân chỉ rõ.

0
Đọc truyện sau và trả lời csac câu hỏi:Ở lại với chiến khu1. Trung đoàn trưởng bước vào lán, nhìn cả đội một lượt. Cặp mắt ông ánh lên vẻ trìu mến, dịu dàng. Ông ngồi yên lặng một lúc lâu, rồi lên tiếng : - Các em ạ, hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ. Mai đây chắc còn gian khổ, thiếu thốn hơn. Các em khó lòng chịu nổi. Nếu em nào muốn trở về sống với gia đình thì trung...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời csac câu hỏi:

Ở lại với chiến khu

1. Trung đoàn trưởng bước vào lán, nhìn cả đội một lượt. Cặp mắt ông ánh lên vẻ trìu mến, dịu dàng. Ông ngồi yên lặng một lúc lâu, rồi lên tiếng : 

- Các em ạ, hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ. Mai đây chắc còn gian khổ, thiếu thốn hơn. Các em khó lòng chịu nổi. Nếu em nào muốn trở về sống với gia đình thì trung đoàn cho các em về. Các em thấy thế nào? 

2. Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, bọn trẻ lặng đi. Tự nhiên ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại.

  Lượm tới gần đống lửa. giọng em run lên :

 - Em xin được ở lại. Em thà chết trên chiến khu còn hơn về ở chung, ở lộn với tụi Tây, tụi Việt gian… 

Cả đội nhao nhao : 

- Chúng em xin ở lại. 

Mừng nói như van lơn:

 -Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm, anh nờ… 

3. Trước những lời van xin thơ ngây mà thống thiết, van xin được chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi làm cho trung đoàn trưởng rơi nước mắt. 

Ông ôm Mừng vào lòng, nói : 

- Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo với Ban chỉ huy. 

4. Bỗng một em cất tiếng hát, cả đội đồng thanh hát theo : 

"Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi 

Nào có mong cho đâu ngày trở về 

Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi 

Ra đi, ra đi, thà chết không lui..."

 Tiếng hát bay lượn trên mặt suốt, tràn qua lớp lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.

 - Trung đoàn trưởng : người chỉ huy trung đoàn (đơn vị bộ đội tương đối lớn)

 - Lán : nhà dựng tạm, sơ sài, thường bằng tre nứa. 

- Tây : ở đây chỉ thực dân Pháp. - Việt gian : người Việt Nam làm tay sai cho giặc. - Thống thiết : tha thiết, cảm động 

- Vệ quốc quân (Vệ quốc đoàn) : tên của quân đội ta sau Cách mạng tháng Tám và trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. 

-Bảo tồn : bảo vệ và gìn giữ lâu dài.

Trung đoàn trưởng tới gặp các em nhỏ để làm gì ?

A. Để báo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi về hoàn cảnh chiến khu sắp tới còn nhiều gian khổ

B. Để báo cho các chiến sĩ nhỏ tin các em phải về sống với gia đình

C. Để thông báo việc các chiến sĩ nhỏ phải về với gia đình nhằm tránh hoàn cảnh khó khăn của chiến khu trong thời gian sắp tới

1
2 tháng 2 2018

Lời giải:

Trung đoàn trường tới để thông báo về việc các chiến sĩ nhỏ phải về với gia đình nhằm tránh hoàn cảnh khó khăn của chiến khu trong thời gian sắp tới.

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:"8/3/69Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi?. Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

"8/3/69

Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi?. Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chia li, cảnh đau buồn cũng đến nữa ... Đáng trách quá Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn mùa chiến thắng."

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)

Văn bản trên tồn tại dưới dạng nào?

1
30 tháng 6 2017

Dạng viết: Nhật kí.

23 tháng 8 2019

Hướng dẫn:

Em có thể trình bày theo ý của mình: chọn phông, cỡ chữ, nét chữ và căn lề sao cho phù hợp, dễ đọc, ưa nhìn.

Nói chung nên trình bày tên bài thơ với cỡ chữ lớn hơn, nét đậm. Các câu thơ nên chọn cùng một phông, cỡ và kiểu chữ nếu không muốn nhấn mạnh từ ngữ nào.

Nên trình bày các dòng trích dẫn với phông chữ khác các câu thơ và cỡ chữ nhỏ hơn.

