K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2020

”Khi trong phương đông vừa hé ánh dương, khăn quàng trên vai chúng em tới trường”. Lời bài hát cứ vang mãi trong tâm trí của em. Và mỗi ngày tới trường được ngắm nhìn các anh chị lớp trên đeo những chiếc khăn quàng đỏ thắm sao mà đẹp mà đẹp tự hào đến thế. Ước mong một ngày nào đó em cũng sẽ được đeo lên mình chiếc khăn quàng đỏ thắm ấy.Vì sự thích thú và sự quyết tâm để được kết nạp vào đội em đã đi tìm hiểu về đội qua sự chỉ dẫn của thầy cô và các anh chị em được biết : đội được thành lập ngày 15-05-1941 tại Pác Pó, Cao Bằng một tỉnh giáp biên giới nước ta với nước Trung Quốc. Lúc đầu đội hoạt động với tên gọi là Đội Nhi đồng cứu quốc với năm thành viên : anh Nông Văn Dền bí danh Kim Đồng là đội trưởng cùng các đội viên là anh Nông Văn Thàn bí danh Cao Sơn , Lý Văn Tịnh bí danh Thanh Minh , chị lý Thị Mì bí danh Thủy Tiên và chị Lý Thị Xậu Bí danh Thanh Thủy. Huy hiệu của đội là chiếc búp măng màu xanh khỏe khoắn tràn đầy nhiệt huyết nổi bật trên nền cờ Tổ Quốc. Huy hiệu của đội cùng chiếc khăn quàng đỏ thắm luôn được các đội viên đeo trên vai một cách trân trọng và nâng niu. Nhạc sĩ Phong Nhã cũng sáng tác cho đội bài hát Đội Ca, bài hát luôn được vang lên với giai điệu tràn đầy năng lượng cùng niềm tự hào trong mỗi buổi chào cờ và các dịp lễ của các bạn học sinh tiểu học chúng em. Đến nay tiếp nối phong trào của các chiến sĩ đi trước nhà trường cũng như các bạn học sinh luôn có các cuộc thi kể chuyện, các cuộc thi đua cùng các phong trào để hưởng ứng tinh thần rèn luyện, học tập noi gương thế hệ chiến sĩ đi trước. Chính vì vậy luôn khuyến khích và khích lệ được tinh thần phấn đấu, sự tự tin và giúp các bạn đội viên trở nên sôi nổi và năng động hơn trong các công tác của đội.Là học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt, rèn luyện tinh thần, đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi và để được giống các anh chị đeo trên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm, được trở thành một đội viên ưu tú. Em sẽ hoạt động và cống hiến sức nhỏ bé của mình cho sự phát triển của đội, của quê hương, đất nước.

9 tháng 2 2018

Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ được sáng tác năm 1951, dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi, chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.

   Bài thơ được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 6 và để lại cho người đọc, nhiều thế hệ giáo viên và học sinh những cảm nghĩ sâu sắc về Bác Hồ, người Cha già kính yêu của nhân dân Việt Nam.

        Hình ảnh Bác Hồ không ngủ vì lo nghĩ việc nước, chúng ta đã từng gặp trong không ít bài thơ của Bác:

(... ) Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

                                                       (Rằm tháng giêng - sáng tác năm 1947)

hay:

     (... ) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

                                        Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

                                                        (Cảnh khuya - sáng tác năm 1948)

Nhưng bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ nói thêm một điều khác nữa: Bác không ngủ còn vì Bác thương bộ đội, dân công.

      Trong bài thơ, vẻ đẹp của Bác cứ hiện dần lên qua cảm nhận của anh Đội viên. Giữa rừng đêm gió lạnh, sương giá, mưa rét, bên mái lều tranh dựng tạm trên con đường đi chiến dịch, trong những giờ phút ít ỏi dành để nghỉ ngơi, Bác Hồ vẫn thức, chăm sóc cho các chiến sĩ:

Người Cha mái tóc bạc 
Đốt lửa cho anh nằm


Rồi Bác đi dém chăn

Từng người, từng người một

 Bác đốt lửa, Bác dém chăn cho anh đội viên và các đồng đội của anh - cử chỉ quan tâm, ân cần như của một Người Cha đối với những đứa con thân yêu của mình. Phải chăng ngọn lửa Bác nhóm lên không phải chỉ bằng những nguyên liệu bên ngoài mà còn bằng cả trái tim đang rực cháy yêu thương? Bằng tình yêu thương trong trái tim mình, Bác đã xua tan giá rét nơi rừng khuya, mưa lạnh. Điệp ngữ “từng người” đã thể hiện tình cảm bao la của vị lãnh tụ dành cho tất cả mọi người, không để sót người nào. Bác nâng niu, chăm chút đến giấc ngủ của họ:

" Sợ cháu mình giật thột

                                            Bác nhón chân nhẹ nhàng".

