Câu 1:
a,Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng mà biện pháp tu từ đó mang lại:
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay
b,Trong những câu sau , những câu nào là câu mở rộng thành phần bằng 1 cụm chủ-vị
Mùa xuân đã tới rồi.Từ trên bầu trời xuất hiện những áng mây lơ lửng.từng đàn cò trắng bây nhẹ như trôi trên bầu trời tĩnh mịch.Không còn cái nắng gay gắt của mùa hạ nữa. Những chiếc lá cây đã lìa cành tìm về với cội .Trên mặt ao lăn tăn những gợn sóng. Đâu đó vắng lại những tiếng sáo diều ngân nga tha thiết.Khung cảnh êm đềm của mùa thu gợi cho ta bao nhiêu kỉ niệm về một tuổi thơ ấu.
Câu 1:
a)
Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học
+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta
Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…
Chúc bạn học tốt!