Kết quả:

 

ĐỀ BÀI: Học sinh đọc kĩ đoạn văn sau, rồi trả lời câu hỏi. "Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay. Cô lieefn vỗ vai tôi cười mà nói rằng : - Mày dại quá ! , cứ vào đi, tao chạy tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. " Trích ngữ văn lớp 8 Câu 1 : Doạn...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI: Học sinh đọc kĩ đoạn văn sau, rồi trả lời câu hỏi. "Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay. Cô lieefn vỗ vai tôi cười mà nói rằng : - Mày dại quá ! , cứ vào đi, tao chạy tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. " Trích ngữ văn lớp 8 Câu 1 : Doạn văn trên nằm trong văn bản nào ? Tác giả là ai ? ............................................................................. ............................................................................. Câu 2 : Tìm các từ là TƯỜNG TỪ VỰNG chủ người ở đoạn văn trên. Và cho biết tên TRƯỜNG TỪ VỰNG đó là gì ? ............................................................................. ............................................................................. Câu 3 : Thế nào là TỪ TƯỢNG HÌNH ? TỪ TƯỢNG THANH ? Xác định TTH trong câu : "Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi" Và cho biết tác dụng của những TTH đó trong câu. ............................................................................. .............................................................................

0
Anh em họ ĐiềnNgày xưa, có giòng họ Điền, anh em ăn ở với nhau từ đời nọ sang đời kia rất là hòa thuận. Về sau, họ này chỉ còn lại có ba anh em. Ba người vẫn chung sống với nhau vui vẻ tử tế, cho đến khi người thứ hai lấy vợ. Người vợ tính tình ích kỷ, lại hay sinh sự, lắm lời, nên không khí trong gia đình không còn được như xưa. Rồi một hôm người vợ nhất quyết đòi chia gia...
Đọc tiếp

Anh em họ Điền


Ngày xưa, có giòng họ Điền, anh em ăn ở với nhau từ đời nọ sang đời kia rất là hòa thuận. Về sau, họ này chỉ còn lại có ba anh em. Ba người vẫn chung sống với nhau vui vẻ tử tế, cho đến khi người thứ hai lấy vợ. Người vợ tính tình ích kỷ, lại hay sinh sự, lắm lời, nên không khí trong gia đình không còn được như xưa. Rồi một hôm người vợ nhất quyết đòi chia gia tài của ba anh em và bắt ép chồng đi ở riêng. Người chồng ban đầu nghĩ tình anh em bấy lâu sum họp mà không nỡ chia lìa, song rồi vì người vợ ngày đêm cằn nhằn khó chịu, kiếm chuyện gây gỗ trong nhà, nên rồi cũng đành phải nghe theo vợ, nói với anh em đi ở riêng. Người anh cả khuyên can không được cũng đành phải chia của cải cha mẹ để lại ra làm ba phần đều nhau. Chỉ còn một cây cổ thụ trước nhà, cành lá sum sê xanh tốt, chưa biết làm cách nào để chia cho đều. Ba anh em cùng nghĩ ngợi, rồi sau cùng quyết định gọi thợ về hạ cây xuống, cưa xẻ thành ván để chia làm ba phần.

Đến hôm định hạ cây xuống, buổi sáng ba anh em ra vườn thì thấy cây cổ thụ đã khô héo tự bao giờ. Người anh cả bèn ôm lấy cây mà khóc nức nở. Hai người em thấy vậy mới bảo anh:

- Một thân cây khô héo, giá phỏng là bao mà anh phải thương tiếc như thế?

Người anh cả đáp lại rằng: 

- Có phải anh khóc vì tiếc cây đâu. Song nghĩ vì loài cây cỏ vô tri nghe thấy sắp phải chia lìa mà còn biết buồn phiền khô héo đi, huống gì chúng ta đây là người cùng ruột thịt. Anh thấy cây mà suy đến cảnh ba anh em chúng ta, anh mới phải khóc.

Nghe anh nói, hai người em hiểu ý, đưa mắt nhìn nhau rồi cùng òa khóc. Người vợ xúi chồng đi ở riêng nghe thấy vậy, cũng rơm rớm nước mắt, đâm ra hối hận, cúi đầu xin lỗi hai anh em và thề không bao giờ còn tính đến việc chia lìa nhau nữa.

Từ hôm đó, ba anh em ở lại với nhau êm ấm, vui vẻ như trước.

Cây cổ thụ nọ đã khô héo cũng trở lại xanh tươi như cũ.

1 Ghi lại các tiếng chứa vần iêc, iêt và các tiếng có âm đầu là s, x trong câu chuyện trên

- iêc: .....

- iêt: ....

- s: ..

-x :...

2
19 tháng 1 2018

iêc: tiếc, việc

iêt: biết

s: sau, sinh, sự,sum, song, sê, sắp, suy, sang, sống

x: xưa, xanh, xuống, xẻ, xúi

tk mình nha

19 tháng 1 2018

iêc : tiếc

iêt :

s : Sang đời kia, về sau, chung sống,sinh sự,sum họp,sum sê, sắp phải, suy đến

x: Ngày xưa,như xưa,xong rồi, xanh tốt, xong nghĩ, xúi chồng, xin lỗi