     Bác không chỉ lo cho những người chiến sĩ ở trong lều mà còn bồn chồn, lo lắng cho đoàn dân công đang ở ngoài rừng:

          Bác thương đoàn dân công  
      Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu 
    Manh áo phủ làm chăn  
  Trời thì mưa lâm thâm  
  Làm sao cho khỏi ướt!

Thế mới biết, ngay cả khi Người còn đang phải chịu cảnh khó khăn, thiếu thốn, Người vẫn lo nghĩ cho những người còn khó khăn, thiếu thốn hơn mình. Lời tâm sự của Bác với anh đội viên hàm chứa bao niềm thương, nỗi xót xa đối với sự vất vả, gian nan của dân công trong kháng chiến!

     Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong bài thơ thật giản dị, gần gũi mà hết sức lớn lao. Sau này, nhà thơ Tố Hữu cũng có những câu thơ khái quát khái quát về tình yêu thương của Bác:

Bác ơi tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người

                                                           (Bác ơi - sáng tác năm 1969)

    Đọc bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ", người đọc còn nhận ra sức mạnh cảm hóa của vẻ đẹp nhân cách lãnh tụ Hồ Chí Minh. Anh đội viên nhiều lần thức dậy trong đêm khuya, được chứng kiến và cảm nhận những cử chỉ, hành động, lời nói chan chứa yêu thương của Bác đối với bộ đội, dân công và với mình, anh vô cùng xúc động. Trong niềm xúc động ấy, Bác Hồ hiện lên trước mắt anh đẹp như một ông Bụt, ông Tiên hay một Thiên thần:

Anh đội viên mơ màng

    Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

                                              Ấm hơn ngọn lửa hồng

Ngọn lửa yêu thương của Bác tràn ngập trong không gian và sưởi ấm tâm hồn người chiến sĩ trẻ. Từ đó, anh thấy mình thật hạnh phúc:

Anh đội viên nhìn Bác

Bác nhìn ngọn lửa hồng

       Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác

     Niềm vui sướng ấy bắt nguồn từ niềm kính yêu, tự hào và cảm phục nhân cách cao đẹp của Bác Hồ. Niềm vui sướng ấy là động lực để người chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn thử thách, vững tin trên con đường giải phóng dân tộc, đến với độc lập, tự do. Bài thơ là sự hòa hợp trong tình cảm giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người chiến sĩ và lãnh tụ.

    Cái đêm không ngủ được ghi lại trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo cho đất nước và thương bộ đội, dân công đã trở thành một "lẽ thường tình" của cuộc đời Bác, vì Bác là Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ, Người Cha thân yêu của dân tộc, cuộc đời Người dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc.

    Năm 2015, kỉ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ giáo viên, học sinh ngày hôm nay càng thêm nhớ về Người với niềm kính yêu và biết ơn vô hạn. Chúng con xin nguyện suốt đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xứng đáng với niềm tin yêu của Người.

9 tháng 2 2018

Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

26 tháng 12 2021

Tham khảo:

-  Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ qua 2 bài thơ"Đồng Chí" 

Chất lãng mạn trữ tình cùng vẻ đẹp mới của thời đại trong thơ Chính Hữu đã làm sáng đẹp tình đồng chi,đồng đội của những người áo nâu mặc áo lính.Các anh ra đi theo tiếng gọi của non sông đất nước và sẵn sàng bỏ lại những gì thân thương nhất:ruộng nương,gian nhà,giếng nước ,gốc đa họ”mặc kệ”tất cả nhưng trong thâm sâu những người lính cụ Hồ ấy vẫn nặng tình quê hương,còn ham muốn thứ tình quê ấm áp.Để rồi khi ở ngoài mặt trận xa xôi ,mối giao cảm vô hình với quê hương ấy trở thành sức mạnh tinh thần ,là hành trang để những người chiến sĩ ấy vượt qua đạn bom,khói lửa.Sự từng trải của đời lính đã cho Chính Hữu biết cái khổ sở của cơn sốt rét hành hạ như thế nào và còn biết bao cái thiếu thốn,cái khổ sở khác nhưng trong tình cảnh ấy những người lính vẫn nở nụ cười buốt giá bởi họ vẫn sát bên nhau,”thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.Những người đồng chi ấy chính là điểm hội tụ của thứ tình cảm đẹp nhất đó là tình giai cấp,tình bạn và là tình người trong chiến tranh.

