Câu 1 (1 điểm): Qua truyền thuyết “Thánh Gióng”, em thấy nhân dân có quan niệm như thế nào về người anh hùng đánh giặc ngoại xâm?
Câu 2 (2 điểm): Từ hai truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” và “Thầy bói xem voi”, em hãy liên hệ thực tiễn bản thân để rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm về cuộc sống, học tập và ứng xử với bạn bè.
Câu 3 (2 điểm): Học văn học dân gian, em cảm thấy thú vị nhất ở điều gì? Vì sao? (Chú ý trình bày thành đoạn văn ngắn khoảng 8 - 10 câu).
Câu 4 (5 điểm): Trong kì nghỉ vừa qua, em đã được đón Tết bên người thân và bạn bè. Em hãy kể lại những ngày Tết ý nghĩa đó.
câu 1:Thánh Gióng là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc theo quan niệm của nhân dân. Thánh Gióng là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường của dân tộc. tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.( tráng: Khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng. Sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).
Câu 2:Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo về chuyện của loài người. Từ cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua Cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, các tác giả dân gian ngầm phê phán những kẻ với sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn nhưng lại hay tỏ vẻ ta đây. Đồng thời, truyện cũng ngầm khuyên nhủ mọi người nên cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết; không nên chủ quan, kiêu ngạo. Đừng để thiên hạ đánh giá mình là loại: “Ếch ngồi đáy giếng”.
Ý nghĩa của truyện không dừng ở mức hài hước, trào lộng để mua vui, Cao hơn thế, các tác giả dân gian muốn phê phán cái “mù” trong nhận thức của không ít người. Bài học bổ ích chứa đựng trong truyện chính là: Trong cuộc sống, sự vật nào, vấn đề nào bản thân chưa hiểu biết tường tận, thấu đáo thì chớ nên bày tỏ ý kiến một cách nông nổi, hồ đổ. Muốn có được một nhận xét chính xác thì phải tìm hiểu toàn diện, kĩ càng. Những hiểu biết sơ sài, nông cạn, những suy đoán chủ quan, thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Ngoài ra, truyện còn ngầm chỉ trích loại người có trình độ hiểu biết thấp kém nhưng lại hay làm ra vẻ thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi”.