 

13 tháng 3 2021

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ ,một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.


Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đang mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao lớn vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi làm sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.

26 tháng 11 2021

Tham khảo :

Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ. Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn.Nhà thơ đã đặt mình vào vị trí nhân vật anh đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác. Chính vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân thành và sâu sắc. Bài thơ thể hiện tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đồng thời là lòng tin yêu, biết ơn sâu sắc và tự hào về vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà bình dị. Tình cảm của tác giả được bộc lộ dàn trải suốt bài thơ. Đêm nay không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.

26 tháng 11 2021

Tham khảo
Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ. Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn.Nhà thơ đã đặt mình vào vị trí nhân vật anh đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác. Chính vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân thành và sâu sắc. Bài thơ thể hiện tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đồng thời là lòng tin yêu, biết ơn sâu sắc và tự hào về vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà bình dị. Tình cảm của tác giả được bộc lộ dàn trải suốt bài thơ. Đêm nay không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.

26 tháng 10 2023

Gợi ý nêu cảm nhận của em về việc làm của các bạn trong bài hát "Đội em làm kế hoạch nhỏ":

+ Việc làm của các bạn xứng đáng được nêu gương để mọi người noi theo và học tập.

+ Việc làm của các bạn rất có ích, giúp chúng ta rèn luyện tinh thần tự giác và đóng góp cho tập thể.

+ Việc làm của các bạn khơi dậy ý thức của mỗi cá nhân, nhắc nhở mọi người nên hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao trong trường, lớp.

12 tháng 5 2020

ko đủ thời gian

12 tháng 5 2020

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.


Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.


“ Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”

Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.


“Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một.
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”


Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

“Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc. ”

Tư thế ấy biểu lộ Bác đang tập trung suy nghĩ cao độ. Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. Sự lo lắng ở anh đã thành hốt hoảng thực sự và nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ thì lần này anh năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn:


“Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!”


Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:


“Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau. ”


Nếu như ở đoạn thơ trên, nguyên nhân Bác không ngủ chỉ nằm trong những phán đoán của anh chiến sĩ thì đến đoạn này, Bác đã giải thích rõ ràng: Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ. Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình. Một nỗi xúc dộngđộtngột dâng trào trong anh chiến sĩ khi anh hiểu được tấm lòng của Bác,khi đó anh chiến sĩ vô cùng vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi niềm cùng Bác và đã thức luôn cùng Bác. Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại một người cha hiền hậu,Bác không chỉ lo cho những việc lớn mà con nghĩ đến từng miếng ăn giấc ngủ của tất cả các chiến sĩ và còn của tất cả mọi người dân.


Ở đoạn kết tác giả viết
“Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”


Lẽ thường tình ấy đơn giản dễ hiểu mà sâu sắc. Vì tên người là Hồ Chí Minh. Vì người từng ra trận từng đồng cam cộng khổ đối với các chiến sĩ dân công. Ba chữ “lẽ thường tình”hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh đạo kính yêu của dân tộc.


Bài thơ để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là hình ảnh một vị lãnh tụ hiện lên là một người cha già của cả dân tộc. Hình ảnh Bác không ngủ chăm sóc từng giấc ngủ của mỗi người chiến sĩ để lại trong chúng ta rất nhiều ấn tượng mới mẻ về Bác. Bài thơ cho chúng ta hiểu thêm về Bác hiểu thêm về một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam

Đối với em , điều hạnh phúc nhất của con người chính là có thể giúp đỡ , san sẻ cho nhau , nối vòng tay lớn . Trong trường em đã có nhiều phong trào thể hiện đúng tinh thần "lá lành đùm lá rách" , tiêu biểu trong đó là phong trào đóng góp ủng hộ người dân lũ lụt . Khi phong trào được phát động , bản thân em cảm thấy rất vui khi có thể giúp đỡ cho đồng bào miền Trung . Vì mấy ngày vừa qua , cơn bão lũ ở miền Trung đã đi qua nhưng để lại nhiều thiệt hại nặng nề . Nhưng có một số bạn đã không hiểu rõ ý nghĩa của phong trào dẫn đến việc không muốn đóng góp , than vãn đủ đường . Tuy nhiên , đa số mọi người đều hiểu rõ và có tấm lòng nhân ái ủng hộ tích cực . Phong trào ấy quả thật rất ý nghĩa , nhân đạo vác tốt đẹp . Vì vậy , em mong muốn rằng ơn địa phương sẽ tổ chức thêm nhiêu phong trào tốt đẹp như thế để giúp đỡ người khác . Chúng ta là những học sinh , có điều kiện và được sống sung sướng nên đang rộng vòng tay để giúp đỡ , hỗ trợ cho những người kém may mắn và bất hạnh hơn . Từng cái áo trắng , cái quần dù mới hay cũ , một phần tiền ăn vặt đều là những món quà đẹp đẽ về tinh thần lẫn vật chất .

Bạn có thể lên trên mạng mà

7 tháng 8 2021

Bác Hồ là người đã sáng lập và rèn luyện Đảng ta, cùng Nhân dân ta viết nên trang sử vẻ vang, chói lọi, hào hùng của dân tộc. Khi quê hương còn chìm trong bóng đêm bị đô hộ, áp bức bóc lột, chưa tìm được con đường giải phóng cho mình thì Bác đã quyết tâm lên đường bôn ba khắp năm châu, bốn biển, quyết tìm bằng được con đường giải phóng dân tộc khi chỉ với hai bàn tay trắng. Với ý chí sắt đá, lòng yêu nước nồng nàn, vượt qua bao khó khăn, gian khổ Bác cũng đã tìm được ánh sáng soi đường cách mạng Việt Nam, đó chính là Chủ nghĩa Mác-Lênin.

Từ thực tiễn cuộc sống và trải qua bao gian khổ đấu tranh khốc liệt đã toát lên vẻ đẹp sáng ngời từ tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Bác đã trở thành biểu tượng cho ý chí, nghị lực phi thường, lòng tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình, hòa hiếu với tất cả bạn bè các nước của người dân Việt Nam. Bác là tấm gương mà mỗi người cần phải suốt đời phấn đấu học tập, noi theo và thực hành để tự rèn luyện bản thân mình mỗi ngày tốt hơn.

Bác Hồ ra đi về cõi vĩnh hằng khi tròn 79 mùa Xuân, nhưng những thành quả cách mạng mà Người để lại cho dân tộc ta vô cùng to lớn, không có gì có thể sánh ví được. Lời kêu gọi của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” cũng chính là mục tiêu cuối cùng mà trọn cuộc đời Người đã đấu tranh, mong muốn đem lại cho Nhân dân ta.

Những cống hiến trọn đời của Bác cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội và những đóng góp to lớn về văn hóa, tư tưởng của Bác đã được quốc tế công nhận, được bạn bè trên thế giới đánh giá cao và tôn vinh. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh Bác là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.

Chiếc võng gai mà thời ấu thơ Bác Hồ đã nằm nghe lời mẹ ru và những câu chuyện cổ tích của bà ngoại - Cụ Nguyễn Thị Kép

Khi nghĩ về Bác, tôi lại nhớ vào ngày 8/5/1963, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa II, khi Quốc hội muốn trao cho Chủ tịch Hồ Chí Minh Huân chương Sao vàng - Huân chương cao quý nhất của nước ta, Bác Hồ đã từ chối. Bác nói: “…Tôi xin phép Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì Huân chương là để tặng thưởng người có công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội… Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, đồng bào miền Nam đang hàng ngày hàng giờ hy sinh xương máu, anh dũng đấu tranh, kiên quyết chống bọn cướp nước hại dân. Miền Nam thật là xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng của Tổ quốc” và xứng đáng được tặng Huân chương cao quý nhất. Vì những lẽ đó, tôi xin Quốc hội đồng ý thế này: Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng”.

Ngày nay, khi đất nước ta đã hòa bình độc lập, vị thế, uy tín của đất nước ta không ngừng được nâng lên trên trường quốc tế, Nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc thì chúng ta không thể không biết ơn, không thể không nghĩ tới, không nhớ về công lao trời biển của Bác. Đảng và Nhà nước ta đã làm được những gì Bác hằng mong, đưa đất nước đến thống nhất, giải phóng dân tộc nhưng thế hệ tiếp nối sự nghiệp cách mạng của Bác đã không còn cơ hội trang trọng trao tận tay Bác chiếc Huân chương Sao vàng cao quý ấy.

Sự hy sinh, tài năng, đạo đức của Bác chính là tài sản tinh thần vô giá không phải chỉ của người dân Việt Nam…